Đánh giá trường đại học giáo dục

Tìm kiếm

Review khác

Trường Đại học Giáo dục [tiếng Anh: VNU University of Education, tên viết tắt: VNU-UEd hoặc UEd] là một trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam. Đây là nơi đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia giáo dục và nhà giáo cho mọi bậc học ở Việt Nam.

Nhà G7, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

[024]730.17123

Ưu điểm nổi bật

  • Giáo viên nước ngoài
  • Giáo viên Việt Nam
  • Máy lạnh
  • Máy chiếu
  • Wifi
  • Thư viện

Mức độ hài lòng

Mô tả

Trường Đại học Giáo dục Hà Nội được thành lập vào năm 2009 với tiền thân là khoa Sư phạm. Đây là một loại mô hình đào tạo mới trong khoa học giáo dục Việt Nam. Mô hình này hướng tới sự phát triển một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực và đạt chất lượng cao. Sau 20 năm thành lập và phát triển, trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và lựa chọn của các thí sinh. Để tìm hiểu rõ hơn về trường, hãy cùng ReviewEdu.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nội dung bài viết

  • 1 Thông tin chung
  • 2 Giới thiệu trường Đại học Giáo dục Hà Nội
  • 3 Thông tin tuyển sinh
  • 4 Điểm chuẩn trường Đại học Giáo dục – Hà Nội là bao nhiêu?
  • 5 Học phí trường Đại học Giáo dục – Hà Nội là bao nhiêu?
  • 6 Review đánh giá trường Đại Học Giáo dục – Hà Nội có tốt không?

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Giáo Dục – Hà Nội [tên tiếng Anh: VNU University of Education VNU – UED]
  • Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: //education.vnu.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/education.vnu.edu.vn/
  • Mã tuyển sinh: QHS
  • Email tuyển sinh:
  • Số điện thoại tuyển sinh: [024]730.17123

Giới thiệu trường Đại học Giáo dục Hà Nội

Lịch sử phát triển

Ngày 21/12/1999, Khoa Sư phạm được thành lập là tiền thân của Trường Đại học Giáo dục. Ngày 03/04/2009, Trường Đại học Giáo dục được thành lập dựa trên cơ sở của khoa Sư phạm. Trường trở thành thành viên thứ 6 trong ngôi nhà chung – trường ĐHQGHN.

Mục tiêu phát triển

Trường Đại học Giáo dục là một trong những cơ sở giáo dục đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao trong nước. Nhà trường đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục đạt trình độ cao trong khoa học và công nghệ giáo dục. Mục tiêu phát triển của trường là trở thành trường đại học nghiên cứu nằm trong tốp đầu của Việt Nam về khoa học và công nghệ giáo dục. Trong đó có một số ngành đạt trình độ tiên tiến của châu Á.

Đội ngũ cán bộ

Trường Đại học giáo dục đào tạo theo mô hình mở và linh hoạt. Ngoài đội ngũ giảng viên do nhà trường quản lý, nhà trường còn huy động đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học các trường thành viên của ĐHQGHN [trường Đại học khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Công nghệ] tham gia đào tạo và nghiên cứu. Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm làm việc tại các trường, viện nghiên cứu,… Hiện nay, tổng số cán bộ giảng viên trong trường là 289 người, trong đó có:

  • Cán bộ, viên chức do nhà trường quản lý có 71 người.
  • Giảng viên dạy tại các trường thành viên đào tạo cơ bản có 182 người.
  • Giảng viên nghỉ hưu tiếp tục hợp đồng lao động có 7 người.
  • Giảng viên thỉnh giảng có 29 người.

Cơ sở vật chất

Hiện tại, Trường Đại học Giáo dục đang nằm trong khuôn viên của trường ĐHQGHN vì vậy nhà trường sử dụng chung cơ sở vật chất của trường ĐHQGHN. Có ký túc xá cho 300 thí sinh. Trong tương lai UEd sẽ chuyển về Xuân Mai, Thạch Thất, Hà Nội. Khi đó toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật và các khu phụ trợ khác sẽ được xây mới toàn bộ. Khu trường mới này cách trung tâm Hà Nội 30km về phía Tây Bắc. Với tổng diện tích trên 18 ha bao gồm nhà điều hành, giảng đường, thư viện, viện nghiên cứu, phòng hội thảo, trường thực hành và các khu giải trí, thể thao – một khu liên hợp hiện đại để phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của trường.

Thông tin tuyển sinh

Thời gian xét tuyển

Trường ĐHGD tuyển sinh theo 2 đợt:

  • Đợt 1: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch chung của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đợt bổ sung [nếu có]: Xét tuyển đợt bổ sung được thực hiện khi còn chỉ tiêu và thông báo thời gian nhận hồ sơ xét tuyển trên website của trường.

Đối tượng tuyển sinh

  • Các thí sinh đã tốt nghiệp chương trình giáo dục THPT
  • Người đã tốt nghiệp trung cấp.
  • Thí sinh tham gia xét tuyển phải đảm bảo đủ sức khỏe để học tập theo quy định. Đối với thí sinh bị khuyết tật phải được các cấp có thẩm quyền công nhận và phải được chủ tịch hội đồng xem xét, quyết định cho dự tuyển.
  • Đạt các yêu cầu sơ tuyển, nếu đăng ký vào các khoa có quy định sơ tuyển.
  • Thí sinh đăng ký ngành đào tạo giáo viên yêu cầu 3 năm học THPT đạt hạnh kiểm Tốt trở lên, đạt loại khá đối với các nhóm ngành còn lại.

Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

Xét tuyển đợt 1

  • Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT và theo sự hướng dẫn của ban tuyển sinh trường ĐHQGHN.
  • Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của Nhà trường.
  • Xét tuyển theo các phương thức khác:

– Xét tuyển đối với các thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 và các chứng chỉ quốc tế.

– Xét hồ sơ năng lực.

– Xét tuyển thí sinh là người nước ngoài đáp ứng các yêu cầu của trường ĐHQGHN và của Bộ GDĐT.

Xét tuyển đợt bổ sung

Xét tuyển như đợt 1, quy định xét tuyển của từng ngành được công bố chính thức trên cổng thông tin tuyển sinh của trường [nếu có].

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của trường và điều kiện nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển

Hội đồng tuyển sinh quyết định ngưỡng điểm đầu vào đảm bảo chất lượng và điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển như sau:

  • Đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A – Level: tổ hợp kết quả 3 môn thi với mỗi môn đạt từ 60/100 điểm trở lên, chứng chỉ còn hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày dự thi.
  • Đối với thí sinh sử dụng kết quả thi SAT là 1100/1600 điểm, chứng chỉ còn hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày dự thi.
  • Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 22/36.
  • Đối với thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương còn hạn sử dụng trong khoảng 2 năm kể từ ngày dự thi và tổng điểm 2 môn còn lại đạt tối thiểu 12 điểm [bắt buộc có môn Văn hoặc môn Toán].
  • Đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 để xét tuyển là 80 điểm [thang điểm 150].

Chính sách tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Chính sách cụ thể ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng của trường Đại học Giáo dục như sau:

  • Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo đúng quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
  • Phương thức 2: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo đúng quy định của trường ĐHQGHN.
  • Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, đội tuyển quốc gia dự cuộc thi khoa học kỹ thuật [KHKT] quốc tế.
  • Thí sinh đạt giải học sinh giỏi Nhất, Nhì, Ba quốc gia.
  • Thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
  • Học sinh đạt giải Khuyến khích cuộc thi học sinh giỏi cấp quốc gia; giải Khuyến khích cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia.
  • Học sinh có giải Nhất, Nhì, Ba tại cuộc thi HSG các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Tin học cấp tỉnh hoặc cấp thành phố tại thành các thành phố trực thuộc trung ương.
  • Học sinh học tại các trường THPT chuyên các môn Toán, Vật Lý, Hoá học, Tin học.

Năm nay trường Đại học Giáo dục – Hà Nội tuyển sinh các ngành nào?

Năm 2021, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu với 05 nhóm ngành đào tạo. Cụ thể như sau:

STT Tên ngành Mã ngành Chỉ tiêu xét tuyển Tổ hợp xét tuyển
Kết quả thi THPT Điểm thi ĐGNL Phương thức khác
1 Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên GD1 273 30 A00, A01, B00,D01
2 Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa Lý GD2 186 21 C00, D01, D14, D15
3 Khoa học Giáo dục GD3 200 25 25 A00, B00, C00, D01
4 Giáo dục Tiểu học GD4 112 14 14 A00, B00, C00, D01
5 Giáo dục Mầm non GD5 80 10 10 A00, B00, C00, D01

Các nhóm ngành tuyển sinh của trường Đại học Giáo dục – Hà Nội năm 2021

  • Nhóm ngành Sư phạm và Khoa học tự nhiên [GD1] gồm các ngành học: Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật Lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Khoa học tự nhiên
  • Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý [GD2] gồm các ngành : Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý.
  • Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác [GD3] gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường.
  • Ngành Giáo dục Tiểu học [GD4].
  • Ngành Giáo dục Mầm non [GD5].

Điểm chuẩn trường Đại học Giáo dục – Hà Nội là bao nhiêu?

Điểm chuẩn năm 2020 của trường Đại học Giáo dục cũng khá cao. Mức điểm dao động từ 17 đến 25 điểm tùy theo chỉ tiêu xét tuyển của từng khối ngành. Trong bản dưới đây là điểm chuẩn của các ngành đào tạo:

Ngành Tổ hợp xét tuyển Điểm chuẩn 2020
Sư phạm Toán học A00, A01, B00,D01 22.75
Sư phạm Vật lý
Sư phạm Hóa học
Sư phạm Sinh học
Sư phạm Khoa học tự nhiên
Sư phạm Ngữ văn C00, D01, D14, D15 23.3
Sư phạm Lịch sử
Sư phạm Lịch sử – Địa lý
Giáo dục Tiểu học A00, B00, C00, D01 25.3
Giáo dục mầm non A00, B00, C00, D01 19.25
Quản trị trường học A00, B00, C00, D01 17
Quản trị công nghệ giáo dục
Quản trị chất lượng giáo dục
Tham vấn học đường
Khoa học giáo dục

Học phí trường Đại học Giáo dục – Hà Nội là bao nhiêu?

Mức học phí dự kiến năm học 2020 – 2021 quy theo tháng là từ khoảng 980.000 đồng/tháng đến 1.170.000 đồng/tháng, tùy theo ngành, mỗi năm học thu 10 tháng. Những năm học tiếp theo, lộ trình học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.

Sinh viên các ngành sư phạm sẽ được miễn đóng học phí.

Tham khảo chi tiết: Học phí Trường Đại học Giáo dục – Hà Nội [UEd] mới nhất

Review đánh giá trường Đại Học Giáo dục – Hà Nội có tốt không?

Năm 2009 là dấu mốc quan trọng khi trường đại học Giáo dục trở thành thành viên thứ 6 trong ngôi nhà chung trường đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó là bề dày kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên trong trường và sự cố gắng nỗ lực không ngừng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh và sinh viên. Trường Đại học Giáo dục cũng có rất nhiều các chương trình trao đổi ngắn hạn tại nước ngoài. Đó là cơ hội tốt cho các bạn sinh viên giao lưu học tập, cố gắng giành học bổng tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến. Nếu bạn muốn trở thành giáo viên trong ngành giáo dục, xây dựng những con người tài giỏi cho đất nước thì bạn không thể bỏ qua UEd.

Chủ Đề