Đếm nền giá cổ phiếu

Đa phần chúng ta đều dùng tất cả thời gian để tìm kiếm cổ phiếu và khi nào nên mua chúng. Nhưng có khi nào bạn thấy hối tiếc khi đã lỡ chốt non một cổ phiếu, hoặc chần chừ không chốt để mất khoản lãi khó khăn lắm mới kiếm được.

Bán quá sớm sẽ khiến bạn e sợ mất đi các khoản lợi nhuận trong tương lai. Bán quá muộn sẽ khiến bạn hối tiếc vì mất khoản lợi nhuận đã có. Hai cảm xúc-e sợ và hối tiếc- dẫn tới tình trạng thái do dự: Tôi có nên bán hay tiếp tục nắm giữ? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bán quá sớm hoặc quá trễ.

Chúng ta có 1 cách duy nhất kiểm soát cảm xúc này là bạn có những quy tắc giao dịch đúng đắn. Có hai tình huống cơ bản, bạn có thể bán khi cổ phiếu vẫn còn tăng mạnh, tức là cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng và người mua vẫn đông. Bạn sở hữu một cổ phiếu đang tăng giá mạnh, và bạn nên sử dụng sức mạnh này để bán. Đây cũng là cách ra hàng của những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Vì khi cần bán số lượng cổ phiếu lớn, thanh khoản là vấn đề. Bạn phải thoát ra khi vẫn còn có thể, không nhất thiết phải chờ đến khi bạn muốn bán.

Trường hợp khác, bạn muốn chờ cho đến khi các tín hiệu rõ ràng hơn mới thực hiện bán [ tức là xu hướng cổ phiếu yếu đi thấy rõ]. Nhưng trong một số trường hợp, bạn không xử lý kịp và bạn mất một phần lợi nhuận

Khi không có tiêu chí bán cổ phiếu, bạn sẽ trở nên lưỡng lự, là nạn nhân của nổi sợ hãi và những cảm xúc của chính mình.

Một cố tiêu chí để bán cổ phiếu :

Đếm nền giá

Sau một thời gian dài tăng mạnh, hành động chốt lãi xuất hiện, tạo sự điều chỉnh tạm thời và hình thành nền giá. Nền giá là sự tạm dừng xu hướng ngắn hạn và cho phép cổ phiếu tiêu hóa đợt tăng giá mạnh trước đó. Nếu cổ phiếu mới chỉ ở giữa xu hướng tăng dài hạn, và những người mua dài hạn áp đảo những nhà giao dịch ngắn hạn, xu hướng tăng sẽ xuất hiện trở lại.

Thời điểm tốt nhất để lên thuyền là khi cổ phiếu đang hồi phục từ nền giá thứ nhất hoặc thứ hai sau khi thị trường điều chỉnh. Nền giá thứ 3 hoặc thứ 4 cũng hoạt động tốt nhưng đang ở phần cuối của chu kì. Nền giá thứ 5, hoặc 6 dễ có khả năng thất bại cao. Các nền giá càng rõ ràng, mọi người càng muốn đổ thêm tiền vào cổ phiếu đó. Những nhà đầu tư giao dịch theo đám đông là những người bán tiềm năng nhất khi thị trường đảo chiều. Trên thị trường chứng khoán điều rõ ràng nhất chính là sai lầm hiển nhiên nhất. Đám đông bị hút vào các cổ phiếu tăng giá mạnh nhưng đây chính là lúc dòng tiền thông minh bắt đầu thoát khỏi và chốt lợi nhuận.

Nếu bạn không đếm các nền giá, bạn có thể sai lầm khi cho rằng nền giá cuối cùng là nền giá đầu tiên. Nền giá thứ 4 hoặc cuối cùng thường rộng và lỏng một các đáng kể, do đó nó dễ bị thất bại. Đây là bằng chứng cho thấy cổ phiếu này đang đạt đỉnh ở giai đoạn 3. Lựa chọn tốt nhất là bạn nên thoát khỏi cổ phiếu này trước khi hành động bán tháo diễn ra. Một khi nền giá thứ 5 thất bại, cổ phiếu sẽ lăn tròn đi xuống.

  • Sự mở rộng chỉ số P/E

Chỉ số P/E tức [giá trị trường/ lợi nhuận trên mỗi cổ phần] phản ánh mức độ kì vọng thị trường về cổ phiếu. Ví dụ, P/E của DGW là 20. Tức người mua trên thị trường chứng khoán sẵn sàng chi trả 20 đồng để nhận lại 1 đồng lợi nhuân thực từ 1 cổ phiếu DGW.

Tại thời điểm bạn mua cổ phiếu, P/ E của doanh nghiệp là 10 và bạn kì vọng doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng. Mức độ tăng giá của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán phải có sự tương quan với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Vậy nếu lợi nhuận doanh nghiệp làm ra tăng gấp 2 lần, giá cổ phiếu tăng gấp 2 lần. Lúc này P/E vẫn là 10 [ loại trừ trường hợp doanh nghiệp có những hoạt động khiến số lượng cổ phiếu tăng lên]. Điều này là hoàn toàn hợp lý.

Nhưng cổ phiếu này trở nên quá phổ biến và giá có thể vượt xa khả năng công ty có thể đạt được. Tức EPS tăng gấp 2 lần so với thời điểm bạn mua cổ phiếu, nhưng thị giá tăng gấp 4 lần. Lúc này, doanh nghiệp tăng trưởng không bắt kịp thị giá, nguy cơ giá điều chỉnh là rất lớn.

Giá trị tuyệt đối của chỉ số P/E không quan trọng. Sự so sánh mới là điều ý nghĩa nhất. Giá cổ phiếu chạy trước lợi nhuận, tới thời điểm khiến chỉ số P/E tăng gấp đôi hoặc nhiều hơn so với lúc bắt đầu xu hướng tăng. Đây là thời điểm, bạn cân nhắc bán cổ phiếu và tìm kiếm những cơ hội khác. Bạn cũng nên cẩn trọng với việc mua vào, có thể bạn đang ở đoạn đuôi cá.

  • Mẫu hình đỉnh cao trào

Nhiều cổ phiếu dẫn dắt sẽ tạo đỉnh cao trào [climax top] sau khi có cú bức tốc gọi là hiện tượng [blow off]. Các tổ chức lớn cần người mua hấp thụ những lô lệnh bán lớn của họ, do đó họ thường bán ra khi giá cổ phiếu đang tăng mạnh và có nhiều người sẵn sàng mua vào. Cuối cùng, khối lượng giao dịch lớn của các định chế tài chính áp đảo lòng tham của của các nhà đầu tư nhỏ lẻ và giá sụp đổ. Bán ở đỉnh cao trào là cách tốt nhất giúp bạn giữ lợi nhuận khi vẫn còn lớn.

Khi cổ phiếu dẫn dắt tăng giá mạnh trong nhiều tháng,giá sẽ tăng với tốc độ nhanh và độ dốc sẽ lớn hơn bất cứ thời điểm nào trong xu hướng tăng. Khi điều này xảy ra, bạn nên bán từng phần để chốt lợi nhuận. Mẫu hình thường xảy ra khi giá cổ phiếu đã tăng 25-50% trong 1-3 tuần.

Lời kết:

Mục tiêu của giao dịch chứng khoán là cố gắng kiếm một khoản lợi nhuận lớn, chứ không phải cố gắng đúng mọi lúc. Cũng không phải cố gắng mua tại đáy và bán tại đỉnh. Điều này là rất khó. Mục tiêu của bạn nên là bán được cao hơn khi mua cổ phiếu và lặp lại điều này liên tục theo thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề