Địa điểm thi năng lực đại học quốc gia năm 2022

Từ tháng 3 đến 7, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức 11 đợt thi đánh giá năng lực [HSA], sau đợt đầu diễn ra cuối tháng 2.

Thí sinh có nguyện vọng dự thi đánh giá năng lực sẽ đăng ký các đợt tiếp theo từ ngày mai. Lịch thi, thời gian, số chỗ và địa điểm thi cụ thể ở bảng dưới đây. Lịch này có thể được điều chỉnh theo cấp độ phòng dịch của chính quyền địa phương và số lượng thí sinh dự thi:

Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tổ chức 16 đợt thi đánh giá năng lực [HSA], kéo dài từ cuối tháng 2 đến tháng 8. Địa điểm thi được đặt tại nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Đà Nẵng, nghệ An, TP HCM.

Để đăng ký, thí sinh đăng nhập tài khoản tại địa chỉ //khaothi.vnu.edu.vn/ và chọn ca thi tương ứng. Thông tin quan trọng cần lưu ý là thời gian mở ca thi và địa điểm dự thi.

Thí sinh nộp lệ phí trực tuyến trong bốn ngày kể từ khi đăng ký ca thi, nếu không sẽ bị hủy. Lệ phí dự thi năm 2022 là 300.000 đồng/thí sinh/ca thi. Thí sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo và gia đình chính sách đề nghị miễn giảm lệ phí có thể gửi minh chứng về hòm thư điện tử: và nộp các minh chứng trên tại phòng thi khi đến dự thi.

Thí sinh vào phòng thi HSA trong đợt thi đầu tiên hồi cuối tháng 2. Ảnh: VNU

Kỳ thi HSA năm 2022 của Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến thu hút 70.000 đến 90.000 thí sinh, nhiều gấp 7-9 lần năm ngoái. Đề thi gồm 150 câu, chia làm ba phần: Toán học [50 câu hỏi, 75 phút], Văn học - Ngôn ngữ [50 câu hỏi, 60 phút], Khoa học tự nhiên - xã hội [50 câu hỏi, 60 phút]. Thí sinh làm bài thi trên máy tính, câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm khách quan [lựa chọn một trong bốn đáp án] và điền đáp án. Tổng thời gian làm bài là 195 phút, thang điểm 150. Ngoài ra, đề thi có thể bao gồm 1-3 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm, thí sinh sẽ có thêm khoảng 4 phút để làm.

Sau khi làm xong bài, thí sinh sẽ biết điểm luôn trên máy. Các em được nhận Giấy chứng nhận kết quả thi sau 14 ngày dự thi. Kết quả này hiện có thể sử dụng để xét tuyển vào khoảng 50 trường đại học.

Hôm 26-27/2, kỳ thi HSA đợt đầu tiên đã diễn ra tại điểm thi Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Thái Nguyên. Có hơn 1.100 trong tổng 1.300 thí sinh đăng ký đến dự thi. Ông Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết đợt thi này phục vụ chủ yếu thí sinh đã hoàn thành chương trình THPT [tốt nghiệp từ các năm trước]. Để đảm bảo công tác phòng dịch, thí sinh được sàng lọc y tế trước khi vào khu vực thi. Những em có biểu hiện liên quan đến Covid-19 sẽ được test nhanh trước khi vào phòng thi.

Dương Tâm

Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2021. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Vừa qua, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận số lượng thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2022 đợt 1 do trường này tổ chức lên tới gần 85.000 em, cao nhất từ trước đến nay.

Nắm bắt được mức độ quan tâm lớn của thí sinh đối với kỳ thi này, các trung tâm, trang web luyện thi đã nhanh nhạy chuẩn bị nhiều bộ đề, khóa học ôn luyện có thu phí.

Tuy nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định không phát hành tài liệu đề thi đánh giá năng lực và khuyến cáo thí sinh cần thận trọng trước những dịch vụ luyện thi chưa được kiểm chứng về chất lượng đang “tràn lan” trên mạng hiện nay.

Chỉ cần một cú nhấp chuột liên quan đến từ khóa “luyện thi đánh giá năng lực” trên mạng Internet, các thí sinh sẽ dễ dàng tìm thấy hàng triệu kết quả được đưa ra. Trong đó, chiếm phần lớn là thông tin về các dịch vụ luyện thi cấp tốc, bán đề và thi thử đánh giá năng lực được quảng cáo rầm rộ.

Mỗi khóa luyện thi đánh giá năng lực như vậy có mức học phí từ 1 triệu đến gần 3 triệu đồng, tiền tài liệu từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng, tùy số lượng môn.

[Thí sinh dự thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP Hồ Chí Minh tăng kỷ lục]

Đơn cử như khóa học ôn luyện thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên hệ thống Giáo dục "Hocmai" hứa hẹn sẽ cung cấp cho học sinh bài giảng của 8 thầy, cô với mức học phí là 2,9 triệu đồng/gói, gói luyện đề thi có mức học phí 1,9 triệu đồng/khóa.

Hệ thống này cũng tổ chức khóa luyện thi cấp tốc 90 ngày cho kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội với mức học phí 1,2 triệu đồng.

Trong khi đó, trung tâm Luyện thi Marathon Eduacatione đưa ra chương trình cấp tốc luyện thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 với cam kết hoàn tiền nếu không đạt 800 điểm.

Thí sinh dự Kỳ thi đánh giá năng lực Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh năm 2021. [Ảnh: Thu Hoài/TTXVN]

Nhiều lời quảng cáo hấp dẫn người học như “ngân hàng đề khổng lồ,” “phương pháp ôn thi hiệu quả,” “nhân đôi cơ hội vào đại học” được đơn vị này đặt trên trang chủ để thu hút học sinh.

Mức học phí 1,6 triệu đồng cho 13 buổi trực tuyến [90 phút/buổi], có thể xem lại bài học.

Trên các trang mạng xã hội, mà phổ biến nhất là Facebook, ngay khi vừa kết thúc thời gian đăng ký dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, hàng chục trang luyện thi, ôn thi, cung cấp đề thi đánh giá năng lực đã nhanh chóng được lập ra với những cái tên mang tính chất thu hút người học như “Luyện thi đánh giá năng lực 2022 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,” “khóa luyện thi đánh giá năng lực 900+,” “Luyện thi cấp tốc đánh giá năng lực 2022”… Các trang này đều có số lượng thành viên lên đến hàng trăm nghìn người. 

Ngoài ra, nhiều trang luyện thi còn tổ chức thi thử online cho học viên đã mua bộ tài liệu ôn thi, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Các trang này mời gọi học sinh bằng cách gửi trước một vài đề miễn phí và yêu cầu học sinh phải trả phí mua các khóa học để có thể ôn luyện tiếp, với lời hứa hẹn có các giáo viên kỳ cựu, thầy cô giàu kinh nghiệm, giảng viên các trường đại học đã từng tham gia nghiên cứu, biên soạn đề thi đánh giá năng lực từ năm 2014 đến nay trực tiếp giảng dạy để tăng mức độ tin cậy đối với các học viên.

Đáng lo ngại nhất, để thu hút học viên, nhiều trang luyện thi còn đăng tải miễn phí bộ đề được cho là đề thi chính thức năm 2019 như một ưu đãi cho khóa học của mình. Theo quy tắc bảo mật của kỳ thi thì điều này là không thể vì tất cả đề thi, giấy nháp đều được thu lại sau khi thí sinh hoàn thành bài thi.

Liên quan đến việc nhiều lời mời gọi luyện thi đánh giá năng lực trên mạng xã hội, ông Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức luyện thi đánh giá năng lực.

Trong mỗi đợt thi các năm trước, không thí sinh nào được phép mang đề thi ra khỏi phòng thi. Mỗi năm Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chỉ công bố đề thi mẫu minh họa đánh giá năng lực. Do vậy, thí sinh cần tham khảo những thông tin chính thống.

Theo ông Nguyễn Quốc Chính, ngân hàng câu hỏi của kỳ thi đánh giá năng lực lên đến hơn chục nghìn câu, kiến thức trải rộng thì không một trung tâm luyện thi nào có thể bao quát nổi.

Hơn nữa, đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có độ khó nhất định với mục tiêu để tìm kiếm những thí sinh có năng lực thật và định hướng học tập một cách đúng đắn, khóa học chứ không phải học “vẹt,” học nhồi nhét.

Cách để đạt kết quả tốt nhất là học sinh cần có năng lực thật và tập trung học để nâng cao năng lực đó trong suốt quá trình chứ không phải là luyện thi, học “tủ” để có điểm thi cao.

“Lời khuyên là thí sinh không cần tham gia các khóa luyện thi đang được quảng cáo ở khắp nơi mà nên tự ôn luyện năng lực chung của mình. Bài thi sẽ gồm 120 câu trắc nghiệm hỏi rất tổng quát về khả năng hệ thống hóa, khả năng xử lý số liệu, xử lý vấn đề… của thí sinh, muốn làm tốt thì phải học thật đều, nắm thật vững kiến thức các môn học của chương trình cấp 3 chứ không thể học kiểu ‘trúng tủ’ được,” ông Nguyễn Quốc Chính chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Chính cho biết điều các thí sinh cần làm hiện nay là sau khi đã được xác nhận đăng ký và thanh toán lệ phí thi thì cần phải đăng nhập ngay vào tài khóan dự thi để kiểm tra tình trạng xác nhận đã thanh toán thành công hay chưa tại mục nhật ký thanh toán.

Trong trường hợp sai tên đơn vị hưởng, dư, thiếu tiền hoặc sai sót trong thông tin tài khóan họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chứng minh nhân dân/căn cước công dân, khu vực ưu tiên... , thí sinh cần sớm gửi email cho đơn vị tổ chức để hỗ trợ chỉnh sửa. 

Dự kiến từ ngày 19-20/3, thí sinh quay lại tài khóan để in giấy báo dự thi. Thí sinh xem và in giấy báo dự thi mang theo đi thi cùng chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu bản gốc. Liên quan đến nguyện vọng đăng ký xét tuyển, thí sinh cần đợi đến ngày 5/4 để chỉnh sửa, thêm, đổi thứ tự, đăng ký nguyện vọng.

Kỳ thi đánh giá năng lực là một trong các hình thức xét tuyển đại học chiếm tỉ lệ cao trong tổng số chỉ tiêu hiện nay, được nhiều trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh [cả các trường đại học thành viên và một số trường ngoài hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh] tin cậy sử dụng làm căn cứ xét tuyển.

Tính chất quan trọng của kỳ thi dẫn đến nhu cầu ôn luyện của thí sinh ngày càng cao. Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 của thành phố lên đến gần 85.000 em, đây là mức tăng vọt kỷ lục so với tổng số 5.000 thí sinh trong kỳ thi đầu tiên được tổ chức vào năm 2018./.

[TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề