Di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa thuộc huyện thị xã Thạnh phố nào dưới đây

Di tích khảo cổ học Cù Lao Rùa thuộc huyện thị xã Thạnh phố nào dưới đây

Di tích khảo cổ học Cù lao Rùa, thuộc xã Thạnh Hội, huyện Tân Uyên (Bình Dương). Cù lao Rùa hay còn gọi là Cù lao Thạnh Hội, có tổng diện tích là 524 ha, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Di tích tồn tại trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10o58'47'' vĩ bắc và 106o47'17'' kinh đông. Di tích có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay.
Một di tích được quan tâm nhiều trong giới nghiên cứu khảo cổ. Lần đầu tiên Cù lao Rùa được Cartaillac phát hiện vào năm 1888 và thu nhặt một số di vật đá Đến năm 1889, E.T.Hay đã công bố tư liệu này trên Tạp chí Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên tại Paris. Năm 1902, Grossin cũng thu thập một số hiện vật đá và công bố các tài liệu này trong Tạp chí của trường Viễn Đông Bác Cổ. Loesch là một nhà thầu xây dựng đã có sưu tập lớn về di tích này, năm 1909 ông giao lại sưu tập hiện vật Cù lao Rùa cho Bảo tàng của Hội Nghiên cứu Đông Dương. Tám năm sau (1910), A.Jodin một lần nữa khai quật Cù lao Rùa và công bố tài liệu thu thập trên tạp san Hội tiền sử Pháp. Đến năm 1937, cuộc thám sát có quy mô lớn nhất do O.Jansé và L.Malleret thực hiện với 3 hố đào đỉnh gò. Năm 1963, H.Fontaine thông báo kết quả khai quật của ông về di tích Cù lao Rùa với các loại hiện vật thu được. Đến năm 1974, Fontaine công bố tổng số hiện vật thuộc di tích Cù lao Rùa được lưu giữ tại Sở Địa chất Sài Gòn là 383 công cụ đá (công cụ cớ vai, tứ giác, đục, công cụ không có chuôi tra cán, khuôn đúc...).
Trong số các di tích khảo cổ học tiền sử ớ Đông Nam bộ được phát hiện vào cuối thế kỷ XIX như: Mỹ Lộc, Bến Đò, Hội Sơn… Cù lao Rùa là di tích được biết đến đầu tiên và được nhà nghiên cứu người Pháp sưu tập, khai quật, công bố từ lâu trong giới khảo cổ học nước ngoài biết đến nhiều nhất và họ xếp di tích này vào thới đá mới hậu kỳ.
Sau một thời gian dài, đến năm 1976 bộ phận khảo cổ thuộc Viện khoa học xã hội tại TP. HCM tổ chúc điều tra di tích Cù Lao Rùa thu được nhiều hiện vật đá các loại có hình bán nguyệt, bàn mài, lõi vòng tay hình chữ nhật và một số mảnh gốm. năm 1977, di tích này được Viện Khảo cổ học đào thám sát với diện tích 4m2 thu được 1.200 hiện vật đá các loại như rìu, mảnh lưởi, bàn mài, mảnh vòng và hòn kè. Và tiếp tục qua nhiều lần điếu tra, thám sát của các nhà khảo cổ, cán bộ bảo tàng tỉnh năm 1998, 1999, 2000 đã thu nhặt nhiều hiện vật đá trên bề mặt của di tích.
Vào năm 2001, cuộc điều tra, thám sát do TS. Bùi Chí Hoàng, Đào Linh Côn và cán bộ bảo tàng tỉnh thực hiện với 6 hố đào tổng diện tích 12m2 hiện vật thu được trong và ngoài hố thám sát là 148 gồm rìu đá các loại, cuốc, mảnh lưỡi, bàn mài bằng - lõm mảnh vòng, dao đá, lưỡi qua, khuôn đúc, dọi se sợi, bi gốm và hàng ngàn mảnh gốm vỡ các loại.
Qua hơn 100 năm từ khi di tích Cù lao Rùa được phát hiện, nguồn tư liệu để lại từ việc thu nhận được nhiều hiện vật rất đa dạng và phong phú về loại hình, có nhiều nhận định của các nhà khoa học giống và khác nhau về di tích. Theo H.Fontaine cho rằng, di tích Cù lao Rùa có những đặc trưng văn hóa giống các di tích đồng thời dọc hạ lưu sông Đồng Nai như phước Tân, Bến Đò, Hội Sơn... vào 1972, H.Fonaine trong việc xác lập văn hóa Khảo cổ vùng này, lấy tên gọi là văn hóa phước Tân. Nhưng đến năm 1977, Hà Văn Tấn đã lấy di tích Cù lao Rùa đặt tên cho vùng văn hóa khảo cổ Văn hóa Cù lao Rùa, vì di tích này được phát hiện sớm nhất vả thu thập nhiều tư liệu nhất, được nghiên cứu nhiều nhất…
Để có một nhận định khoa học tổng quan về giá trị của di tích có mối quan hệ văn hóa thời tiền sử trên đất Bình Dương và trong khu vực Đông Nam bộ, năm 2003, một công trình nghiên cứu có ý nghĩa và quy mô lớn trong việc thực hiện nghiên cứu đề tài khoa học “Điều tra, thám sát, khai quật, giám định nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Bình Dương”, do Bảo tàng Bình Dương thực hiện dưới sự đầu tư kinh phí từ Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh.
Được sự cho phép của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bảo tàng thuộc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Bình Dương phối hợp với Trung tâm Khảo cổ học - Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ tại TP.HCM, tiến hành khai quật di tích Cù lao Rùa.
Di tích khảo cổ học này nằm trên một ngọn đồi đá ong nhỏ, về cơ bản được phân thành ba bậc: Bậc 1 - với bề mặt chừng 10.000m2 được san phẳng. Từ ngay trên bề mặt này các tảng đá ong lớn có diện tích từ 3 - 4m2 vã chân rộng dần ra khi đào sâu xuống và phân bố đều khắp. Ở bậc này có các điểm khai quật H1 và H2; Bậc 2 có bề mặt nghiêng tương đối đều nhau giữa các hướng, có bán kính chừng 40 - 50m, bề mặt gần giống như bậc 1 , cũng có nhiều đá ong lớn chiếm lĩnh nhưng cũng có những khoảng trống trên mặt. Khu vực này được trồng các loại cây như điều tràm bông vàng và cây bụi. Bậc này có các điểm khai quật H1 và H4 Bậc 3 địa hình choãi gấp, mặt phẳng nghiêng có bán kính hẹp nhất chừng 20 - 30cm, tùy theo mặt (vì đồi không tròn đều), độ chênh khá lớn từ 3 - 5m nhất là mạn sườn phía Tây Nam, phổ biến là cây bụi. Vì nghiêng mặt này, tạo độ dốc lớn, đã làm bào mòn các lớp đất mặt còn trơ lại phổ biến các tảng đá ong lớn và ken dày trên bề mặt. Khu vực còn được lớp đất mặt dày là ở góc Tây Nam của ngọn đồi - nơi có hố khai quật số 5. Sự phân bố các vùng đá ong rất phổ biến trên toàn vùng Đông Nam bộ, nhưng một di tích tiền sử tồn tại trong hình thái tự nhiên này là một nét rất riêng được lần đầu tiên khai quật.
Cuộc khai quật diễn ra từ những ngày đầu tháng 5 và kết thúc đến giữa tháng 6-2003, với 5 hố đào tổng diện tích 396m2 được phân bốxung quanh sườn đồi. Hiện vật thu được tại hiện trường là 881, trong đó có rìu (tứ giác, có vai, tam giác), đục tứ giác, dao hái, vòng tay, mảnh đàn đá, bàn mài, chì lưới, khuôn đúc rìu, phác vật vòng, bi gốm, dọi se sợi... Đặc biệt, đợt khai quật này phát hiện thêm nhiều xương răng của các loại động vật như voi, trâu rừng ở Hố 5 và hàng vạn mảnh gốm vỡ các loại đa dạng về kích cỡ, màu sắc, hoa văn trang trí ở Hố 1 và Hố 4 đã phát hiện được 12 ngôi mộ với táng thức và kết cấu là loại mộ huyệt đất có chiều dài từ 1 ,8 2,0m, rộng từ 0,8 - 1 ,0m, rải gốm và kè đá xung quanh, đa số mộ đều chôn ớ đầu 2 nồi gốm và 1 bát bồng. Đồ tùy táng ngoài nồi và bát bồng, còn chôn theo một số công cụ bằng đá như cuốc, rìu, bàn mài... hầu hết các mộ đều nằm trong những khoảng trống hẹp, được che chắn bởi những tảng đá ong lớn, có thể tập trung ở những khu vực từ 4 đến 5 mộ, những mộ riêng lẻ dùng những tảng đá ong lớn đặt ở đầu mộ, hoặc dựa vào rìa của một tảng đá lớn. Hiện vật chôn theo thường đặt trên những mặt đá ong tương đối bằng phẳng, hoặc kê những hòn đá nhỏ để cố định vật chôn theo.
Một khối lượng rất lớn về tư liệu hiện vật thu được từ cuộc khai quật, công trình chỉnh lý 6 tháng của cán bộ nghiên cứu và các chuyên gia khảo cổ vào năm 2004. Kết quả thu được bộ răng voi, 1 .254 hiện vật nguyên vẹn bằng đá và đất nung (rìu các loại, bàn mài các loại, khuôn đúc, đục các loại, vòng tay, bi gốm, dọi se sợi, gốm tròn, cuốc, dao, và đồ tùy táng); phục chế hình dạng của hiện vật bằng cách kết gắn từ những gốm rời nhau lại được 48 hiện vật gốm (bát bồng, nồi, chậu, đa chân cao, tô lớn, âu, hủ...); thống kê phân loại 85.901 mảnh gốm, gốm mộ táng có 6.791 mảnh, trong đó phân loại, loại hình, chất liệu, màu sắc, gốm tô màu, xương gốm, hoa văn trang trí...
Qua kết quả chỉnh lý nguồn hiện vật đa dạng và phong phú của cuộc khai quật di tích Cù lao Rùa. Tiến sĩ Bùi Chí Hoàng đã nhận định trong báo cáotổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học thời tiền sử Bình Dương - tháng 9-2006: Cuộc khai quật lần này, kết hợp với những đợt thám sát di tích cho thấy Cù lao Rùa là khu di tích cư trú - mộ táng. Di tích cư trú với nhiều công cụ bằng đá và hàng ngàn mảnh gốm vỡ các loại; di tích mộ táng với việc phát hiện 12 mộ. Sau hơn 100 năm nghiên cứu, đây là lần đầu tiên khảo cổ học phát hiện mộ táng một di tích có niên đại sớm như di tích Cù lao Rùa. Với phát hiện này di tích Cù lao Rùa đã mở ra một hướng tiếp cận mới về táng thức, cơ tầng kinh tế - xã hội của cộng đồng cư dân tiền sử Đông Nam bộ.
Về kinh tế: Qua bộ sưu tập công cụ bằng đá cho thấy cộng đồng cư dân Cù lao Rùa tiền sử làm nông nghiệp dùng cuốc trên vùng phù sa từ dòng chảy của sông Đồng Nai họ còn khai thác những sản vật từ rừng, đánh bắt cá Những chứng tích về ngành thủ công như chế tác công cụ đá, đồ trang sức đồ gốm, dệt vải và luyện kim vào giai đoạn cuối của khu vực này.
Về xã hội: Hiện vật được tìm thấy trong mộ táng, qua cách sắp xếp cho thấy sự phân tầng xã hội cư dân Cù lao Rùa chưa xảy ra. Các loại vật tùy táng chôn theo như nồi, bát bồng, bình gốm… là những dụng cụ sinh hoạt hàng ngày của con người trong quan niệm khá phổ biến của cộng đồng cư dân tiền sử - chết là sống ở một thế giới khác.
Về văn hóa: Những hiện vật công cụ đá mang tính nghi lễ được tìm thấy trong mộ táng như 2 chiếc cuốc (hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Bình Dương) được chế tác hoàn thiện, sử dụng chế tác đối xứng, độ cong đều của lưỡi cuốc là sự biểu hiện về ý thức hoàn hảo trong tạo hình một hiện vật cụ thể và những chiếc bát bồng gốm chân cao, khắc vạch hoa văn tuyệt đẹp... Vì vậy, cư dân Cù lao Rùa nói riêng và trong cộng đồng cư dân Đông Nam bộ thời tiền sử là một cộng đồng có ý thức rất cao trong việc thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể trong hoạt động sống của mình.
Niên đại của di tích Cù lao Rùa phát triển hai giai đoạn sớm - muộn (giai đoạn sớm từ 3.500 - 3.000; muộn từ 3.000 - 2.700 năm cách ngày nay) nối tiếp nhau thể hiện qua trắc diện địa tầng và hiện vật thu được trong tầng văn hóa - một hiện tượng tư liệu mà các cuộc khai quật khảo cổ trước đây chưa phát hiện. Và là một trong hai giai đoạn thuộc loại sớm nhất của các di tích phân bố dọc hạ lưu sông Đồng Nai. Di tích Cù lao Rùa mang đậm dấu ấn của các di tích tiền sử khác nhau như: Cầu Sắt, Suối Linh, Bình Đa... (Đồng Nai), Bến Đò (TP.HCM) Mỹ Lộc, Dốc Chùa (Bình Dương), từ công cụ sản xuất bằng đá đến đồ gia dụng.
Di tích khảo cổ học Cù lao Rùa đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa thời tiền sử vùng Đông Nam bộ. Qua cuộc khai quật năm 2003, di tích này một lần nữa cung cấp những tư liệu mới về lịch sử văn hóa cổ Bình Dương nói riêng và cả Đông Nam bộ nói chung góp phần vào hoạch định tổng thể xây dựng, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - văn hóa, gìn giữ được các di sản văn hóa, nhất là văn hóa cổ - truyền thống Đông Nam bộ và của Việt Nam.
Bình Dương là một tỉnh có nền văn hóa cổ gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Đông Nam bộ, có nhiều di tích khảo cổ mang giá trị cao, làm phong phú cho nền di sản văn hóa tỉnh nhà. Bảo tồn một di tích khảo cổ có giá trị lịch sử và khoa học như Cù lao Rùa là một việc làm rất cần thiết. Gìn giữ và khai thác phát huy những giá trị lịch sử- văn hóa thời tiền sử, góp phần vào phát triển tổng thể về kinh tế - văn hóa - xã hội.


Page 2