Đèo Hà Giang bao nhiêu km?

Hà Giang, vùng đất địa đầu của Tổ quốc không chỉ thu hút du khách bởi những thung lũng hoa tam giác mạch, cột cờ Lũng Cú – điểm cực Bắc thiêng liêng mà còn bởi những vách núi cheo leo, những đỉnh đèo huyền thoại và Mã Pí Lèng chính là một trong số đó.

Mã Pí Lèng [hay Mã Pì Lèng] là tên của cung đường đèo hiểm trở bậc nhất Hà Giang, cũng là một trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam cùng với Đèo Ô Quy Hồ – Lào Cai; Đèo Khau Phạ – Yên Bái; Đèo Pha Đin – Điện Biên.

Vào năm 2009, đèo Mã Pí Lèng đã được công nhận là di tích: Danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó, đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản vô cùng đặc sắc về địa chất và cảnh quan; đỉnh đèo là một trong những điểm quan sát toàn bộ cảnh vật vào loại đẹp nhất ở Việt Nam.

Đèo Mã Pì Lèng – Con đèo hiểm trở bậc nhất miền núi phía Bắc

Đỉnh đèo Mã Pí Lèng dài khoảng 20 km,  nối liền thành phố Hà Giang, huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc. Tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi của con ngựa” theo nghĩa đen, nói rộng ra là miêu tả sự hiểm trở, hóc búa của đỉnh núi, là nơi mà dốc cao đến mức con ngựa đi qua cũng phải tắt thở, hoặc theo cách hiểu thứ hai đó là đỉnh núi dựng đứng như sống mũi của con ngựa vậy.

Đi trên con đường đèo uốn lượn qua những vách núi, vượt qua đỉnh Mã Pì Lèng ở độ cao 2000 mét, dưới chân đèo là vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi một bên là đỉnh Mã Pì Lèng còn một bên là Săm Pun.

Dưới chân đèo Mã Pí Lèng là vực sâu sông Nho Quế

Con đường đèo như một dải lụa quanh co, uốn khúc, lượn theo sườn núi, một bên là vách núi dựng đứng và một bên là vực sâu thăm thẳm đó hẳn là một thử thách lớn với những ai ưa mạo hiểm. Sau thử thách vượt qua những con dốc, du khách đặt chân lên đỉnh Mã Pì Lèng sẽ ngỡ ngàng giữa không gian vô cùng hùng vĩ của núi rừng hiện lên trên nền trời sáng trong.

Không gì có thể lột tả được hết cái trùng trùng điệp điệp, ngàn tầng ngàn lớp của núi, cái trắng xóa huyền ảo như những cục bông của mây, cái thẳm sâu dựng đứng, hun hút của vực, với dòng sông Nho Quế trong xanh, hiền hòa dưới chân núi.

Đặc biệt, có một mỏm đá nhô ra từ một vị trí thuộc khu vực đèo Mã Pì Lèng chính là nơi cảm nhận trọn vẹn sự hùng vĩ, bao la của núi rừng miền biên giới phía Bắc. Du khách đứng trên đèo tưởng như đang ở giữa lưng chừng trời bao la, bát ngát, ngắm hình sông thế núi cao vời vợi, niềm vui tưởng chừng như lan tỏa, du khách sẽ cảm nhận được sự tuyệt đẹp của quê hương đất nước, để thấy trân trọng, yêu thêm mảnh đất quê hương.

Mỏm đá nhô ra của đèo Mã Pí Lèng là nơi cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp hùng vỹ nơi đây

Đèo Mã Pì Lèng mặc dù không dài nhưng được coi là cung đèo hiểm trở bậc nhất của vùng núi phía bắc, được nhiều người ví như “vua” của các con đèo Việt Nam. Để xây dựng con đường này đã có hàng chục nghìn nhân công từ khắp các tỉnh miền bắc ngày đêm miệt mài đục đá, riêng đoạn qua Mã Pì Lèng được các thanh niên cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng.

Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô, nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo, hai xe ngược chiều rất khó tránh nhau. Sau khi hoàn thành, đèo Mã Pì Lèng với 9 khúc quanh uốn bên vách đá dựng đứng, dưới là vực thẳm hun hút đã trở thành một kỳ tích được ví như một “Vạn Lý Trường Thành” của Việt Nam.

Trên đỉnh đèo đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn xây dựng đường đèo, đây cũng là nơi tưởng nhớ những người đã hi sinh, góp cả tính mạng mình làm nên con đường Hạnh Phúc.

Hãy cùng đồng hành với Công ty Du lịch Khát Vọng Việt để đến Hà Giang, chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của núi rừng nơi đây!

Nếu muốn tìm hiểu về núi Đôi Quản Bạ hãy click: //dulichkhatvongviet.com/bat-mi-bi-an-nui-doi-quan-ba/

Đánh giá post

VÌ SAO KHÁCH HÀNG LỰA CHỌN DU LỊCH KHÁT VỌNG VIỆT?

"Là người đam mê du lịch, với Tôi du lịch là cuộc sống, sứ mệnh của chúng Tôi là thiết kế và tổ chức những Tour du lịch có giá trị cao cho mọi khách hàng, giúp khách hàng có được những chuyến đi thực sự ý nghĩa, vui vẻ và bình an, giúp gắn kết tất cả các thành viên để mọi người hiểu nhau hơn và làm việc hiệu quả hơn"

Đèo Mã Pì Lèng là một điểm du lịch hàng đầu, xứng đáng là đệ nhất hùng quan của Hà Giang với cung đường tương đối hiểm trở. Hãy cùng PYS Travel khám phá vẻ đẹp của cung đường từ Hà Giang đi Mã Pì Lèng nhé.

Với vị thế là đệ nhất hùng quan, để đến được đèo Mã Pì Lèng, một điểm du lịch nổi tiếng của hình ảnh du lịch Hà Giang, một trong 11 hùng quan của Hà Giang, ta phải vượt qua những cung đường, những khúc cua vô cùng hiểm trở, xin mạn phép ví “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” - Chưa đến đèo Mã Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy. Cung đường từ Hà Giang đi Mã Pì Lèng chính là trải nghiệm đặc biệt với những ai đam mê chinh phục các nẻo đường của Việt Nam.

1. Đèo Mã Pì Lèng ở đâu?

Đèo Mã Pì Lèng thuộc tỉnh Hà Giang với độ dài khoảng 20km đây được coi là một trong những cung đường hiểm trở nhất ở Hà Giang nhưng nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bà con dân tộc nơi đây. Đỉnh núi Mã Pì Lèng có độ cao khoảng 1.200m thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, cung đường dẫn đến đỉnh núi thuộc con đường mang tên “Đường Hạnh Phúc” nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

Đèo Mã Pì Lèng - Đệ nhất hùng quan [Ảnh: sưu tầm]

Tuy nhiên, Mã Pì Lèng là một đỉnh cao đáng để chinh phục không chỉ vì sự hiểm trở vô song mà còn vì công sức con người mở đường lên cao nguyên đá cũng là không gì sánh nổi như trong tùy bút "Mỏm Lũng Cú tột Bắc" về quá trình mở đèo Mã Pì Lèng, Nguyễn Tuân đã viết: "Cả quãng Đồng Văn - Mèo Vạc 24 cây số đường núi đá này phải làm mất một năm rưỡi, nhưng riêng chỗ dốc Mã Pì Lèng thì phải tốn mất 11 tháng treo mình trên vách đá để đục, bổ đá khắc đá ra mà cấn mặt đường vào vách đá đứng thành vại."

Mã Pì Lèng - đỉnh cao của sự hiểm trở lên cao nguyên đá [Ảnh: sưu tầm]

Đến với nơi đây du khách không chỉ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá mà còn được hiểu hơn về lịch sử của ngọn đèo hùng vĩ này. Đây được coi là một trong những đường đèo lịch sử bởi để xây dựng đoạn đường đèo Mã Pì Lèng nối liền Hà Giang với các tỉnh dưới xuôi những người xây dựng đã phải rất vất vả trong suốt 6 năm trời để làm đường bằng chính những công cụ thô sơ và không có bất cứ sự hỗ trợ của máy móc nào, thậm chí họ luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm và cái chết, nhưng bằng lòng quyết tâm nhân dân nơi đây đã xây dựng thành công “Kim tự tháp của người Mèo”.

2. Phương tiện di chuyển từ Hà Giang đi Mã Pì Lèng

Thưởng thức cảnh đẹp bên đường khi đi xe máy lên Mã Pì Lèng [Ảnh: sưu tầm]

Đèo Mã Pì Lèng nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh dài khoảng 200 km nối liền từ Thành Phố Hà Giang đến Thị xã Đồng Văn tới Thị trấn Mèo Vạc. Nếu xuất phát từ thành phố Hà Giang thì bạn sẽ mất khoảng 4 giờ nếu đi bằng xe máy. Đối với những bạn trẻ đam mê đi phượt có thể lựa chọn di chuyển bằng xe máy, tuy nhiên đoạn đường di chuyển lên đèo khá nguy hiểm vì vậy đòi hỏi bạn phải lựa chọn loại xe phù hợp và người lái phải có tay lái cứng để đảm bảo tính an toàn trong suốt chuyến đi. 

Dọc đường lên đỉnh đèo bạn sẽ có dịp ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc, những dãy núi trập trùng, những thửa ruộng bậc thang, những ngôi nhà nhỏ nằm ven đường hay bắt gặp những em bé người Mông địu em trên lưng đi dọc đường, một khung cảnh bình dị nhưng thật đẹp trong mắt du khách.

Xe khách cũng là một lựa chọn an toàn khi lên Mã Pì Lèng [Ảnh: sưu tầm]

Ngoài việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy, bạn cũng có thể lựa chọn di chuyển từ Hà Giang đi Mã Pì Lèng bằng xe khách.

