Đền bạch đằng giang ở đâu

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, dấu tích của trận chiến Bạch Đằng năm 1288 vẫn còn hiện hữu qua những di tích tiêu biểu:

Bãi cọc Yên Giang: nằm ở cửa sông Chanh, dài khoảng 118m, rộng 20m. Đa phần những cọc được tìm thấy ở khu vực này đều được làm từ thân cây lim hoặc táu, còn để nguyên vỏ. Chiều dài thân cọc từ 2,6m đến 2,8m, phần cọc được đẽo nhọn để cắm xuống lòng sông dài từ 0,5m đến 1m. Hiện nay, bãi cọc Yên Giang đã được khoanh vùng bảo vệ, xây kè xung quanh, dựng bia giới thiệu di tích.

Bãi cọc đồng Vạn Muối: nằm ở cửa sông Rút. Trong quá trình canh tác, đào ao thả cá, nhân dân đã phát hiện được nhiều cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối. Một số cọc đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng Bạch Đằng, Bảo tàng Hải quân, Bảo tàng Hải Phòng. Hiện nay, bãi cọc nằm trong khu vực đầm nuôi thủy sản và ruộng canh tác của phường Nam Hòa.

Bãi cọc đồng Má Ngựa: nằm ở cửa sông Kênh, cách bãi cọc đồng Vạn Muối khoảng 1km về hướng Nam, thuộc khu Hưng Học, phường Nam Hòa, thị xã Quảng Yên. Bãi cọc có quy mô khoảng 2100m2, trải dài 70m theo chiều Đông - Tây và rộng 30m theo chiều Bắc - Nam. Mật độ phân bố và độ sâu của cọc không đồng đều.

Đền Trần Hưng Đạo: đây là địa điểm lưu niệm vị anh hùng dân tộc, thiên tài quân sự Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đền tọa lạc trên một doi đất cổ, có tổng diện tích trên 5000m2, với các hạng mục, như đền chính, nhà bia, nhà soạn lễ và một số hạng mục phụ trợ [đường vào, nghi môn, trụ biểu, sân vườn, hệ thống điện chiếu sáng, tường bao....].

Hiện nay, trong đền còn lưu giữ được 9 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn phong cho Trần Hưng Đạo và một số hiện vật khác.

Miếu Vua Bà: nằm sát đền Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm của Khu di tích. Tương truyền, đây là miếu thờ bà bán hàng nước, người đã chỉ dẫn cho Trần Hưng Đạo biết lịch triều con nước, địa thế lòng sông Bạch Đằng và chiến thuật hỏa công để Trần Hưng Đạo xây dựng trận địa cọc đánh giặc Nguyên Mông. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tâu với vua Trần, sắc phong cho bà bán hàng nước là “Vua Bà” và lập đền thờ Bà ngay trên nền quán nước.

Bến đò rừng: là nơi Trần Hưng Đạo chọn làm địa điểm phát hỏa làm hiệu lệnh cho quân sĩ mai phục ở hai bên sông Bạch Đằng đồng loạt tấn công giặc Nguyên Mông. Hiện nay, bến đò cổ đang được khôi phục, với chiều rộng là 120m, chiều dài hơn 300m. Đầu bến là một tòa phương đình, gồm 2 tầng, 8 mái, đầu đao uốn cong hình rồng. Sát mặt bến nước có tòa khán đình, với kiến trúc 1 tầng mái, vì kèo gỗ lim, có 4 đầu đao ở 4 góc mái.

Đình Yên Giang: là nơi thờ Thành hoàng làng Yên Giang. Vào các dịp lễ lớn của làng, dân làng thường rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần Hưng Đạo về đây để tế lễ. Đình được dựng trên gò đất cao, xung quanh là ruộng đồng. Hiện nay, trong đình vẫn lưu giữ được nhiều hiện vật quý hiếm, có niên đại từ thời Nguyễn, như bia đá, hoành phi, câu đối, sắc phong.

Đền Trung Cốc [Trung Cốc từ]: nằm trên một gò đất cao. Tương truyền, khi đi thị sát địa hình để chuẩn bị cho trận đánh, Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã bị mắc thuyền ở đây. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, để ghi nhớ sự kiện này, những người dân chài ở đây đã lập đền thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão. Trong đền còn phối thờ Yết Kiêu, Dã Tượng và hai người con gái của Trần Hưng Đạo là Đệ nhất Quyên Thanh công chúa và Đệ nhị Đại Hoàng công chúa.

