Đối tượng nghiên cứu trong du lịch là gì

Bên cạnh các phương pháp phân tích hệ thống trong quá trình quy hoạch du lịch. Chúng ta cần phải tìm hiểu và khai thác, cũng như sử dụng bổ sung các phương pháp nghiên cứu khác sau đây.

1. Khảo sát thực địa và thu thập tài liệu

Đây là phương pháp nghiên cứu địa lý truyền thống, để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, để bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Quá trình thực địa còn giúp cho việc sưu tầm, thu thập tài liệu được phong phú thêm. Để việc học tập, nghiên cứu và quy hoạch có hiệu quả cao, cần thu thập và sưu tầm các tài liệu có liên quan đến lý luận và thực tiễn quy hoạch du lịch của các địa phương, các quốc gia và các nước, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn quy hoạch.

Đây cũng là phương pháp quan trọng, nhằm nhận được các thông tin xác thực và cần thiết, để thành lập ngân hàng số liệu, làm cơ sở cho các phương pháp nghiên cứu khác về sau.

2. Phương pháp bản đồ

Phương pháp này cho phép thu thập những nguồn thông tin mới phát hiện, phân bố trong không gian của các đối tượng nghiên cứu.

Bản đồ còn là phương tiện để cụ thể hóa, biểu đạt kết quả nghiên cứu về cấu trúc, đặc điểm và phân bố không gian của các đối tượng quy hoạch.

3. Phương pháp thống kê và phân tích

Sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp và mô hình hóa, thống kê và phân tích này, nhằm định hướng, thống kê các đối tượng quy hoạch, phân tích tương quan để phát hiện ra các yếu tố và sự ảnh hưởng của các yếu tố hệ thống lãnh thổ du lịch, và sự tác động qua lại giữa chúng.

Đánh giá số lượng và chất lượng của các yếu tố, có được những nhận định về định tính của các yếu tố đúng đắn, mang tính khách quan.

Việc phân tích, so sánh, tổng hợp các nguồn thông tin và số liệu cũng như các vấn đề thực tiễn, phải được tiến hành hệ thống, đi từ định lượng đến định tính, và cần được kết hợp cùng với các phương pháp khác.

Kết quả của phương pháp này là cơ sở khoa học cho việc xây dựng, thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương trình phát triển, các định hướng, các chiến lược, các giải pháp phát triển trong các dự án quy hoạch du lịch mang tính khoa học, thực tiễn và đạt hiệu quả cao.

4. Phương pháp xã hội học

Phương pháp xã hội học là phương pháp nhằm khảo sát đặc điểm xã hội của các đối tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các chuyên gia, các thành viên tham gia vào quá trình quy hoạch.

Trong quy hoạch du lịch, phương pháp này thường được sử dụng để điều tra, phân tích thị trường như: điều tra về sở thích, nhu cầu tiêu dùng, mức chi tiêu của du khách, điều tra về sức hấp dẫn của các điểm du lịch, tài nguyên du lịch, chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực,…

Điều tra thái độ, nhận thức của dân cư đối với các vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch, cũng như các vấn đề phát triển du lịch, mà dự án sẽ thực hiện.

Điều tra mức sống của cộng đồng địa phương, nơi tiến hành quy hoạch du lịch. Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, của các cơ quan các cấp chính quyền.

Thực hiện phương pháp điều tra xã hội học, gồm các bước: xác định các vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn đối tượng và khu vực để điều tra, thời gian tiến hành điều tra, xử lý các kết quả điều tra.

Trong đó, việc thiết kế bảng hỏi hoặc hệ thống câu hỏi giữ vai trò quan trọng, có liên quan lớn đến kết quả nghiên cứu. Bảng hỏi được thiết kế sao cho không quá nhiều câu hỏi và chủ yếu là các câu hỏi đóng, các câu hỏi không nên quá khó, cần được sắp xếp từ dễ đến khó.

Tránh những câu hỏi tế nhị, hoặc quá khó, mà người hỏi có thể không thể trả lời được. Thời gian tiến hành điều tra qua bảng hỏi trực tiếp mỗi người được hỏi không nên quá 10 phút.

5. Phương pháp chuyên gia

Quy hoạch phát triển du lịch là một lĩnh vực khó khăn, phức tạp có liên quan tới lý luận và thực tiễn của nhiều ngành khoa học và kinh tế xã hội.

Vì vậy, trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch du lịch, nên trưng tập ý kiến của các chuyên gia có uy tín, thuộc nhiều ngành có liên quan, nhất là các chuyên gia về quy hoạch và tổ chức lãnh thổ.

6. Phương pháp cân đối

Phương pháp cân đối là toàn bộ các phương pháp tính toán để phân tích, dự báo các mục tiêu sẽ được thực hiện của hệ thống lãnh thổ du lịch, có tính đến tổng hợp các yếu tố.

Phương pháp này còn dùng để tính toán cân đối thu nhập của du lịch, và chi phí cho du lịch, xác định diện tích cần thiết cho lãnh thổ, tài nguyên, lao động,..

Vì vậy, cần lĩnh hội và vận dụng được phương pháp này trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch.

Bùi Thị Hải Yến

Xem thêm bài viết: 7 phương pháp luận phân tích hệ thống quy hoạch du lịch

Bạn đang xem bài viết:
6 phương pháp nghiên cứu trong quá trình quy hoạch du lịch
Link //myhocdaicuong.com/du-lich/6-phuong-phap-nghien-cuu-trong-qua-trinh-quy-hoach-du-lich.html

Tìm kiếm có liên quan: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong du lịch; Tiểu luận nghiên cứu khoa học về du lịch; Bài nghiên cứu khoa học mẫu về du lịch; Thế nào là phương pháp nghiên cứu khoa học trong du lịch; Các đề tài nghiên cứu khoa học đơn giản cho sinh viên du lịch; Phương pháp nghiên cứu Tổng quan du lịch; Đề cương nghiên cứu khoa học về du lịch; Nghiên cứu về du lịch Việt Nam.

Tìm kiếm có liên quan: Quy hoạch du lịch; Giải pháp quy hoạch du lịch; Bài giảng môn quy hoạch du lịch; Vai trò của quy hoạch du lịch; Các bước quy hoạch du lịch; Tài liệu quy hoạch du lịch; Giáo trình quy hoạch du lịch; Đất quy hoạch du lịch là gì.

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Vậy khái niệm khách du lịch là gì và các cách phân loại khách du lịch như thế nào sẽ được làm rõ trong bài viết sau.

Khách du lịch là gì và cách phân loại khách du lịch

Xem thêm:

Mục lục

  • 1. Khách du lịch là gì?
  • 2. Phân loại khách du lịch
  • 3. Khách công vụ là gì?

Tuy là ngành du lịch ra đời muộn hơn so với một số ngành kinh tế khác nhưng hoạt động du lịch đã có từ xa xưa, tại các nước Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, La mã đã xuất hiện một số hình thức du lịch như du lịch công vụ của các phái viên Hoàng Đế, du lịch thể thao qua các Olymipic, các cuộc hành hương của các tín độ tôn giáo, du lịch chữa bệnh của giới quý tộc.

Khái niệm khách du lịch là gì?

Ngày nay, trên toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá – xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Trong các chuyến du lịch con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn phải được thoả mãn các nhu cầu khác, do vậy mà con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau: đi tham quan danh lam thắng cảnh, đi nghỉ, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử văn hoá, công vụ.

Hoạt động du lịch đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, được coi là ngành “xuất khẩu vô hình” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng thu nhập của ngành d cao, được coi là ngành “xuất khẩu vô hình” đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Tốc độ tăng thu nhập của ngành du lịch vượt xa nhịp độ tăng của nhiều ngành kinh tế khác. Người ta thống kê trên toàn thế giới: năm 1950 thu nhập ngoại tệ về du lịch quốc tế chỉ chiếm 2,1 tỉ USD và con số này đạt 338 tỷ USD vào năm 1994.

Để cho ngành du lịch hoạt động và phát triển thì “khách du lịch” là nhân tố quyết định. Chúng ta biết rằng nếu không có hoạt động của khách du lịch thì các nhà kinh doanh du lịch cũng không thể kinh doanh được. Không có khách thì hoạt động du lịch trở nên vô nghĩa.

Đứng trên góc độ thị trường “cầu du lịch” chính là khách du lịch, còn “cung du lịch” chính là các nhà cung cấp sản phẩm du lịch. Vậy khác du lịch là gì và họ cần nhu cầu gì?

Do vậy đã có nhiều khái niệm khác nhau về khách du lịch của các tổ chức và các nhà nghiên cứu để xác định rõ hơn khách du lịch là ai sau đây là một số khái niệm về khách du lịch:

+ Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder – định nghĩa: “Khách du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên, để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế”.

+ Nhà kinh tế người Anh – Olgilvi khẳng định rằng: “Để trở thành khách du lịch cần có hai điều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà một thời gian dưới một năm; thứ hai là phải dùng những khoản tiền kiếm được ở nơi khác”.

+ Định nghĩa khách du lịch có tính chất quốc tế đã hình thành tại Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hay hơn”.

+ Theo pháp lệnh du lịch của Việt Nam [Điều 20]: Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế [*].

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

+ Khái niệm khách du lịch được định nghĩa như sau: Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch 2017 quy định:

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Theo đó, khách du lịch bao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài”

Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về khách du lịch như định nghĩa của Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989: “Khách du lịch quốc tế là những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là 3 tháng nếu trên 3 tháng, phải được cấp giấy phép gia hạn.

Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước đó để trở về hoặc đến nước khác; Khách du lịch nội địa là những người đi xa nhà với khoảng cách ít nhất là 50 dặm vì các lý do khác nhau trừ khả năng thay đổi chỗ làm việc trong khoảng thời gian cùng ngày hoặc qua đêm”.

Vậy có những cách phân loại khách du lịch nào?

2. Phân loại khách du lịch

Ngoài việc nhận thức rõ về định nghĩa khách du lịch quốc tế việc nghiên cứu cần có sự phân loại chính xác, đầy đủ. Đó là điều thuận lợi cho việc nghiên cứu, thống kê các chỉ tiêu về du lịch cũng như định nghĩa. Sau đây là một số cách phân loại khách du lịch.

Phân loại khách du lịch

– Uỷ ban thông lệ Liên hợp quốc đã chấp nhận các phân loại khách du lịch sau, các định nghĩa chính của các phân loại:

+ Khách tham quan du lịch là những cá nhân đi đến một đất nước khác ngoài nơi ở thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian không quá 12 tháng với mục đích chủ yếu không phải kiếm tiền trong phạm vi lãnh thổ mà họ đến.

+ Khách du lịch quốc tế là tất cả những khách du lịch đã ở lại đất nước mà họ đến ít nhất là một đêm.

+ Khách tham quan trong ngày là tất cả những khách tham quan mà không ở lại qua đêm tại đất nước mà họ đến.

+ Khách quá cảnh là khách không rời khỏi phạm vi khu vực quá cảnh trong thời gian chờ đợi giữa các chuyến bay tại sân bay hoặc tại các khu vực nhà ga khác.

Một số cách phân loại khách du lịch

– Phân loại khách du lịch theo định nghĩa khách du lịch của pháp lệnh du lịch ban hành ngày 8/2/1999. Khách du lịch có hai loại:

+ Khách du lịch nội địa.

+ Khách du lịch quốc tế.

Bên cạnh các phân loại này còn có các cách phân loại khác.

– Phân loại khách du lịch theo nguồn gốc dân tộc:

Cơ sở của việc phân loại này xuất phát từ yêu cầu của nhà kinh doanh du lịch cần nắm được nguồn gốc khách. Qua đó mới hiểu được mình đang phục vụ ai? họ thuộc dân tộc nào? để nhận biết được tâm lý của họ để phục vụ họ một cách tốt hơn.

– Phân loại khách du lịch theo độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp:

Cách phân loại này sẽ cho phép nhà cung cấp khám phá ra các yêu cầu cơ bản và những đặc trưng cụ thể về khách du lịch.

– Phân loại khách theo khả năng thanh toán:

Xác định rõ đối tượng có khả năng thanh toán cao hay thấp để cung cấp dịch vụ một cách tương ứng.

Đây chỉ là một số tiêu thức phân loại khác du lịch. Mỗi một tiêu thức đều có những ưu nhược điểm riêng khi tiếp cận theo một hướng cụ thể. Cho nên cần phối hợp nhiều cách phân loại khi nghiên cứu khách du lịch. Khi nghiên cứu khái niệm và phân loại khách du lịch cho phép chúng ta từng bước thu thập một cách đầy đủ, chính xác các thông tin về khách du lịch.

Tạo tiền đề cho việc hoạch ra các chính sách chiến lược kế hoạch Marketing của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường khách du lịch để phân đoạn thị trường, nhằm hướng vào một đoạn thị trường cụ thể, nghiên cứu một nhóm khách cụ thể về các đặc điểm của khách để kinh doanh một cách hiệu quả hơn.

Phân loại khách du lịch được quy định tại Điều 10 Luật du lịch Việt Nam 2017 như sau

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.

Đề tài khách du lịch được đông đảo sinh viên lựa chọn là đề tài nghiên cứu tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học về du lịch

3. Khách công vụ là gì?

Khách công vụ được định nghĩa là những người có khả năng chi trả cho các dịch vụ cao cấp. Khách công vụ thường xuất hiện thông qua các sự kiện thu hút giới doanh nhân và chính khách quan trọng. Họ là những người ở phân khúc cao và có ảnh hưởng lớn trong xã hội về các mặt như chính trị, kinh tế, giải trí, văn hóa,..

Trên đây là những cách phân loại khách du lịch rõ ràng nhất và rất phù hợp với sự đa dạng của ngành du lịch hiện nay. 

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết luận văn chất lượng hãy liên hệ DỊCH VỤ LÀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP của Trung tâm. Với kinh nghiệm hơn 10+ năm, Tri Thức Cộng Đồng cam kết mang đến bài luận văn chất lượng nhất. Liên hệ qua gmail hoặc Hotline 0946 88 33 50 để được tư vấn và báo giá trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề