Đốt pháo hoa bị phạt bao nhiêu tiền

Thứ bảy, 15/01/2022 - 14:08 PM

So với quy định cũ, mức phạt với hành vi sử dụng pháo trái phép tại Nghị định 144/CP/2021 đã tăng gấp 5 lần. Ảnh minh họa.

Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ đầu tháng 1/2022 tăng gấp 5 lần mức phạt đối với hành vi đốt pháo trái phép.

Cụ thể, Điều 11, Nghị định 144/CP/2022 nêu rõ, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép.

Trong khi đó, trước đây, theo Điều 10 Nghị định 167/CP/2013, hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép chỉ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Như vậy, so với quy định cũ, mức phạt với hành vi sử dụng pháo trái phép tại Nghị định 144/CP/2021 đã tăng gấp 5 lần.

Bên cạnh đó, Nghị định 144/CP cũng quy định mức phạt với các vi phạm về quản lý, sử dụng pháo khác. Cụ thể, phạt tiền từ 1-2 triệu đồng với hành vi lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.

Mức phạt tiền sẽ tăng lên, từ 2 - 5 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo; Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo...

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

Đặc biệt, mức phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Ngoài phạt tiền, tổ chức cá nhân vi phạm còn phải bị xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng Giấy phép sử dụng, Giấy xác nhận đăng ký vũ khí, công cụ hỗ trợ từ 3-6 tháng, tước quyền sử dụng giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa từ 9-12 tháng.

Đồng thời, các tổ chức cá nhân này phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc nộp lại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo…

Theo đó, Điều 11 Nghị định 144/2022 quy định phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi:

+ Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;

+ Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép.

Trước đây, theo Điều 10 Nghị định 167/2013, hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép chỉ bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

Như vậy, mức phạt với hành vi sử dụng pháo tái phép tại Nghị định 144/2021 đã tăng gấp 05 lần so với mức phạt cũ.

Từ năm 2022, đốt pháo trái phép bị phạt gấp 5 lần mức phạt cũ [Ảnh minh họa]
 

Ngoài ra, Nghị định 144 cũng quy định mức phạt với các vi phạm về quản lý sử dụng pháo khác như sau:

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng với hành vi lưu hành các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo không còn giá trị sử dụng.

- Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

+ Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

+ Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

+ Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;

+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo...

- Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

- Phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng đối với hành mang trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Nghị định 144/2021 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6199  để được hỗ trợ.

>> Tết năm nay, người dân được đốt loại pháo nào?

Theo quy định mới hiện nay điều đáng chú ý là ngay trước thềm năm mới tết Nhâm Dần năm 2022, người dân được bắn pháo hoa trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên do không nhận thức được sự nguy hiểm nên nhiều người đã có những hành vi đốt pháo trái phép gây ra sự mất an toàn đối với trật tự an ninh, xã hội.

Việc sử dụng các loại pháo hiện nay đều phải tuân theo đúng các quy định của pháp luật do đó người dân cần phải lưu ý và chấp hành đúng. Đối với những trường hợp đốt pháo trái phép sẽ bị xử lý như thế nào? Thắc mắc này của Quý khách hàng sẽ được giải đáp qua bài viết với chủ đề mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Những đối tượng nào được đốt pháo?

Pháo nói chung theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được quy địnhh: Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

Đối với pháo hoa là một sản phẩm do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn trong những trường hợp được Thủ tướng chính phủ cho phép.

– Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ  Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

– Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

Căn cứ những quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì chỉ cho phép cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ [từ đủ 18 tuổi trở lên; không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi] được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp nhất định như ngày lễ, tết,…

Như vậy theo quy định mới hiện nay thì người dân sẽ chỉ được đốt pháo trong một số trường hợp nhất định tuy nhiên việc này cần tuân theo các quy định của pháp luật về những đối tượng được phép đốt pháo, loại pháo được sử dụng và cách thức sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.

Nếu như người dân tự ý đốt pháo mà không phải là đối tượng được phép đốt pháo theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tùy theo mức độ vi phạm.

Theo như nội dung đã phân tích ở trên thì những đối tượng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mới được thực hiện việc đốt pháo.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trái phép

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trái phép được quy định tại Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền;

b] Sử dụng các loại pháo mà không được phép.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

d] Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả;

Như vậy, khi đốt các loại pháo không được phép hoặc đốt pháo khi chưa đủ 18 tuổi, đốt pháo, mua pháp ở những nơi không được phép mua hay những trường hợp pháp luật không cho phép thì người dân có thể bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Ngoài ra, khi có pháo để đốt trái phép, hầu hết người mua sẽ vi phạm thêm quy định về việc tàng trữ, mua pháo, thuốc pháo… nên có thể bị xử phạt hành chính về hành vi này lên đến 10.000.000 đồng. Tổng hợp mức phạt lên đến 12.000.000 đồng.

Có thể thấy được rằng tùy thuộc vào việc thực hiện hành vi đốt pháo, việc sử dụng các loại pháp cũng như hậu quả do việc đốt pháo gây ra thì mức xử phạt đối với mỗi hành vi này sẽ là khác nhau theo như quy định tại nghị định như đã nêu ở trên.

Bên cạnh mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo trên đây, người thực hiện hành vi đốt pháo trái pháp luật có thể bị áp dụng những hình phạt bổ sung đó là người đốt pháo trái phép sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Khi có hành vi đốt pháo trái phép thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tùy thuộc vào hành vi đã thực hiện thì sẽ còn bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu các tang vật và phương tiện vi phạm.

Mong rằng qua nội dung bài viết ở trên đây đã giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề các đối tượng được phép đốt pháo theo quy định của pháp luật và mức xử phạt đối với những hành vi đốt pháo trái phép. Do đó cần phải nắm được các quy định của pháp luật để tránh việc bị vi phạm, bị xử phạt hành chính thậm chí là phạt hình sự nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hình sự.

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất liên quan tới mức xử phạt hành chính đối với hành vi đốt pháo. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào liên quan tới bài viết hay vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557 để được hỗ trợ và giải đáp nhanh chóng nhất.

Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng!

Video liên quan

Chủ Đề