Dịch tả heo châu phi tiếng anh là gì

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (tên tiếng Anh là African Swine Fever - ASF) đã xảy ra tại nước ta kể từ ngày 19/02/2019 (ngày Cục Thú y công bố ổ ASF đầu tiên). Đến ngày 19/3/2019, dịch đã xảy ra tại 19 tỉnh thành trong cả nước (trong đó mới nhất là tỉnh Thừa Thiên Huế), dịch bệnh đã gây thiệt hại và ảnh hưởng lớn cho ngành chăn nuôi trên cả nước.

Trước tình hình đó, tại tỉnh Lâm Đồng cơ quan chuyên môn và các đơn vị liên quan đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng chống dịch: Thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh tại các địa phương, tăng cường công tác kiểm dịch động vật ra vào tỉnh, cấp phát hoá chất khử trùng tiêu độc phòng chống dịch bệnh, ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn,... lấy 16 mẫu xét nghiệm ở 02 khu vực phía Nam và phía Bắc của tỉnh (huyện Đức Trọng và huyện Đạ Tẻh) để xét nghiệm bệnh ASF. Kết quả: Không phát hiện vi rút ASF trên các mẫu xét nghiệm.

Tuy bệnh ASF chưa xâm nhập vào tỉnh Lâm Đồng nhưng dự báo bệnh ASF tiếp tục còn lây lan nhanh, rộng và nguy cơ xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh là rất cao. Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, giải pháp duy nhất là phát hiện sớm, tiêu hủy nhanh số lợn nhiễm bệnh để hạn chế lây lan. Vậy làm sao để nhận biết, phát hiện sớm bệnh ASF? Bài viết này tổng hợp các tài liệu mới nhất có liên quan về bệnh ASF nhằm cung cấp cho người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ và Thú y cơ sở những đặc điểm dịch tễ cơ bản; cách nhận biết, phát hiện sớm và biện pháp phòng chống bệnh ASF.

Dịch tả heo châu phi tiếng anh là gì

Lợn bị mắc bệnh ASF (ảnh minh hoạ)

1. Một số đặc điểm cơ bản của bệnh ASF

ASF là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, vi rút chỉ gây bệnh cho lợn, không gây bệnh cho người và các loại vật nuôi khác.

Vi rút có sức đề kháng cao trong môi trường. Sau khi khỏi bệnh lâm sàng, lợn vẫn có khả năng mang vi rút trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang trùng suốt đời. Do đó, nếu để xảy ra bệnh thì sẽ rất khó loại trừ được mầm bệnh.

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loài lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh ASF.

2. Đường truyền lây của bệnh ASF

Khác với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Lở mồm long móng, Tai xanh, Cúm gia cầm (bệnh lây lan nhanh qua không khí), bệnh ASF lây lan chủ yếu do hành vi của con người, cụ thể:

Khoảng 46% bệnh lây lan là do phương tiện vận chuyển (xe vận chuyển lợn, thịt lợn) và con người (thương lái, người nuôi lợn, nhân viên Thú y, công nhân giết mổ lợn,…).

Khoảng 34% bệnh lây lan là do sử dụng thức ăn thừa của người để cho lợn ăn nhưng chưa qua xử lý nhiệt (nấu chín).

Khoảng 20% bệnh lây lan do vận chuyển lợn, sản phẩm lợn nhiễm bệnh từ vùng bị dịch sang các vùng khác.

Do đó biện pháp ngăn chặn không cho vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bệnh (chủ yếu là thịt lợn) ra khỏi vùng dịch là giải pháp rất quan trọng để ASF không lây lan rộng sang các địa phương khác. Và thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt là không cho thương lái vào chuồng lợn, vệ sinh sát trùng thật kỹ xe tới bắt lợn nhằm ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào khu vực chăn nuôi có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để bảo vệ đàn lợn trước nguy cơ bị bệnh ASF.

3. Biểu hiện khi lợn bị bệnh ASF

Lợn bị bệnh ASF tuỳ thuộc độc lực vi rút và sức đề kháng của đàn lợn mà bệnh có biểu hiện ở các thể sau: Thể quá cấp tính, cấp tính, á cấp tính và thể mãn tính.

Vì bệnh ASF là bệnh mới xuất hiện lần đầu tại nước ta, do đó đa số bệnh đều ở thể quá cấp và cấp tính với thời gian ủ bệnh từ 3 - 15 ngày, ở thể cấp tính thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 - 4 ngày, tỷ lệ chết cao lên đến 100%, với các biểu hiện như sau:

Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết.

Thể cấp tính

Lợn sốt cao (40,5-42°C). Trong 2 - 3 ngày đầu tiên lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống lên nhau. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường. Một số vùng da ửng đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng có màu sẫm xanh tím.

Lợn có khi ỉa ra máu. Lợn nái mang thai có thể sẩy thai ở mọi giai đoạn. Tốc độ lây lan chậm trong đàn (lợn bệnh và chết rải rác trong nhiều ngày) nhưng tỷ lệ chết rất cao nhất là đối với lợn thịt lớn và lợn nái.

Mổ khám bệnh tích

Các hạch viêm, xuất huyết nhất là hạch màng treo ruột. Lá lách sưng to, nhồi huyết, thận có xuất huyết điểm, dạ dày, bàng quang xuất huyết, túi mật sưng to.

Có nhiều nước trong xoang bao tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng. Do vi rút ASF có sức đề kháng cao ngoài môi trường, do đó để đề phòng vi rút ASF phát tán ra môi trường cần hạn chế mổ khám bệnh tích.

Sự khác nhau cơ bản của bệnh ASF với một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên lợn

- Điểm khác biệt cơ bản nhất, quan trọng nhất cần lưu ý khi chẩn đoán bệnh ASF:

Bệnh ASF lây lan chậm trong đàn, không lây lan nhanh, ồ ạt như bệnh Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả lợn cổ điển nhưng tỷ lệ chết rất cao có thể tới 100%.

Lợn trưởng thành, nhất là lợn nái có thể mắc bệnh và chết nhiều. Trong giai đoạn hiện nay, nếu có lợn thịt lớn, lợn nái mắc bệnh và chết nhanh bất thường có thể coi là điểm chỉ báo rất quan trọng về bệnh ASF. Do vậy khi phát hiện lợn thịt lớn, lợn hậu bị, nhất là lợn nái bị bệnh và chết thì cần phải báo ngay cho Cơ quan Thú y để lấy mẫu xét nghiệm vi rút gây bệnh ASF.

Bảng so sánh một số chỉ tiêu quan trọng khi chẩn đoán bệnh ASF

Chỉ tiêu so sánh

Dịch tả lợn Châu phi

Dịch tả lợn cổ điển

Tai xanh độc lực cao

Lở mồm long móng

Tốc độ lây lan trong đàn lợn

Chậm

Nhanh +

Nhanh ++

Rất nhanh +++

Tỷ lệ lợn chết/số mắc bệnh

Rất cao, tới 100%

Khoảng 30-60%

Khoảng 10-20%

Thấp, khoảng 3-7%

Đối tượng mắc bệnh

Mọi lứa tuổi, mọi loại lợn

Mọi lứa tuổi, mọi loại lợn

Mọi lứa tuổi, mọi loại lợn

Mọi lứa tuổi, mọi loại lợn

Đối tượng chết

Mọi lứa tuổi. Lợn thịt lớn và nái chết nhiều

Chủ yếu lợn con, lợn thịt. Lợn nái chết ít

Chủ yếu lợn con, lợn thịt. Lợn nái chết ít

Chủ yếu lợn con, lợn thịt nhỏ. Lợn thịt lớn và nái hiếm khi chết

Phòng bệnh

Chưa có vắc xin

Đã có vắc xin

Đã có vắc xin

Đã có vắc xin

3. Người chăn nuôi cần làm gì khi nghi lợn mắc bệnh ASF

Hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị bệnh ASF, vì vậy người chăn nuôi không thực hiện điều trị lợn bệnh, nghi mắc bệnh, không được bán chạy, bán tháo, giết mổ, vận chuyển lợn từ nơi đang có bệnh đi bất kỳ nơi khác. Khi phát hiện lợn bệnh, lợn chết có dấu hiệu ASF người chăn nuôi phải cách ly đàn lợn và báo ngay cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y để tiến hành xử lý kịp thời.

Giải pháp phòng bệnh là chính bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hạn chế người lạ ra vào khu vực chăn nuôi; áp dụng quy trình vệ sinh, sát trùng người, dụng cụ, phương tiện trước và sau khi ra vào trại; thường xuyên tiêu độc khử trùng chuồng trại; khu vực quanh chuồng nuôi;…

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, người chăn nuôi cần bình tĩnh, tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn để phát hiện dịch bệnh sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện 5 không để phòng chống bệnh: “Không dấu dịch; không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt”.

Trong trường hợp xấu nhất là khi phát hiện đàn lợn có các biểu hiện lâm sàng của bệnh ASF như trên, đặc biệt là khi thấy có lợn thịt lớn hay lợn nái bị mắc bệnh và chết nhanh, người chăn nuôi cần phải tự nguyện khai báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan Thú y để chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm và tiêu hủy ngay (nếu kết quả xét nghiệm dương tính) tránh nguy cơ dịch lây lan trên diện rộng. Số lợn bị tiêu hủy do dịch bệnh sẽ được Nhà nước hỗ trợ thiệt hại theo quy định hiện hành trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Dịch tả châu Phi Tiếng Anh là gì?

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (tên tiếng Anh là African swine fever - ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do vi rút gây ra.

Dịch tả lợn châu Phi viết tắt là gì?

Virus dịch tả lợn châu Phi (African swine fever virus, viết tắt: ASFV) là tác nhân gây bệnh sốt lợn ở châu Phi (ASF).

Dịch tả lợn châu Phi tồn tại bao lâu?

Theo kết quả nghiên cứu, vi-rút tả lợn châu Phi có đặc điểm là sống được rất lâu ở môi trường bình thường nhưng chịu nhiệt kém: Tồn tại từ 3- 6 tháng: trong tiết, dịch tiết, trong xác động vật, trong thịt và các sản phẩm từ thịt chưa nấu chín.

Dịch tả lợn châu Phi nguy hiểm như thế nào?

Dịch tả lợn Châu Phi nguy hiểm như thế nào? Không giống như cúm lợn, dịch tả lợn Châu Phi không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh tả lợn hiện không thể gây bệnh trên người nhưng có khả năng lây truyền sang các loài vật ruồi, muỗi, chuột, mèo, và gia cầm như gà, vịt.