Đỉnh cao của nền văn hóa Đông Sơn là gì

Khi nhắc đến nền văn minh lúa nước, nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ, người ta không thể nào không nhắc đến trống đồng Đông Sơn - với niềm tự hào thiêng liêng về văn hóa dân tộc. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn - nét đẹp tâm linh cổ đại, ngay dưới đây thôi nào!

Nguồn gốc luôn là điều đầu tiên mà chúng ta nên biết khi tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, quê hương của trống đồng Đông Sơn là vùng đất Tổ trung du Phú Thọ và một số tỉnh Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Xuất hiện từ khá sớm từ thế kỉ 7 - thế kỉ 6 TCN, có thể nói đây là sản phẩm vô cùng trí tuệ của người Việt cổ.

Nguồn gốc lâu đời của trống đồng Đông Sơn

Với sự sáng tạo hiếm có kết hợp cùng kĩ thuật luyện kim đỉnh cao đã tạo nên những chiếc trống đồng thực sự hoàn mỹ, thuộc hàng bậc nhất thời kì bấy giờ. Nếu có dịp ghé thăm Đền Hùng, bạn sẽ cảm thấy thực sự choáng ngợp bởi sự hoàn hảo của chiếc trống đồng loại 1 lớn nhất, được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1990.

Những chiếc trống đồng được phát hiện nhiều ở đồi Khuôn Muồi đã chứng minh được đời sống văn hóa tâm linh quý báu, cuộc sống phồn hoa sung túc của người Việt cổ. Và đó cũng là tư liệu quý giá để thế hệ cháu con tự hào về ông cha, tự hào về con người Việt xưa.

2. Hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn

Những hoa văn được lựa chọn để trang trí trên trống đồng Đông Sơn thường mang tính biểu tượng, ước lệ và vô cùng độc đáo. Ở giữa mặt trống là hình mặt trời hoặc hình ngôi sao mười hai cánh, mười bốn cánh. Xung quanh mặt vị trí giữa mặt trống là mười hai vòng đồng tâm, mỗi vòng đều có hình trang trí.

Hoa văn trang trí luôn khiến các nhà khoa học cảm thấy kinh ngạc mỗi khi tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn. Quán sát trên mặt trống, bạn sẽ thấy: có ba vòng đồng tâm được trang trí hình người và vật, một vòng là hình hươu và chim xen kẽ, một vòng họa hình chim lạc ăn cá. Thân trống thường trang trí bằng hình thuyền, hình vũ nữ, chim, thú hoặc các hoa văn hình học.

Hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn

  • Hình người: thường mặc váy dài hai vạt, vừa đi vừa múa, có người cầm rìu, có người thổi kèn, cầm giáo đứng xen kẽ nhau. Ở một số chiếc trống là hình đôi trai gái đang cầm chày, quay mặt về phía nhà cầu mùa màng bội thu…
  • Hình nhà: xuất hiện nhiều nhất là loại nhà sàn truyền thống có mái cong hoặc mái tròn.
  • Hình thuyền: nhiều trống đồng có chạm khắc hình thuyền trên tang trống, mỗi thuyền đều có người cầm lái đội mũ lông chim, một người bắn cung và thủy binh đánh xa.

3. Những ý nghĩa của họa tiết trên mặt trống đồng

Ý nghĩa của họa tiết trên trống đồng đem lại sẽ khiến bạn cảm thấy tự hào về lịch sử ông cha mỗi khi tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn.

Những hoa văn hiện thực như động vật, thực vật hay con người thường được gửi gắm những suy nghĩ, tâm tư, ước nguyện của mọi người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đủ đầy.

Ý nghĩa của họa tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn

Không những thế, hoa văn tưởng chừng như đơn giản này lại thể hiện được tiết khí trong năm, đó là tiết đông chí, hạ chí, khoảng thời gian xuân phân, thu phân rất đầy đủ và mới lạ. Điều này chứng tỏ rằng, ông cha ta đã biết xem tiết khí, thời tiết trong năm từ rất lâu đời.

>>> Xem ngay: Cách treo tranh mặt trống đồng Đông Sơn đúng cách hợp phong thủy


Mong rằng những thông tin bổ ích trên đã cung cấp cho bạn thật nhiều kiến thức khi tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn. Bên chúng tôi có rất nhiều những mẫu trống đồng Đông Sơn khác nhau dành cho bạn lựa chọn. Mọi chi tiết xin liên hệ theo hotline  0984.246.198 hoặc 0966.877.869, ngoài ra, bạn có thể truy cập vào web //dongdaiphat.vn/ để được tư vấn kĩ hơn..

Rated 4.2/5 based on 20 customer reviews

Trống đồng Đông Sơn được phát hiện tại Timor Leste. [Ảnh: Trung Sơn/TTXVN]

Từ bao đời nay, trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền văn hóa Đông Sơn và nền văn minh sông Hồng của người Việt cổ thời kỳ Hùng Vương dựng nước Văn Lang. Trống đồng đã trở thành biểu tượng thiêng liêng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Quê hương của trống đồng Đông Sơn là vùng đất Tổ trung du Phú Thọ và các tỉnh vùng Bắc bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam. Trống đồng Đông Sơn đã tồn tại trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đến thế kỷ 6 sau Công nguyên. Đây là sản phẩm đầy trí tuệ của người Việt cổ. Tổ tiên ta đã vượt lên những khắc nghiệt của thiên nhiên bằng sự dũng cảm, thông minh và sáng tạo hiếm có, đã tạo nên kỹ thuật luyện kim đồng thau mang đậm yếu tố bản địa của người Việt, tạo nên nền văn hóa đồng thau vào loại bậc nhất ở Đông Nam châu Á. Những chiếc trống đồng Đông Sơn chính là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển rực rỡ và tỏa sáng trên lưu vực của sông Hồng- con sông Cái của đất Mẹ Việt Nam, nơi khai sinh ra dân tộc và đất nước Việt Nam hôm nay. Theo các nhà nghiên cứu, trống đồng được ra đời từ nền văn hóa Đông Sơn gắn liền với thời kỳ các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Địa bàn Phú Thọ là trung tâm của nền Văn hóa Đông Sơn - Văn minh sông Hồng. Đỉnh cao của sự hoàn thiện kỹ thuật chế tạo là trống đồng Đền Hùng có kích thước trống loại 1 lớn nhất từ trước đến nay được phát hiện năm 1990 tại đồi Khuôn Muồi, một ngôi làng cổ ngay sát chân núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các Vua Hùng đã có công dựng nước. Điều đó chứng minh trống đồng Đền Hùng là vật linh thiêng đã được nhà nước Văn Lang dùng làm linh vật mỗi khi tế lễ, hội hè tại khu di tích lịch sử Đền Hùng. Chiếc trống đồng được phát hiện ở đồi Khuôn Muồi cùng với nhiều chiếc trống đồng loại 1 khác đã được tìm thấy trên dải đất Việt Nam là những tư liệu vô cùng quý báu và có vị trí linh thiêng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy tại Yên Bái. [Ảnh: Trung Kiên/TTXVN]

Trống đồng không chỉ là vật linh mà thông qua đó chúng ta đã được sáng tỏ nhiều vấn đề, là thông điệp làm nên biểu tượng tập trung nhất những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của một nhà nước được xác lập đầu tiên trên đất nước ta - Nhà nước Hùng Vương. Trống đồng và những hình khắc họa trên trống đã giúp chúng ta hình dung về cuộc sống của người Việt cổ ở thời xa xưa. Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt, tang và thân trống. Nó được các nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích để làm cơ sở khoa học trong phân loại trống và khắc họa những nét sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa Đông Sơn thời bấy giờ. Trống đồng không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, trong lễ hội và trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, khi người thủ lĩnh bộ lạc kêu gọi mọi người từ khắp nơi tụ về để cùng chiến đấu. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực. Người thủ lĩnh có quyền lực càng lớn thì trống càng to và đẹp. Trống đồng cũng được coi là một tài sản quý, và được làm đồ tuỳ táng khi người chủ qua đời. Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển, là một hiện vật vô cùng quý báu, một trong những niềm tự hào lớn của văn hóa Việt Nam.

Ngày nay, hàng trăm chiếc trống đồng được phát hiện, lưu giữ và trưng bày trang trọng ở các bảo tàng quốc gia và các địa phương, vùng đất Thanh Sơn miền Tây của tỉnh Phú Thọ, nơi duy nhất tại Việt Nam vẫn còn ngày hội Trống đồng của dân tộc Mường với lễ hội "Đâm Đuống" và "Chàm thau."

Đây cũng là một trong số những vùng địa linh của tỉnh Phú Thọ đã phát hiện được nhiều trống đồng trong lòng đất nhất. Chính vì lý do đó, tỉnh Phú Thọ đã khôi phục nghi thức linh thiêng là đánh trống đồng trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm.

Trống đồng Đông Sơn được phát hiện ở Pác Nặm, Bắc Kạn. [Ảnh: Nguyễn Văn Trình/TTXVN]

Tiếng trống đồng Đông Sơn không chỉ ngân vang ở Đền Hùng mà còn vang vọng đến mọi miền đất nước, khẳng định những giá trị về truyền thống, đạo lý nhân văn sâu sắc của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước với bao biến cố, thăng trầm vẫn hiên ngang đứng vững và tự hào phát triển đi lên cùng nhân loại. Trống đồng không chỉ là bảo vật của văn hóa Việt Nam mà còn là điểm hội tụ hồn thiêng sông núi được hình thành từ thời Hùng Vương dựng nước và được tích tụ tinh hoa dân tộc trong suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam từ thời đại các Vua Hùng đến thời đại Hồ Chí Minh. Những chiếc trống đồng Đông Sơn được phát hiện trên khắp lãnh thổ của nước Việt Nam là minh chứng hùng hồn cho tinh hoa văn hóa cũng như ý chí quật cường của dân tộc Việt Nam./. 

Đình Thuận [TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề