Đọc hiểu kĩ năng tự học suốt đời

16/07/2021 06:02

Xây dựng ý thức và năng lực tự học, học suốt đời là một trong các tiêu chí cốt lõi phấn đấu mà Hội Khuyến học Việt Nam đã nêu ra đối với một công dân Việt Nam học tập.

Nói đến tự học là nói đến việc tự mình nghiên cứu, tìm tòi học hỏi, tiếp thu kiến thức của nhân loại trong sách vở, trong nhà trường, ngoài đời, mà không có thầy trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy. Khác với trong nhà trường, người học luôn có thầy giáo trực tiếp giảng dạy.

Học suốt đời tức là việc học tập đối với một con người không chỉ dừng lại ở một giai đoạn, thời gian nhất định trong nhà trường lúc học phổ thông, đại học, mà còn phải học tập ngay cả khi đi làm, lúc về già. Điều đó có nghĩa là học bất cứ lúc nào, ở đâu, miễn là khi có điều kiện thuận lợi, đặc biệt là còn sức khoẻ.

Xây dựng ý thức và năng lực tự học, học suốt đời không những hình thành nhận thức đúng đắn, mà còn có năng lực tốt để thực hiện có hiệu quả việc tự học, học suốt đời.

Mỗi công dân học tập phải có tinh thần tự học và học tập suốt đời vì kiến thức của nhân loại là vô bờ. Trong cuộc đời của một con người, không phải lúc nào cũng có điều kiện thuận lợi để được thầy giảng dạy trực tiếp, đặc biệt khi đã rời khỏi ghế nhà trường, khi đi làm việc, khi về già. Do đó, học để bổ sung thêm những hiểu biết cho cuộc sống. Hơn nữa, việc tự học còn giúp cho công dân khắc sâu, nhớ lâu hơn kiến thức đã tự tìm hiểu được. Việc nâng cao trình độ hiểu biết sẽ giúp cho công dân có nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống như tìm kiếm việc làm; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác; giúp công dân trở nên năng động, sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác. Bên cạnh đó, sẽ góp phần hoàn thiện nhân cách và làm cho công dân được mọi người kính nể hơn.

Ngày sách tổ chức tại Trường Tiểu học Ngụy Như Kon Tum, thành phố Kon Tum. Ảnh: NH

Khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ 4.0 đang phát triển nhanh chóng, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh và trước đòi hỏi của nền kinh tế tri thức, để thích ứng với những biến đổi của xã hội và hội nhập sâu rộng vào trường quốc tế, hơn bao giờ hết mỗi công dân phải chủ động nâng cao nhận thức, trình độ; do vậy, không gì khác hơn là phải học tập, tự học tập, học tập thường xuyên.

Mô hình Công dân học tập là mô hình nòng cốt, là yếu tố có tính quyết định đến sự thành công của việc xây dựng xã hội học tập.Việc tự học và học suốt đời giúp công dân học tập đạt được kết quả tích cực, góp phần vào việc xây dựng thành công xã hội học tập.

Để cho việc tự học, học suốt đời đạt kết quả tốt thì cần xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Đây là nhân tố có tính xuyên suốt, là kim chỉ nam cho các yếu tố khác liên quan đến học tập; không bao giờ tự cảm thấy thoả mãn với những gì bản thân biết được, phải luôn nêu cao tác phong độc lập trong suy nghĩ, không tin mù quáng; có tính kiên trì, lòng quyết tâm, sự say mê giúp công dân học tập không cảm thấy chán nản trong quá trình học tập.

Cùng với đó, căn cứ vào trình độ nhận thức, năng lực tiếp thu, yêu cầu của công việc đang làm, vị trí, nhu cầu của bản thân để lựa chọn những nội dung cơ bản, thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác để tự học tập. Có như thể mới tránh lãng phí thời gian; tận dụng mọi điều kiện, phương tiện thuận lợi [internet, các phần mềm, đĩa, băng, truyền hình, sách, báo…], bằng nhiều hình thức khác nhau: học chính quy, tại chức, từ xa, trực tuyến… để học tập.

Cần áp dụng kiến thức học được vào thực tế cuộc sống, vào công việc đang làm, có như vậy mới khắc sâu cũng như kiểm nghiệm giá trị đích thực của lý thuyết; phải biết rèn luyện tốt các kỹ năng như đọc, cập nhật thông tin trên sách, báo, các phương tiện thông tin; xây dựng kế hoạch học tập một cách khoa học, sắp xếp hợp lý thời gian, thời khóa biểu…, xây dựng ý thức, tinh thần động viên người thân trong gia đình, đồng nghiệp học tập thường xuyên.

Hiện nay, việc tự học của học sinh phổ thông rất hạn chế. Sau khi học xong chính khoá ở nhà trường, hầu hết các em đi học thêm ngoài nhà trường. Điều này làm cho các em sinh ra bệnh lười suy nghĩ, thiếu tự tin khi gặp một vấn đề mới. Do vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời các em về sau khi bắt đầu bước vào đời để tự lập. Đối với người lớn tuổi, vẫn còn bộ phận không nhỏ chưa có ý thức học suốt đời, chỉ thoả mãn đối với những gì học ở nhà trường, thiếu sự cập nhật kiến thức mới cho nên có ảnh hưởng đến kết quả giải quyết công việc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khuyên cán bộ và đồng bào: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”, “Học không bao giờ cùng”, “Phải lấy tự học làm cốt” và theo Người, “Ai cũng phải học; không kể người sang hay hèn; giàu hay nghèo; không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo, dân tộc… khi đã xác định việc học là một nhu cầu thì ai cũng phải tự giác học tập”.

Bởi vậy, xây dựng ý thức, năng lực tự học và học suốt đời không chỉ là các tiêu chí mà Hội Khuyến học Việt Nam nêu ra để đánh giá, công nhận đối với danh hiệu Công dân học tập mà đó còn là phương châm sống đối với tất cả mọi người Việt Nam. Xây dựng ý thức, năng lực tự học và học suốt đời không những có ý nghĩa, tác dụng tích cực, to lớn đối với bản thân của mỗi công dân mà còn có tác dụng trong việc đóng góp cho sự phát triển đối với quê hương, đất nước; đặc biệt đối với việc xây dựng xã hội học tập. Do vậy, mỗi công dân cần có ý thức xây dựng năng lực tự học và học suốt đời.   

NGUYỄN HÓA

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại đầy đủ nhất.

Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại - Đề số 1

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.

J.J. Ru-xô nói: “Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tùy ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thủ thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tùy thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thê hưởng được

Còn V. Hicy-gô thì viết: “Người ta được tự chủ, người ta tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản

Cái thú tự học cũng giống như cái thú đi choi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian. Những hiểu biết của loài người là một thê giới mênh mông. Kể làm sao hết được những sự vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[Theo Tự học – một nhu cầu thời đại – Nguyễn Hiến Lê, Ngừ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016]

Câu 1. Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Tìm câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích.

Câu 3. Theo tác giả, thú đi chơi bộ và tự học có những đặc điểm tương đồng nào?

Câu 4. Theo anh/ chị, vì sao chúng ta “không thể ghét sự tự học”?

Lời giải

Câu 1: Trong đoạn trích trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận là: So sánh

Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích là: “Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch”

Câu 3: Một số điểm tương đồng giữa thú đi chơi bộ và tự học là:

- Con người có thể tự do lựa chọn hướng đi, tốc độ, điểm nhấn, điểm dừng…

- Mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc được tự mình khám phá, thưởng thức những điều mới mẻ, thú vị.

- Đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, chủ động…

Câu 4: Chúng ta “không thể ghét sự tự học”

- Học sinh có thể đưa ra ý kiến cá nhân sau đó dùng những lập luận của mình để lý giải cho ý kiến đó.

- Ví dụ:

+ Tự học là công việc đòi hỏi tinh thần tư giác, ý thức chủ động, lòng kiên trì, sự nỗ lực không ngừng… nên không phải ai cũng yêu thích sự tự học.

+ Chúng ta không thể ghét sự tự học vì nó mang lại những lợi ích lớn lao và là điều kiện không thể thiếu để con người thực sự trưởng thành. Tự học nuôi dưỡng lòng ham hiểu biết, khát vọng khám phá và chiếm lĩnh tri thức; rèn luyện tính cách độc lập, chủ động; kích thích sự sáng tạo… Tự học giúp cho con người có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi và trong suốt cuộc đời, để không bao giờ rơi vào tình trạng cũ mòn, lạc hậu về tri thức…

Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại - Đề số 2

I. ĐỌC HIỂU [3 điểm]

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

J.J. Ru-xô và V. Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ.

J.J. Ru-xô nói: "Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý. Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại. Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại. Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi, tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được”.

Còn V. Huy-gô thì viết: "Người ta được tự chủ, tự do, người ta vui vẻ. Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có gì ngăn cản”.

Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[Theo Tự học - một nhu cầu thời đại, Nguyễn Hiến Lê, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 211 - 212]

Câu 1: Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?

Câu 2: Nêu tác dụng của thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Dựa vào đoạn trích, hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: "Ta không thể ghét sự tự học được".

Câu 4: Quan điểm: "Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông." giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

Lời giải

Câu 1: Câu văn nêu lên ý khái quát của đoạn trích là: Ta không thể ghét sự tự học được: nó là một cuộc du lịch.

Câu 2: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là so sánh. Tác dụng của thao tác lập luận này: chỉ ra Sự giống nhau giữa sự tự học với thú đi chơi bộ, từ đó giúp người đọc thấy được lợi ích của sự tự học.

Câu 3: Tác giả cho rằng: "Ta không thể ghét sự tự học được" bởi vì: "Sự tự học" là một cuộc "du lịch" - "du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian", "Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng Sách Vở".

Câu 4: HS rút ra ít nhất 01 bài học cho bản thân từ quan điểm của tác giả. "Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông.". Câu trả lời phải hợp lí, có sức thuyết phục.

Tham khảo các hướng trả lời sau đây:

- Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông, do đó, mỗi người phải nỗ lực học hỏi để có được nhiều tri thức cho bản thân.

- Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Nó hứa hẹn nhiều thú vị để chúng ta khám phá và chiếm lĩnh. Vì vậy, con người phải chịu khó học hỏi để có được những niềm vui, sự thú vị ấy.

- Hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Hiểu biết của mỗi người là hữu hạn. Vì thế, con người cần phải khiêm tốn và học hỏi không ngừng.

Đọc hiểu Tự học một nhu cầu thời đại - Đề số 3

Đọc phần văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?

Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng. Bạn thích cái xã hội ở thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả viên “Dạ minh châu” của Đường Minh Hoàng, khúc “Nghê thường vũ y” của Dương Quý Phi cho bạn biết. Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu – mỗi vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ – thì đã có J.H.Pha-brow và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm hỉnh hoặc thi vị.

Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư? Thì ta bỏ nó đi mà coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non Thụy Sĩ, cảnh trời biển ở Ha-oai. Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn cản ta cả…”

[ Theo Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa –Thông tin , Hà Nội,2003]

Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên.

Câu 2. Hãy chỉ ra những thao tác lập luận trong phần văn bản“… Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao hết được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ? .

Câu 3. Nêu ý hiểu của anh [chị ] về câu: Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.

Câu 4. Thông điệp lớn nhất của phần văn bản trên đối với anh [chị ] là gì?

Lời giải

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở phần văn bản trên là: Nghị luận

Câu 2: Những thao tác lập luận trong phần văn bản [1] là:

- So sánh: "Đọc sách" - "Thú chơi đi bộ"

- Phân tích: những câu còn lại.

Câu 3: Giải thích:

- "Tự học" là tự tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu.

- "Du lịch": là hoạt động của con người nhằm khám phá, tham quan, giải trí trải nghiệm…

- Ý hiểu cả câu: Tự học là cái thú lớn giúp con người có được những khám phá trải nghiệm, hiểu biết như du lịch nhưng là trong cả không gian lẵn thời gian. Hãy để hoạt động học tập của bản thân chúng ta được thoải mái, say mê trong bầu trờ tri thức rộng mở.

Câu 4: Thông điệp lớn nhất ở phần văn bản trích là: Tự học [ Qua sách vở] đem lại ý nghĩa rất lớn với chúng ta

Video liên quan

Chủ Đề