Điều trị ngộ độc thuốc diệt cỏ Glyphosate

Liệu pháp hỗ trợ là chìa khóa. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ vì suy hô hấp do yếu cơ hô hấp.

Atropine được cho đủ liều để làm giảm co thắt phế quản và phù phổi hơn là bình thường hóa kích thước đồng tử hoặc nhịp tim. Liều khởi đầu là từ 2 đến 5 mg IV [0,05 mg/kg ở trẻ em]; liều có thể được tăng gấp đôi mỗi 3 đến 5 phút. Tiêm vài gram atropine có thể cần thiết cho những bệnh nhân bị ngộ độc nghiêm trọng.

loại bỏ chất độc càng sớm càng tốt sau khi ổn định bệnh nhân. Người chăm sóc nên tránh tự nhiễm độc trong khi chăm sóc. Đối với tiếp xúc trực tiếp, quần áo được lấy ra, và bề mặt cơ thể được làm sạch kỹ lưỡng. Đối với việc ngộ độc đường uống trong vòng 1 giờ, than hoạt tính có thể được sử dụng. Cách biện pháp làm rỗng dạ dày thường nên tránh. Nếu được thực hiện, khí quản được đặt trước để ngăn ngừa sặc.

Pralidoxime [2-PAM] được cho sau khi atropine để làm giảm các triệu chứng thần kinh cơ. 2-PAM [1 đến 2 g ở người lớn, 20 đến 40 mg/kg ở trẻ em] được cho trong vòng 15 đến 30 phút sau khi tiếp xúc với một phosphate hữu cơ hoặc carbamin, bởi vì, thường xuyên, liệu chất độc là một phosphat hữu cơ hay carbamin không được biết ở thời gian điều trị. Truyền có thể được sử dụng sau khi tiêm liều [8 mg/kg/h ở người lớn, 10 đến 20 mg/kg/h ở trẻ em].

Benzodiazepine được sử dụng cho động kinh. Diazepam dự phòng có thể giúp ngăn ngừa các triệu chứng thần kinh sau khi ngộ độc phospho hữu cơ từ vừa đến nặng.

Ngộ độc thuốc diệt cỏ

Thống kê sơ bộ từ tháng 9/2004 đến đầu năm 2013 của Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, TP.HCM đã có 1.552 ca nhập viện do ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Theo các nhà chuyên môn, chỉ cần uống một lượng nhỏ chất này thì nguy cơ tử vong rất cao vì đến nay, khoa học chưa nghiên cứu ra thuốc kháng độc, điều trị ngộ độc paraquat. Vậy việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngộ độc thuốc diệt cỏ có nguy hiểm?

Paraquat là loại hóa chất cực độc có trong thuốc diệt cỏ đã bị cấm ở châu Âu nhưng ở nước ta vẫn được sử dụng rộng rãi. Hiện trên thị trường có các tên khác như: glamoxone, cyclone, surefire, prelude…

Paraquat thẩm qua tiểu tràng rất nhanh. Nồng độ huyết tương lên đến đỉnh cao sau 2 giờ, 5-10% được hấp thụ qua ruột, còn lại được thải trừ qua phân. Do vậy, chỉ cần uống quá 40mg paraquat/kg [khoảng một thìa canh 15ml] dung dịch paraquat 20% thường gây tử vong trong 1-5 ngày do suy đa phủ tạng hoặc do bỏng niêm mạc tiêu hóa. Bỏng thực quản có thể gây thủng dẫn đến viêm trung thất. Uống từ 30-40mg paraquat/kg sẽ gây tử vong trong vòng 5 ngày đến nhiều tuần do viêm loét ống tiêu hóa và hoại tử vỏ thận, cuối cùng là xơ phổi.

 Phun thuốc diệt cỏ mà không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động có thể gây ngộ độc cho bản thân.

Dấu hiệu nhận biết

Khi ngộ độc, bệnh nhân có biểu hiện tại chỗ là kích thích và viêm da, màng tiếp hợp, kết mạc, long móng. Triệu chứng toàn thân [hội chứng suy đa tạng] gồm: Tiêu hóa: Nôn sớm, đau rát, loét niêm mạc miệng, họng, thực quản, thượng vị. Có thể thủng thực quản, dạ dày hoặc tá tràng; Hô hấp: có thể suy hô hấp sớm nếu nặng [tổn thương phổi, xuất huyết phổi] hoặc có biến chứng tràn khí màng phổi, trung thất. Thường xơ phổi tiến triển dần, khó thở, SPO2 giảm, PaO2 giảm dần xuất hiện sau vài ngày tới vài tuần và dẫn tới tử vong; Tiết niệu: hoại tử ống thận cấp, suy thận có thể xuất hiện từ ngày thứ 2 trở đi; Viêm gan: từ ngày thứ 2 trở đi, có thể suy gan.

Theo một nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân bị ngộ độc paraquat thì mức độ tổn thương là: loét miệng qua đường uống [100%]; suy hô hấp [trên 80%]; suy gan [trên 60%]; suy thận [trên 50%]; tràn khí trung thất, dưới da, màng phổi [7%]; truỵ mạch [4,5%], thủng thực quản [4,5%]. Với tính độc cho người rất cao nhưng cho đến nay vẫn chưa có chất giải độc, chỉ có một biện pháp duy nhất là thải trừ độc càng sớm càng tốt [nếu tới sau 6 giờ, súc rửa dạ dày và cho uống chất hấp phụ không còn hiệu quả].

Xử trí như thế nào?

“Giờ vàng” cho cấp cứu ngộ độc

Thời gian “giờ vàng” chỉ là 2 giờ đầu sau khi uống phải thì bệnh nhân có cơ hội được cứu sống. Tuy nhiên, ở nước ta, ngộ độc paraquat thường dài hơn 6 giờ sau khi uống, thậm chí nhiều bệnh nhân đến viện cấp cứu rất muộn. Theo nghiên cứu, paraquat có nồng độ cao nhất ở phổi trong 7 giờ đầu, nếu không có suy thận và 15-20 giờ nếu có suy thận.

Các nguyên tắc ưu tiên ban đầu khi xử trí bệnh nhân ngộ độc cấp nói chung, ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat nói riêng là đảm bảo thông thoáng đường thở, sau đó là các biện pháp hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Tại nơi phát hiện ngộ độc:

Gây nôn: làm càng nhanh càng tốt, trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách cho bệnh nhân uống 200ml nước [100ml nước muối sinh lý với trẻ em], tiếp theo dùng một que dài một đầu quấn bông hoặc vải, bảo bệnh nhân há miệng, ngoáy que bông vào góc hàm kích thích nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 30ml [người lớn]; 10-15ml ở trẻ em, sau 15 phút sẽ gây nôn.

Nếu bệnh nhân tiếp xúc qua mắt, da…, cần rửa da, rửa mắt liên tục với nhiều nước trong 15 phút, sau đó đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu nhà quá xa cơ sở y tế, sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể:

Uống đất sét [nếu không có thì dùng đất thường]: hấp phụ rất tốt paraquat, pha nước uống ngay; Than hoạt tính: 1g/kg/lần hoặc fuller’s earth: 1 – 2g/kg/lần, pha nước cho bệnh nhân uống rồi khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lời khuyên của thầy thuốc?

Để tránh tình trạng ngộ độc do uống nhầm hóa chất, cần chứa hóa chất trong các vật chứa an toàn, không chứa trong chai nước suối, trà xanh. Để hóa chất tránh xa tầm tay trẻ em. Quan tâm đến trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, tạo thói quen sống lành mạnh và tinh thần thoải mái cho trẻ, tránh tình trạng bi quan dẫn đến tự tử.            

   BS. Lê Thái

Bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn sơ cứu, sau đó chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, hôn mê sâu.

Các bác sĩ đánh giá đây bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ rất nặng, sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa tạng, tổn thương thận cấp, tổn thương tim phổi do hít phải chất tiết. Bệnh nhân nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Quảng cáo

Kíp bác sĩ tăng cường đào thải chất độc, điều trị thở máy, hỗ trợ hô hấp, dùng kháng sinh điều trị viêm phổi, lọc máu liên tục. Sau hai ngày tích cực điều trị, người bệnh ý thức tỉnh táo, phổi có nhiều tiến triển, cắt thuốc vận mạch, thận bắt đầu hoạt động tốt hơn, dừng lọc máu liên tục.

Quảng cáo

Ba ngày tiếp theo, bệnh nhân cai thở máy, rút ống nội khí quản, tinh thần tỉnh táo hoàn toàn, tự thở tốt. Ngày 14/11, người bệnh vẫn tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Đinh Văn Trung, thuốc diệt cỏ Glyphosate là hóa chất thường được dùng trong nông nghiệp, khi ngộ độc sẽ ảnh hưởng đến thần kinh, hô hấp, tim mạch, thận, tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sau điều trị, tình trạng người bệnh đã tương đối ổn định. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bạn sẽ gặp phải triệu chứng gì khi bị ngộ độc glyphosate?

Thứ Hai ngày 27/06/2022

  • Ngộ độc opiat: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
  • Vitamin K là gì? Cần lưu ý gì khi ngộ độc vitamin K
  • Warfarin là gì? Giải pháp khắc phục và phòng ngừa ngộ độc warfarin

Tình trạng ngộ độc glyphosate thường xảy ra khi lượng glyphosate xâm nhập vào trong cơ thể và gây ra một số vấn đề nguy hại đến sức khỏe. Nếu không có hướng khắc phục kịp thời, bệnh nhân sẽ rất dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vậy ngộ độc glyphosate là gì và nên có hướng phòng ngừa ra sao? Cùng theo dõi nội dung bài viết sau để được giải đáp cụ thể nhé.

Glyphosate là gì?

Glyphosate là một loại thuốc diệt cỏ có tác dụng ức chế sự phát triển của thực vật ở diện rộng. Glyphosate thường được dùng ở trên lá cây nhằm diệt cả cỏ và cây lá rộng. Dạng muối natri của thuốc glyphosate được sử dụng để điều chỉnh sự phát triển của thực vật và làm khô các loại cây trồng.

Năm 1974, glyphosate đã được đăng ký sử dụng lần đầu tại Mỹ. Glyphosate là một trong số những thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất tại Mỹ. Glyphosate được sử dụng nhiều trong lâm nghiệp, nông nghiệp, trên đồng ruộng hoặc bãi cỏ. Không chỉ vậy, một số sản phẩm chứa glyphosate có khả năng kiểm soát được thực vật thủy sinh.

Glyphosate là một loại thuốc diệt cỏ

Glyphosate có rất nhiều dạng, trong đó bao gồm dạng axit và dạng muối.Glyphosate có thể tồn tại ở dạng chất lỏng có màu hổ phách hoặc chất rắn. Theo đó, có đến hơn 2000 sản phẩm thuốc trừ cỏ có chứa glyphosate ở trên thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng 128 loại thuốc diệt cỏ mà trong đó 70 - 80% có chứa thành phần glyphosate. Thuốc được nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ.

Cách thức hoạt động của glyphosate

Glyphosate vốn là loại thuốc diệt cỏ không chọn lọc, điều này có nghĩa là nó sẽ tiêu diệt được đa số các loại thực vật. Glyphosate ngăn cản thực vật tạo ra một số loại protein cần thiết cho sự phát triển của cây và ngăn chặn axit shikimic - một loại axit cần thiết cho vi sinh vật và thực vật.

Trong nông nghiệp

  • Diệt trừ cỏ dại trên các loại cây trồng.
  • Làm sạch ruộng trước khi canh tác.

Trong công nghiệp

  • Kiểm soát cỏ dại tại các khu công nghiệp, dọc đường cao tốc.
  • Loại bỏ cỏ dại khu trường học, công viên, khu vui chơi giải trí.
  • Quản lý môi trường sống của các loài thực vật bản địa đang bị đe dọa bởi sự phát triển không kiểm soát được của cỏ dại.
  • Kiểm soát cỏ dại trên vỉa hè, thảm hoa, xung quanh cây hoặc nơi cỏ dại xuất hiện, trong sân, vườn nhà và khu vục xung quanh siêu thị.

Một người có thể tiếp xúc với glyphosate thế nào?

Khi phun thuốc, glyphosate có thể ngấm qua mặt đất vào dòng nước hay chảy ra cánh đồng. Bên cạnh đó, dùng thuốc trừ sâu hoặc bón thuốc ở trong đất có chứaglyphosate sẽ để lại một lượng dư thuốc ở trên sản phẩm.

Trong quá trình phun thuốc, nếu bạn tiếp xúc với glyphosate mà không có đồ bảo hộ thì nguy cơ bị nhiễm độcglyphosate là rất cao.

Bạn có thể tiếp xúc với glyphosate nếu như glyphosate tiếp xúc với mắt, da hoặc hít phải trong quá trình sử dụng. Nếu hút thuốc hay ăn uống sau khi làm việc liên quan đến glyphosate mà không rửa tay thì có khả năng thuốc sẽ ngấm vào bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, bạn vẫn có khả năng bị phơi nhiễm nếu như chạm vào cây mà vẫn còn ướt khi xịt. Một điều đáng lưu ý là glyphosate không có khả năng bị bốc hơi sau khi phun.

Ngộ độc glyphosate gây ra triệu chứng gì?

Glyphosate nguyên chất thường có độc tính khá thấp. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại chứa nhiều thành phần khác và giúp cho glyphosate đi vào thực vật. Những chất phụ gia này sẽ khiến cho sản phẩm trở nên độc hại hơn.

Ở người, glyphosate không dễ dàng đi qua da. Khi được hấp thụ hoặc bị nuốt vào cơ thể sẽ đi qua cơ thể khá nhanh. Đa số glyphosate khi đi qua thông qua phân và nước tiểu sẽ không bị biến đổi thành loại hóa chất khác.

Những sản phẩm có chứa glyphosate có thể khiến cho da và mắt bị kích ứng. Các trường hợp bị hít phải hơi sương từ các sản phẩm có chứa glyphosate sẽ cảm thấy vùng cổ họng và mũi bị ngứa ngáy. Nếu người nuốt phải glyphosate sẽ gây tăng tiết ở nước bọt, bỏng cổ họng và miệng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Có trường hợp ghi nhận đã bị tử vong sau khi cố ý nuốt phải glyphosate.

Ngộ độc glyphosate có thể gây ra triệu chứng buồn nôn

Không chỉ người, vật nuôi có thể gặp phải rủi ro khi ăn phải thực vật còn ướt do xịt các sản phẩm có chứa glyphosate. Động vật khi tiếp xúc với sản phẩm sẽ có thể bị nôn mửa, chảy nước dãi, chán ăn, nôn mửa và có vẻ buồn ngủ.

Cách phòng ngừa ngộ độc glyphosate

Để có thể hạn chế những rủi ro khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu có chứa glyphosate, bạn nên thực hiện các biện pháp đơn giản như sau:

  • Tránh tiếp xúc với những khu vực có sử dụng glyphosate.
  • Rửa sạch thực phẩm sống và nấu chín thực phẩm trước khi tiêu thụ.
  • Chỉ nên uống đồ uống đóng gói hoặc nước đóng chai không nằm trong khu vực chứa thuốc glyphosate.
  • Chỉ nên chứa glyphosate ở trong những vật chứa an toàn, không đựng trong chai nước suối.
  • Cần để xa hóa chất khỏi tầm tay của trẻ.
  • Tắm rửa bằng xà phòng cẩn thận sau khi sử dụng hoặc tiếp xúc với các sản phẩm có chứa glyphosate.
  • Nếu không may tiếp xúc với glyphosate ở dạng lỏng, bạn hãy thay và vứt ngay quần áo đã dính phải glyphosate. Bên cạnh đó, bạn cần rửa sạch vùng da bị dính hóa chất bằng xà phòng.

Cần rửa tay sau khi sau khi tiếp xúc vớiglyphosate

Trên đây là những vấn đề liên quan đến glyphosate và các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa trong trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc glyphosate. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • ngộ độc
  • glyphosate

Video liên quan

Chủ Đề