3. Vẻ đẹp ẩn sau cung đường đèo Mã Pì Lèng

3.1. Mã Pì Lèng - cung đường "sống mũi ngựa"

Đèo Mã Pì Lèng thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng, một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc, là điểm đến nhất định phải ghé thăm khi du lịch Hà Giang.

Con đường dài khoảng 200 km này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam làm trong 6 năm [1959-1965] với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pì Lèng được du khách gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin.

Nho Quế mùa nước cạn - Mã Pì Lèng [Ảnh: sưu tầm]

Mã Pì Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “Sống mũi ngựa” theo nghĩa đen. Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa. Tuy nhiên, theo một số người Mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi mèo”.

3.2. Đèo Mã Pì Lèng - Đệ nhất hùng quan

Ai đã qua Mã Pì Lèng một lần mà không một lần thảng thốt vì vẻ đẹp hung vĩ và đầy huyền bí của con đèo nối liền hai huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Gió, nắng, mây mù, một vùng sơn cước hoang sơ như thuở khai thiên lập địa khi du lịch Mèo Vạc - Hà Giang.

Gió, nắng, mây mù, một vùng sơn cước hoang sơ [Ảnh: sưu tầm]

Dưới thung sâu dòng Nho Quế như một sợi dây màu trắng nằm vắt dưới lòng khe núi, phía xa đầu nguồn hút vào sương mù vô tận rồi lẫn trong biển sương mênh mông. Có những thớt núi như bị chặt vát xuống thành một mặt phẳng dựng đứng để người ta có thể viết chữ lên đó như tấm bảng đen trong lớp học.

Đèo Mã Pì Lèng - Hẻm vực sông Nho Quế là hùng quan số 1 tại Hà Giang [Ảnh: PYS Travel]

Trong cuộc sống, người ta hay nói đến đỉnh, thì Mã Pì lèng là một thứ đỉnh, dòng Nho Quế là một thứ đỉnh sâu tận cùng vực thẳm và núi thành cao cũng chạm trời xanh. Vào ngày nắng đẹp qua Mã Pì Lèng, những gì sương mù từng che lấp sẽ được lộ ra. Đó là những ngôi nhà, những chòm bản hiện ra dưới nắng như những con tem dán trên mông những con núi voi xanh, sừng sững và vô tận.

Trên đỉnh Mã Pì Lèng [Ảnh: PYS Travel]

Những căn nhà đơn côi được bao trong từng hàng rào đá bên bờ vực chênh vênh, những vách nhà ken bằng nứa, gió mây mặc sức lại qua. Vậy mà họ bám trụ cùng những gốc ngô khóm đậu đời này qua đời khác. Ta bỗng bật cười nghĩ đến những căn hộ trong mây phủ bốn mùa này liệu có cần sổ đỏ không nhỉ? Lại thêm cảm nhận khác: Không phải là chính quyền cấp sổ đỏ cho dân, mà dân bám ở đây đang giữ sổ đỏ cho chính quyền! Nếu cần sổ đỏ, có lẽ trừ thị trấn huyện ra, những hộ dân nơi đây chỉ chung một sổ là quá chắc chắn…

Cái khúc mắc lớn nhất: Thiên nhiên khắc nghiệt đã được người dân nơi đây hóa giải. Họ bám trụ mà không cần thưa kiện ai. Bởi thế thì cần sổ đỏ làm gì, bởi thế mà tiếng khèn cứ vi vu ken vào từng kẽ đá, tự thổi tự vui mà không cần khan giả, không cần đến đám fan [người hâm mộ].

Đến Hà Giang để có một chuyến đi tuyệt vời và giàu kỷ niệm trong đời [Ảnh: PYS Travel] 

Lên Đồng Văn [Hà Giang], qua Mã Pì Lèng, một lần nữa ta lại phát hiện ra một đỉnh mới, đó là cái đỉnh cao sống chung với thiên nhiên khắc nghiệt. Trên dải đất chữ S này của chúng ta, sống hòa được với thiên nhiên khắc nghiệt, có lẽ người Mông vẫn là đỉnh cao số 1!

Say mê Hà Giang với những mùa hoa tuyệt đẹp [Ảnh: PYS Travel] 

Đèo Mã Pì Lèng là 1 trong 11 điểm du lịch nên đến khi tới Hà Giang, hãy dành thời gian để thưởng thức những cảnh đẹp, những hùng quan trên khắp mọi miền Tổ quốc bạn nhé. Đường từ Hà Giang đi Mã Pí Lèng tuy hiểm trở nhưng khi chinh phục được nó thì bạn sẽ có được những trải nghiệm khó quên đấy.

Ngoài ra, nếu bạn đang muốn khám phá Hà Giang thì đừng ngần ngại hãy tham khảo ngay các tour du lịch Hà Giang của PYS Travel nhé. 

Chủ Đề