Điện áp ac là gì

Các khóa họcĐào tạo PLCDịch vụLập trình và Sửa chữa PLCLập trình và Sửa chữa HMICung cấp thiết bị tự động hóaPhần mềm

Dòng Điện Một Chiều Và Dòng Điện Xoay Chiều

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe đến khái niệm dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Hay chúng ta nhìn thấy chữ AC, DC trên thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh, tivi, máy giặt, bóng đèn…. Vậy AC, DC là viết tắt của từ nào và nó có ý nghĩa gì ?

Trong bài viết này, lltb3d.com sẽ giới thiệu đến các bạn một số kiến thức cơ bản về dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều. Từ đó giúp các bạn phân biệt được điện AC, DC, cũng như ứng dụng chúng vào thực tế.

Bạn đang xem: Điện ac và dc là gì


Dòng Điện Một Chiều Và Dòng Điện Xoay Chiều


1/ Khái Niệm Dòng Điện Một Chiều Và Dòng Điện Xoay Chiều

Dòng Điện Một Chiều Là Gì?

Dòng điện một chiều [ DC – Direct Current] là dòng điện chạy theo một hướng cố định. Cường độ của nó có thể tăng hoặc giảm nhưng không hề thay đổi chiều.– Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm.– Dòng DC được tạo ra từ nguồn pin, ắc quy, năng lượng mặt trời. Dòng DC không có pha.– Trên các thiết bị chứa điện DC sẽ có ký hiệu âm [-] và dương [+]. Ngoài ra, chúng ta cũng có nghe đến điện áp một chiều như: 5VDC, 12VDC, 24VDC…..

Dòng Điện Xoay Chiều Là Gì?

Điện xoay chiều AC – Alternating Current là dòng điện có chiều và độ lớn biến đổi theo thời gian, thường có chu kỳ nhất định.– Dòng điện xoay chiều trong mạch sẽ chạy theo một chiều và sau đó chạy theo chiều ngược lại.– Khi nói đến điện xoay chiều ta thường nhắc đến: tần số, chu kỳ, pha. Nguồn cung cấp AC là máy phát điện.– Dòng điện AC thường được ký hiệu là chữ AC hoặc dấu [~]-Các thiết bị điện gia dụng hiện nay đa phần là sử dụng điện xoay chiều AC như: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, bếp điện, tivi, bóng đèn huỳnh quang….

2/ Điểm Khác Nhau Giữa Dòng Điện Một Chiều Và Dòng Điện Xoay Chiều

Sau khi tìm hiểu xong dòng điện một chiều & dòng điện xoay chiều và hiểu được đặc trưng cơ bản của nó. Ta rút ra được một số điểm khác nhau cơ bản giữa dòng AC và dòng DC như sau:

– Nguồn cung cấp [AC là máy phát điện, DC là pin..]

– Đặc tính về chiều dòng điện [AC có thể đảo chiều còn DC chỉ có một chiều]

– Ký hiệu [AC ký hiện dấu ~, còn DC ký hiện +,-]

– Đặc tính về pha, tần số [AC có chu kỳ, tần số, pha còn DC không có pha]

3/ Làm Thế Nào Để Biến Đổi Dòng Điện Một Chiều Thành Dòng Điện Xoay Chiều

Người ta sử dụng máy biến tần [hay còn gọi là inverter] để biến đổi điện một chiều thành điện xoay chiều và ngược lại.

Xem thêm: Ai Cũng Diện Son Đỏ Cherry Là Màu Gì, Son Màu Đỏ Cherry Là Gì

Dòng điện một chiều DC sẽ truyền vào cuộn sơ cấp [hình vẽ zig zắc màu hồng đậm ở bên trái] của máy biến áp hình tròn [vòng tròn nâu], thông qua một đĩa quay tròn [mô tả bằng hình tròn có 4 phần màu đỏ và xanh] với các kết nối phức tạp khác.

Khi đĩa quay, dòng điện một chiều sẽ liên tục được chuyển hướng và dẫn tới cuộn sơ cấp thông qua dây dẫn, và máy biến áp nhận được dòng điện xoay chiều AC như là nguồn năng lượng đầu thay vì dòng điện một chiều DC ban đầu.

Đây là bước chuyển tiếp quan trọng trong máy biến áp với cuộn thứ cấp có nhiều vòng dây [hình zig zắc màu vàng ở bên phải máy biến áp] hơn là cuộn sơ cấp.

Bởi vì số vòng dây quấn trong cuộn thứ cấp có vai trò làm tăng mức điện áp dòng điện AC tại đầu ra, để chúng lớn hơn nhiều so với mức điện áp của dòng điện AC tại đầu vào ban đầu.

Bên cạnh đó, tốc độ quay của đĩa sẽ điều chỉnh tần sóng của dòng AC tại đầu ra.

Máy biến tần inverter được ứng dụng trong ngành công nghiệp điện mặt trời. Thiết bị chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành xoay chiều để hòa lưới điện quốc gia, đồng thời cung cấp điện cho các tải tiêu thụ.

4/ Tại Sao Dùng Dòng Điện Xoay Chiều?

Khác biệt nào giữa Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều khiến người ta lựa chọn dùng dòng điện xoay chiều?

Dòng điện xoay chiều có thể tăng hoặc hạ điện áp dễ dàng nhờ máy biến áp, do vậy sẽ giảm hao phí khi truyền tải điện năng đi xa.– Khi lắp đặt thiết bị điện xoay chiều sẽ dễ dàng hơn thiết bị điện một chiều vì không cần phải để ý cực dương cực âm chỉ cần đúng điện áp định mức.–  Hơn nữa máy phát điện xoay chiều cấu tạo đơn giản hơn máy phát điện một chiều và khi cần ta hoàn toàn có thể chuyển đổi dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều nhờ hệ thống mạch chỉnh lưu.>> Thực tế để phát huy hiệu quả kinh tế, tiết kiệm dây dẫn và tạo ra từ trường quay rất mạnh người ra dùng hệ thống điện xoay chiều 3 pha. Dòng điện sử dụng trong gia đình thực tế là lấy một pha của lưới điện 3 pha nên có một dây nóng và một dây trung hòa.

· Đào tạo PLC Siemens

Đối với các định nghĩa khác, xem AC.

Dòng điện xoay chiều là dòng điện có chiều biến thiên tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian, những thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định. Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

Trong kỹ thuật điện, nguồn xoay chiều được viết tắt tiếng Anh là AC [viết tắt của Alternating Current][1][2] và được ký hiệu bởi hình ~ [dấu ngã - tượng trưng cho dạng sóng hình sin].

Trong mạch điện điện tử, sóng sin được dùng để ám chỉ điện xoay chiều đặt trên những linh kiện điện tử vì sóng Sin là một dạng sóng tuần hoàn điều hòa.

So sánh điện 1 chiều và điện xoay chiều.

Bài chi tiết: Truyền tải điện năng và Phân phối điện năng

Chu kỳ của dòng điện xoay chiều ký hiệu là T là khoảng thời gian mà điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, chu kỳ được tính bằng giây [s]

Tần số [F] là số lần lặp lại trang thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây [đơn vị là Hz]

Công thức: F = 1/T

Ảnh hưởng của tần số cao

Bài chi tiết: Hiệu ứng da

Bài chi tiết: UPS

Dòng điện xoay chiều được đi kèm [hoặc gây ra] bởi điện áp xoay chiều. Một điện áp xoay chiều, ký hiệu là v, có thể được mô tả bằng một hàm của thời gian theo phương trình sau:

v [ t ] = V p e a k ⋅ sin ⁡ [ ω t ] {\displaystyle v[t]=V_{\mathrm {peak} }\cdot \sin[\omega t]}  

Trong đó:

  • V p e a k {\displaystyle \displaystyle V_{\rm {peak}}}  là điện áp đỉnh cực hay cực đại [đơn vị: volt],
  • ω {\displaystyle \displaystyle \omega }   là tần số góc [đơn vị: radian trên giây]
    • Tần số góc có liên hệ với tần số vật lý, f {\displaystyle \displaystyle f}   [đơn vị: hertz], thể hiện số chu kỳ thực hiện được trong một đơn vị thời gian, được tính bằng công thức ω = 2 π f {\displaystyle \displaystyle \omega =2\pi f}  .
  • t {\displaystyle \displaystyle t}  là thời gian [đơn vị: giây].

Giá trị cực-đến-cực [peak-to-peak] của điện áp dòng AC được định nghĩa là chênh lệch giữa đỉnh cực dương và đỉnh cực âm. Vì giá trị cực đại của sin ⁡ [ x ] {\displaystyle \sin[x]}  là +1 và giá trị cực tiểu là −1. Điện áp dòng AC cũng dao động giữa hai giá trị là + V p e a k {\displaystyle +V_{\rm {peak}}}   − V p e a k {\displaystyle -V_{\rm {peak}}}  . Điện áp cực-đến-cực, thường được viết là V p p {\displaystyle V_{\rm {pp}}}  hoặc V P − P {\displaystyle V_{\rm {P-P}}}  , do vậy được tính bằng V p e a k − [ − V p e a k ] = 2 V p e a k {\displaystyle V_{\rm {peak}}-[-V_{\rm {peak}}]=2V_{\rm {peak}}}  .

Sau khi phát hiện ra cảm ứng điện từ, thì đó là lúc dòng điện xoay chiều được ra đời.

Và dòng điện xoay chiều là sản phẩm đầu tay của một người nước Anh tên Michael Faraday và nhà văn Pháp Hippolyte Pixii.

Năm 1882, thợ điện người Anh - James Gordon, là người đã chế tạo máy phát điện hai pha lớn. Còn Lord Kelvin và Sebastian Ziani de Ferranti thì đã phát triển một máy phát điện sớm hơn ở tần số từ 100 Hz đến 300 Hz.

Năm 1891, Nikola Tesla giành được bằng sáng chế cho một máy phát điện.

Sau năm 1891, máy phát điện đa năng được sử dụng để cung cấp dòng điện, và tần số dòng điện xoay chiều của máy phát điện, kế đến động cơ đốt và mạch điện được thiết kế từ 16 Hz đến 100 Hz.

Theo luật cảm ứng điện từ, khi từ trường xung quanh dây dẫn thay đổi, dòng điện gây ra sẽ được tạo trong dây dẫn. Thông thường, một nam châm quay được gọi là rotor, và một nhóm dây dẫn cố định cuộn tròn trong một cuộn dây trên một lõi sắt, gọi là stator. Đó là lúc để tạo ra dòng điện khi vượt qua từ trường. Máy móc luân phiên tạo điện cơ bản được gọi là máy phát điện.

  • Điện một chiều
  • Công suất điện xoay chiều

  1. ^ N. N. Bhargava; D. C. Kulshreshtha [1983]. Basic Electronics & Linear Circuits. Tata McGraw-Hill Education. tr. 90. ISBN 978-0-07-451965-3. Đã bỏ qua tham số không rõ |last-author-amp= [gợi ý |name-list-style=] [trợ giúp]
  2. ^ National Electric Light Association [1915]. Electrical meterman's handbook. Trow Press. tr. 81.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Điện_xoay_chiều&oldid=68486415”

Video liên quan

Chủ Đề