Đình Trung Bản: là nơi thờ Trần Hưng Đạo, gồm các hạng mục: tả vu, hữu vu, nghi môn trụ biểu, cuốn thư trấn môn, nhà khách, nhà phụ trợ, sân vườn, tường bao... Trong đình hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật giá trị, có niên đại vào khoảng cuối thời Hậu Lê, đầu thời Nguyễn, như bộ kiệu bành bát cống, quán tẩy, bia đá, sắc phong...

Đình Đền Công: là nơi thờ những người đã hy sinh trong trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288. Kiến trúc của đình khá đơn giản, gồm ba gian, hai chái, chiều dài hơn 17m, chiều rộng hơn 5m. Nền đình cao hơn sân 1m, có năm bậc thềm đá và hai lan can đá chạm rồng chầu hai bên.

Ngoài một số di sản văn hóa vật thể tiêu biểu kể trên, trong khu vực di tích hiện nay còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa phi vật thể có giá trị. Lễ hội Bạch Đằng được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng Sáu và kết thúc vào ngày mồng Chín tháng Ba [Âm lịch] hằng năm. Ngoài những nghi lễ thông thường, trong hội còn có các trò diễn, trò chơi dân gian, như hát đúm, chơi cờ người, tổ tôm điếm, đánh đu, đấu vật, chọi gà, đua thuyền... thu hút được sự quan tâm đặc biệt của người dân trong vùng và du khách thập phương.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là Di tích Quốc gia đặc biệt [Quyết định số 1419/QĐ-TTg].

Khánh Chi [Theo Hồ sơ xếp hạng di tích, tư liệu Cục Di sản văn hóa]

Tiếc gì 1 like cho thông tin hữu ích!

Khu di tích Bạch Đằng Giang, nơi gắn liền với những trận chiến nổi tiếng của lịch sử Việt Nam nay trở thành vùng sinh thái rộng lớn hấp dẫn hàng trăm ngàn du khách ghé thăm. Cùng DulichToday khám phá những điểm thu hút của khu di tích, đồng thời tham khảo thêm thông tin về cách đi và các tour du lịch.

1. Di tích Bạch Đằng Giang ở đâu?

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc địa phận thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức ở tỉnh Hải Phòng. Tuy nhiên, nơi đây nằm ngay tiếp giáp với địa phận thành phố Uông Bí [Quảng Ninh], bị chia cắt bởi con sông Bạch Đằng. Do vậy, khách đi du lịch Quảng Ninh ghé thăm chùa Ba Vàng hoàn toàn có thể kết hợp tham quan di tích Bạch Đằng Giang [cách nhau khoảng 26km].

Khu di tích Bạch Đằng Giang thuộc tỉnh Hải Phòng nhưng nằm tiếp giáp với thành phố Uông Bí [Quảng Ninh]

Vài nét thuyết minh về Bạch Đằng Giang: Khu di tích Bạch Đằng Giang [Tràng Kênh – Thủy Nguyên] là quần thể hội tụ những dấu ấn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng bậc nhất của Hải Phòng.

Vùng cửa sông Bạch Đằng vốn là địa danh đặc biệt gắn liền với 3 trận thủy chiến chống quân xâm lược “khét tiếng” trong lịch sử nước ta. Những trận chiến đó tiêu biểu cho tinh thần của một dân tộc anh hùng, nơi gắn liền với các bậc danh tướng Vua Lê Đại Hành, Quốc Công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đức Vương Ngô Quyền. Để công lao của họ được đời đời ghi nhớ, chính quyền và người dân địa phương đã cùng chung tay xây dựng nên khu du tích Bạch Đằng Giang hoành tráng như bây giờ.

2. Khu du lịch Bạch Đằng Giang có gì?

Vậy đây là yếu tố khiến di tích Bạch Đằng Giang thu hút nhiều du khách gần xa tới như vậy? DulichToday cho rằng 4 điểm nổi bật dưới đây là những nét đặc sắc không thể bỏ qua khi nhắc tới Bạch Đằng Giang. 

2.1. Tham gia lễ hội Bạch Đằng Giang

Khu du lịch Bạch Đằng Giang Hải Phòng có lượng du khách đổ về nhiều nhất là vào thời điểm các lễ hội được tổ chức. Nơi đây có nhiều ngày giỗ, ngày lễ, trong đó sự kiện lớn nhất phải kể đến là ngày Giỗ trận 8/3 Âm lịch. Lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc đã có công chống giặc ngoại xâm với trận địa cọc gỗ trên sông Bạch Đằng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn các danh tướng nhà Trần.

Giỗ trận là một trong những lễ hội lớn nhất được tổ chức tại khu di tích Bạch Đằng Giang Phú. Nguồn: Internet

Tham gia lễ hội, du khách có thể tham gia những trò chơi dân gian thú vị như đấu vật, đánh cờ người, chọi gà,… Trước kia hội còn tổ chức trò diễn, tái hiện cuộc tập trận của quân dân đời nhà Trần.

Ngoài ra, du khách có thể tham khảo danh sách các lễ hội được tổ chức trong năm tại Bạch Đằng Giang dưới đây để biết thêm chi tiết.

  • Mùng 6 tháng giêng: Khai hội Xuân
  • 14 – 15 tháng giêng: Khai ấn [đền Trần] theo quy trình như ở đền Trần – Nam Định [bắt đầu từ 2008]
  • 18 tháng giêng: Giỗ vua Ngô Quyền
  • 8/3 âm lịch: Giỗ vua Lê Đại Hành và giỗ trận Bạch Đằng
  • 15/4 âm lịch: Đại lễ Phật đản
  • 15/7 âm lịch: Lễ Vu lan
  • 20/8 âm lịch: Giỗ Đức thánh Trần [Đại vương Trần Quốc Tuấn].

2.2. Hưởng trọn khí thiêng sông núi tại di tích Bạch Đằng Giang “3 không”

Khu du tích Bạch Đằng Giang Hải Phòng là một trong số ít địa điểm du lịch thực hiện thành công “3 không” ở nước ta. “3 không” ở đây bao gồm:

  • Thứ nhất là không thương mại, không buôn bán hàng quán tại khu di tích
  • Thứ hai là không thu bất kỳ một loại phí nào khi du khách vào thăm quan kể cả phí phí gửi xe
  • Thứ ba là không rác thải, khu di tích luôn luôn được vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ

Nhờ nguyên tắc “3 không” này, khu di tích mang đến một không gian văn hóa – lịch sử yên bình, đúng nghĩa. Bạch Đằng Giang hoàn toàn vắng đi những nhiễu nhương vẫn thường thấy ở các khu du lịch hay danh thắng khác [bán hàng chèo kéo khách, cờ bạc, mê tín dị đoan, rác thải xả bừa bãi…]. Vì vậy, mỗi du khách khi đến đây thấy tâm thanh tịnh, lòng nhẹ nhàng và tinh thần dân tộc dâng cao.

Quảng trường khu di tích Bạch Đằng Giang gọn gàng, sạch sẽ và hoàn toàn không có các hàng bán rong. Nguồn: Internet

Tới đây vãn cảnh, du khách sẽ cảm nhận được sự thanh tịnh, trang nghiêm và trật tự. Khu vực nhà khách khang trang, rộng rãi có sức chứa 1.000 người và nước uống miễn phí. Khu vực vệ sinh sạch sẽ, có nhân viên dọn dẹp thường xuyên. Khu vực bãi gửi xe rộng 2.000 m2, có người trông coi miễn phí. Thậm chí, khu nhà khách tại di tích Bạch Đằng Giang mới đây cũng đã được phủ sóng Wifi để phục vụ du khách miễn phí.

2.3. Hàng loạt công trình văn hóa – lịch sử cho chuyến tham quan trường lớp

Khu di tích Bạch Đằng Giang là nơi được rất nhiều trường học chọn làm điểm đến cho chuyến tham quan của các bạn học sinh, sinh viên. Đây là quần thể văn hóa – lịch sử, tích hợp trải nghiệm lý tưởng để các du khách trẻ tới tham quan, trải nghiệm và học tập.

Bạch Đằng Giang từ khi được xây dựng tới nay không chỉ có đền, chùa, cảnh đẹp mà còn phát triển các công trình phục vụ hoạt động dạy – học. Nơi đây mang đến trải nghiệm về lịch sử cho các thầy và trò tại trường học trên địa bàn thành phố và các tỉnh trong cả nước. 

Khu di tích Bạch Đằng Giang là điểm đến thu hút các học sinh tới tham quan. Nguồn: Internet

Mỗi năm, khu di tích đón hàng chục đoàn học sinh của các trường học trong và ngoài thành phố đến tham quan, sinh hoạt ngoại khóa, tìm hiểu lịch sử dân tộc. Đây là phương pháp giáo dục lịch sử kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, thu hút rất đông các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh và học sinh tham gia.

Học sinh tới Bạch Đằng Giang có thể tham quan khu Nhà bảo tàng. Đây là nơi trưng bày hiện vật cọc Bạch Đằng, sơ đồ diễn biến các trận Bạch Đằng, các di chỉ khảo cổ đồ gốm các thời kỳ Lê, Trần. Ngoài ra, học sinh tới đây có thể quan sát lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ, hình ảnh các vị lãnh tụ tới thăm, dâng hương và chiêm bái khu di tích đều được giữ gìn, trưng bày tại đây.

Học sinh tham quan và học tập tại khu nhà Bảo tàng Bạch Đằng Giang. Nguồn: Internet

Đặc biệt, công trình bãi cọc trên sông Bạch Đằng ngay bên cạnh tượng đài 3 vị anh hùng dân tộc gắn mang đến những hình ảnh chân thực nhất để các em học sinh hình dung rõ hơn về lịch sử.

Mô hình bãi cọc Bạch Đằng Giang. Nguồn: Internet

Những hiện vật và mô hình này phần nào sẽ giúp các em thấy được công lao to lớn của ông cha trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới.

2.4. Cụm đền thờ Bạch Đằng Giang dành cho khách du lịch tâm linh

Bên cạnh những giá trị hiện vật lịch sử, công trình văn hóa, khu di tích Bạch Đằng Giang cũng được biết đến là địa điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều du khách. Bạch Đằng Giang sở hữu cụm đền thờ, chùa nổi tiếng. Ngôi đền đầu tiên trong di tích là Tràng Kênh Vọng Đế, thờ vua Lê Đại Hành.

Đền thờ vua Lê Đại Hành tại khu di tích Bạch Đằng Giang. Nguồn: Internet

Tiếp đó là Linh từ Tràng Kênh thờ Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn, người tạo nên chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Rồi đến đền Bạch Đằng Giang thờ Ngô Quyền, đánh thắng quân Nam Hán năm 938.

Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh là địa điểm cuối cùng trong tứ linh từ của di tích. Ngoài tứ linh từ, khu di tích Bạch Đằng Giang còn có đền thờ Thánh Mẫu. Du khách tới đây hành hương, vừa để tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, vừa để cầu sức khỏe, an gia và bình yên.

3. Tour Bạch Đằng Giang 1 ngày

Dành cho những du khách muốn ghé thăm di tích Bạch Đằng Giang một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất, DulichToday gợi ý cho bạn một số gói tour uy tín đi trong ngày sau đây.

Tên tourGiá tham khảoNội dungMua tour
Tour chùa Cao Linh – Bạch Đằng Giang – Đền Trần500.000
vnđ/người
Tour kết hợp thăm chùa Cao Linh cùng khu di tích Bạch Đằng Giang và Đền TrầnMua tour ngay!
Tour du lịch Bạch Đằng Giang – núi Yên Phụ
390.000
vnđ/người
Tour sẽ đưa bạn đến thăm cửa sông nơi tái hiện bãi cọc Bạch Đằng, nhà trưng bày hiện vật lịch sử cọc Bạch Đằng. Và tham quan núi Yên phụ – thái ấp của An Sinh Vương Trần LiễuMua tour ngay!

Khu di tích Bạch Đằng Giang đã và đang thu hút ngày càng nhiều đối tượng du khách ghé thăm. Nơi đây xứng đáng là mô hình cần được nhân rộng để góp phần tô thắm thêm nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt. Đừng quên chia sẻ những cảm xúc và trải nghiệm thú vị với DulichToday nếu bạn có cơ hội tới Bạch Đằng Giang nhé.

Mytour.vnTour du lịch tại hơn 30 địa điểm giảm giá đến 50%Xem ngay
Mytour.vnTop các khách sạn đang giảm giá sâu tới 70%Xem ngay
Klook Nhiều ưu đãi hấp dẫn cho vé vui chơi tại 11 địa điểm lớnXem ngay

Video liên quan

Chủ Đề