Di chúc thừa kế có thời hạn bao lâu

Thời hiệu thừa kế


1. Loại thời hiệu

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, có 03 loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế:

Một là, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990[1] và hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Hai là, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế;

Ba là, thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

2. Ngày bắt đầu tính thời hiệu

Căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, ngày bắt đầu tính thời hiệu là kể từ thời điểm mở thừa kế.

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày theo sự xác định của Tòa án tuyên bố.

Tuy nhiên, đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990, căn cứ theo quy định của Pháp lệnh thừa kế 1990, đối với các việc thừa kế mở “trước ngày ban hành Pháp lệnh này” thì thời hạn được tính từ ngày công bố pháp lệnh. Theo đó, Pháp lệnh thừa kế 1990 được ban hành ngày 30/8/1990 và được công bố ngày 10/9/1990. Do vậy, đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 30/8/1990 thì thời điểm bắt đầu không phải là ngày mở thừa kế mà từ ngày mà Pháp lệnh được công bố, tức là ngày 10/9/1990.

3. Thời gian không tính vào thời hiệu

Căn cứ theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015, thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định như sau:

-          Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thẻ khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

-          Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

-          Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thé trong trường hợp sau đây:

  • Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Mục 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định về một số trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế như sau:

-          Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: đối với trường hợp mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

-          Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản: nếu nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được phát sinh trước ngày 01/7/1991 có liên quan đến nhà ở thì thời gian từ 01/7/1996 đến 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Thêm vào đó, căn cứ theo nội dung giải đáp tại Văn bản số 01/GĐ-TANDTC thì khi xác định thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế mà thời điểm mở thừa kế trước ngày 01/7/1991 và di sản là nhà ở thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp người thừa kế không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia; thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với trường hợp thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.

4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Căn cứ theo quy định tại Mục 2.4 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, trường hợp trong thời hạn quy định mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và phân biệt một số trường hợp sau:

-          Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thỏa thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc;

-          Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo luận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thỏa thuận của họ;

-          Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thỏa thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung;

-          Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo ủy quyền thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, hết thời hạn quy định thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

-          Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo theo trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

-          Trường hợp không có người đang chiếm hữu tài sản thì di sản thuộc về Nhà nước.


[1] Điều 36: Thời hiệu khởi kiện về thừa kế Pháp lệnh thừa kế 1990

1- Trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền khởi kiện để yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.

2- Trong thời hạn ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản.

3- Trong trường hợp do trở ngại khách quan mà không thể thực hiện được quyền khởi kiện trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì thời gian bị trở ngại khách quan không tính vào thời hiệu khởi kiện.

4- Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này.

Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi theo địa chỉ sau:

Địa chỉ: Văn phòng Luật sư Quang Thái, số 12 Mạc Đĩnh Chi, phường Đakao, Quận 1, TP. HCM.

Website: luatthuake.vn

Email:

Điện thoại: 090 384 0440

1. Di chúc có hiệu lực trong thời gian bao lâu?

Di chúc là văn bản [hoặc di chúc miệng] ghi lại ý nguyện của người lập nhằm để lại tài sản của mình cho người khác sau khi bản thân chết. Do đó, thời điểm có hiệu lực của di chúc được xác định là thời điểm mở thừa kế. Đây là quy định được nêu tại khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Theo đó, thời điểm mở thừa kế được định nghĩa chi tiết tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự là thời điểm người để lại di chúc chết. Riêng trường hợp Toà án tuyên bố một người đã chết thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định trong quyết định của Toà án.

Thời điểm mở thừa kế là một trong các thời điểm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó không chỉ làm phát sinh hiệu lực của di chúc mà còn là căn cứ để tính thời hiệu thừa kế. Cụ thể, Điều 623 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

Người thừa kế có thể yêu cầu chia di sản với thời hạn: Nếu là bất động sản thì thời hiệu này là 30 năm; nếu là động sản thì thời hiệu này là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Nếu hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản.

Nếu không có người thừa kế quản lý di sản thì phân chia di sản theo thứ tự sau đây:

- Thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu di sản thừa kế.

- Nếu không có người chiếm hữu thì di sản thừa kế sẽ thuộc về Nhà nước.

Ngoài ra, Điều 623 Bộ luật Dân sự cũng quy định thời hiệu để yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế chết.

Căn cứ quy định trên, có thể thấy, nếu di sản trong di chúc hợp pháp là bất động sản thì thời gian để di chúc được phân chia là 30 năm, nếu di sản là động sản thì thời hạn phân chia là 10 năm.

2. Di chúc hết hiệu lực, thì có yêu cầu chia tài sản thừa kế được không?

Như đã biết, di chúc có di sản là bất động sản có hiệu lực trong 30 năm, nếu di sản là động sản thì có hiệu lực trong 10 năm để người thừa kế yêu cầu chia thừa kế trước khi di sản thuộc về người quản lý hoặc người đang chiếm hưu [nếu không có người quản lý] hoặc Nhà nước [nếu không có 02 đối tượng trên].

Tuy nhiên, điểm a khoản 2.4 Điều 2 Mục I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có quy định:

a] Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế

Theo quy định này, nếu trong hoặc sau khi kết thúc thời hạn 10 năm kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế chết mà các đồng thừa kế không có tranh chấp, có văn bản xác nhận là đồng thừa kế và đều thừa nhận di sản chưa chia thì di sản đó sẽ chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.

Sau này, dù có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì sẽ không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này. Và khi người để lại di sản có lập di chúc thì tài sản chung của các đồng thừa kế trong trường hợp này sẽ được chia theo di chúc của người để lại di sản.

Như vậy, có thể thấy, chỉ có trường hợp duy nhất nêu trên không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp di sản thừa kế là khi hết thời hiệu nhưng đồng thừa kế không có tranh chấp và yêu cầu chia di sản thì Toà án vẫn giải quyết việc chia thừa kế trong trường hợp này.

Trên đây là chia sẻ của luật sư về vấn đề “ Thời hạn có hiệu lực của di chúc là bao lâu”. Hy vọng sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Quý vị và các bạn cần tư vấn, soạn thảo di chúc, phân chia di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế, giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY LUẬT NHÂN HOÀ

Địa chỉ: 2 Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Hotline: 0915.27.05.27

Email:

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề