Đồ dùng dạy học tự làm Tiểu học

TỰ LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.     Tự làm đồ dùng dạy học ở trường tiểu học

* Vai trò 
Giúp HS lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, khái niệm, quy tắc;
Phát triển kĩ năng thực hành ở HS;
Phát triển trí tuệ của HS;
Giáo dục nhân cách HS;
Hợp lí hóa quá trình hoạt động dạy học. 

* Những yêu cầu đối với ĐDDH tự làm
- Đảm bảo được các thông tin chủ yếu về các hiện tượng, sự vật liên quan đến nội dung bài học; gắn với chương trình và SGK
- Phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học bộ môn
- Đảm bảo tính trực quan, tăng hứng thú nhận thức của HS 
- Có tính khoa học, sư phạm, kĩ thuật, mĩ thuật và kinh tế
- Sử dụng đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn trong trường học
- ĐDDH tự làm cần đơn giản, sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương.
* Kế hoạch tự làm ĐDDH ở trường tiểu học
GV phải có kế hoạch tự mình và huy động HS cùng tham gia sưu tầm, thu gom các hiện vật, vật liệu phục vụ cho kế hoach tự làm ĐDDH trong năm. 
Căn cứ vào khả năng, số lượng, tính chất của ĐDDH tự làm mà GV lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp. 
GV cần hướng dẫn cụ thể, việc vừa sức, gắn với nội dung học tập một cách thiết thực, tránh hình thức và tốn nhiều công sức, thời gian của HS. 
Đối với các thành phần khác trong cộng đồng, có thể nhờ giúp đỡ về kỹ thuật, công cụ, vật liệu, cơ sở vật chất,… hoặc giúp đỡ theo đơn đặt hàng.
* Một số định hướng
Sưu tầm mẫu vật: gồm các dạng sau:
- Vật sấy khô, ép khô để dùng nhiều năm [bách thảo, côn trùng, một số loại hoa quả,…]
Vật tươi sống để trực tiếp giới thiệu khi giảng dạy 
[con cá, con bướm, hoa, lá, quả,…]
- Sưu tầm một số vật thực [tem thư, phong bì, các loại hộp giấy, một số loại công cụ như kìm, búa, một số đồ dùng điện như: dây điện, bóng điện, công tắc, cầu chì,…]

2.     Tự làm đồ dùng dạy học môn Tiếng Việt

a/ Một số sản phẩm tự làm
* Que trắc nghiệm
- Dùng trong việc ôn tập hay kiểm tra, đánh giá HS với hình thức câu hỏi trắc nghiệm
- Cách thực hiện: GV và cán bộ thiết bị chuẩn bị hai vòng hoa. GV hướng dẫn HS cắt và dán các con chữ [nên mỗi con chữ có một màu khác nhau]. Sau đó, điều chỉnh lại và ép plastic. 
- Sau khi hoàn thành, HS tự sử dụng và bảo quản. [Với HS lớp 4 và 5 có thể yêu cầu các em cắt luôn cả hai vòng hoa.]
* Đoàn tàu lửa
- Dùng trong việc dạy các môn học hay các trò chơi học tập như: tìm tiếng – âm – vần; tính nhanh,…
- Cách thực hiện: GV và cán bộ thiết bị chuẩn bị các mẫu, hướng dẫn HS cắt và dán. Nếu không có điều kiện để in màu có thể hướng dẫn thêm HS tô màu. 
* Tranh động: 
- Dùng trong dạy học môn Toán, Tiếng Việt, TN – XH, hay trò chơi học tập.
Cách thực hiện: Giáo viên vẽ tranh, hướng dẫn HS tô màu [HS lớp 4, 5, GV có thể hướng dẫn HS vẽ và tô màu]. Đối với các con thú, HS sưu tầm [từ báo, ảnh] hay vẽ tùy ý; 
*Sưu tầm mẫu vật:
- Một số vật phẩm văn hóa tiêu biểu của địa phương: sản phẩm thêu, đan, mẫu hoa văn, thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, mô hình chùa tháp, nhà rông,…

*Vẽ tranh, làm tranh động: 
Vẽ tranh minh họa theo nội dung bài học hoặc phóng to những tranh trong SGK. 
Việc thu nhỏ, phóng to tranh có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Kẻ ô vuông
+ Thu, phóng tranh, ảnh bằng máy photocopy
- Tự làm tranh động

3.     Tự làm đồ dùng dạy học môn Toán

·                   Que trắc nghiệm
- Dùng trong việc ôn tập hay kiểm tra, đánh giá HS với hình thức câu hỏi trắc nghiệm  đối với môn toán
- Cách thực hiện: GV và cán bộ thiết bị chuẩn bị hai vòng hoa. GV hướng dẫn HS cắt và dán các con số [nên mỗi con số có một màu khác nhau]. Sau đó, điều chỉnh lại và ép plastic. 
- Sau khi hoàn thành, HS tự sử dụng và bảo quản. [Với HS lớp 4 và 5 có thể yêu cầu các em cắt luôn cả hai vòng hoa.]
* Tranh động: 
- Dùng trong dạy học môn Toán, hay trò chơi học tập môn toán.
Cách thực hiện: Giáo viên vẽ tranh, hướng dẫn HS tô màu [HS lớp 4, 5, GV có thể hướng dẫn HS vẽ và tô màu]. Đối với các con thú, HS sưu tầm [từ báo, ảnh] hay vẽ tùy ý; 

* Sưu tầm mẫu vật:

- Một số loại dụng cụ như chai, lọ, ca, can nhựa,…, các loại bao bì hình lập phương, hình hộp chữ nhật,…, khay nhựa, vỏ hộp có nhiều màu sắc để có thể cắt thành các hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,…

4.     Tự làm đồ dùng dạy học môn TN – XH, môn Khoa học

*Tranh động: 


- Dùng trong dạy học môn TN – XH, môn khoa học hay trò chơi học tập môn TNXH - KH.
Cách thực hiện: Giáo viên vẽ tranh, hướng dẫn HS tô màu [HS lớp 4, 5, GV có thể hướng dẫn HS vẽ và tô màu]. Đối với các con thú, HS sưu tầm [từ báo, ảnh] hay vẽ tùy ý; 
Sưu tầm tranh ảnh: trên báo chí, báo ảnh, bưu ảnh, lịch,…
*Tự làm mô hình: 
- Dùng giấy, vải lụa, ni lông, dây thép, dây đồng tạo thành hoa, lá.
- Dùng đất sét, thạch cao nặn các con vật, các loại quả, củ.
- Dùng các loại giấy thấm nước bồi trên khuôn mẫu hoặc lên vật thực tạo thành mô hình các loại quả, củ, con vật, đồ vật,…
- Dùng gỗ mềm, nhựa xốp,… gọt thành các loại củ, quả,…
- Có thể sưu tầm các loại mô hình có sẵn ở đồ chơi trẻ em như: hoa bằng nhựa, vải ni lông, sành sứ, mô hình máy bay, ô tô, tàu hỏa, máy điện thoại,…
*Vẽ tranh, làm tranh động: 
Vẽ tranh minh họa theo nội dung bài học hoặc phóng to những tranh trong SGK. 
Việc thu nhỏ, phóng to tranh có thể sử dụng các phương pháp sau:
+ Kẻ ô vuông
+ Thu, phóng tranh, ảnh bằng máy photocopy
- Tự làm tranh động

Tác giả: [Sưu tầm]

Ý tưởng làm đồ dùng dạy học tiểu học là ý tưởng mới lạ đang được các thầy cô giáo đặc biệt quan tâm. Đối với các bé từ mẫu giáo lên tiểu học còn nhiều bỡ ngỡ, phải tập làm quen nhiều với phép tính toán thì nhà trường cùng thầy cô cần có ý tưởng làm những món đồ dùng dạy học ngộ nghĩnh, sáng tạo để nâng cao kết quả học tập của các em học sinh. Cùng Góc Yêu Bé tìm hiểu chi tiết về cách làm đồ dùng dạy học tiểu học nhé.

Xem thêm:

Cách làm vòng quay số

Nguyên liệu gồm

  • Bìa cát tông
  • Các loại màu
  • Bút màu
  • Kéo

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Cắt 1 hình tròn to trên bìa cát tông
  • Bước 2: Dùng bút và thước kẻ tạo hình tròn nhỏ ở giữa hình tròn to, và chia hình tròn đó thành 12 ô tam giác nhỏ. Sau đó dùng bút màu tạo viền cho 12 ô nhỏ đó và viền bao quanh hình tròn đó
  • Bước 3: lấy 3 ô tam giác nhỏ ở chéo nhau để viết lên vào từng ô là “thêm lượt”, “mất lượt” và “hình phạt”
  • Bước 4: những ô còn lại viết số từ 1 – 9
  • Bước 5: Tô màu cho tất cả các ô trong hình tròn với những màu sắc khác nhau
  • Bước 6: Cắt hình mũi tên bằng bìa cát tông và tô màu trắng rồi dùng cái đinh đóng vào chính giữa hình tròn
  • Bước 7: Thiết kế một cây chắc chắn để giúp vòng tròn quay số đứng vững

Đây là một trò chơi giải trí, và giúp các em học sinh không còn cảm thấy xa lạ với cô giáo và các bạn.

Cách làm đồ dùng dạy học toán tiểu học

Nguyên liệu gồm:

Các bước tiến hành

  • Bước 1: Cắt nhiều hình con vật dễ thương lên giấy màu vàng
  • Bước 2: Cắt hình bông hoa 5 cánh lên giấy màu đỏ
  • Bước 3: Đặt bông hoa vào giữa hình con vật và dùng keo dán lại

Đối với loại đồ dùng này để giúp bé học toán nhanh hơn.

Ví dụ: Phép tính là 2 + 3 = ?

Bạn sẽ hướng dẫn bé dán 2 hình ngang bằng nhau, rồi tiếp tục dán 3 hình ngang bằng nhau ở bên dưới. Sau đó bé đếm số hình xem bằng bao nhiêu. Nó sẽ giúp bé tính toán nhanh hơn, tư duy tốt hơn và cũng hăng hái học tập hơn rất nhiều

Một số hình ảnh làm đồ dùng dạy học tiểu học độc đáo

Hy vọng với những cách làm đồ dùng dạy tiểu học mà chúng tôi hướng dẫn chi tiết ở trên sẽ giúp các thầy cô giáo tiểu học có thêm nhiều ý tưởng dạy học độc đáo. Từ đó nâng cao kết quả học tập của các bạn học sinh, mà giúp các bé gần gũi với thầy cô và các bạn nhanh hơn.

Video liên quan

Chủ Đề