Du lịch văn hóa cộng đồng miền tây xứ nghệ năm 2024

Là nơi sinh sống của 7 dân tộc: Thái, Kinh, Nùng, Hoa, Khơ mú, Tày và Đan Lai, hệ sinh thái phong phú, đa dạng về chủng loại động vật và thảm thực vật đã tạo nên vùng đất này sự khác biệt, giàu bản sắc văn hoá và đậm bản sắc dân tộc. Nằm bên sườn đông của dãy Trường Sơn và phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, vườn quốc gia Pù Mát có độ cao giao động từ 200 đến 1.841m. Rộng 94.475 ha, vườn quốc gia Pù Mát có 938 loài động vật và gần 2.500 loài thực vật, nhiều dãy núi đá vôi, thác nước và hang động. Giữa đại ngàn sâu thẳm, hùng vĩ và hoang sơ, du khách như được “tan chảy” trong hương vị tinh khiết và trong lành của núi rừng miền Tây bắc xứ Nghệ. Giữa trung tâm của vườn quốc gia Pù Mát, thác Khe Kèm trông như một dải lụa trắng. Dòng nước trong vắt đổ vào ba thang bậc nhỏ tung bọt trắng lung linh uốn lượn trên thảm xanh của đại ngàn dưới nhiều tầng mây huyền ảo. Phía trên và hai bên thác là thảm thực vật dày với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là là khe nước dài cùng nhiều phiến đá phẳng lỳ rất thích hợp để dừng chân và vãn cảnh. Kết nối với thác Khe Kèm có hang Thắm Nàng Màn, giếng nước mọc Rốn Cô Tiên, cây đa Cồn Chùa, đập Phà Lài, núi đá Mỏ Vịt, rừng Sang Lẻ, Di tích lịch sử Cách mạng nhà cụ Vi Văn Khang…

Rượu men lá ủ dưới đất – một sản phẩm du lịch được du khách yêu thích

Làm nên điều khác biệt của Con Cuông là phát triển du lịch cộng đồng. Năm 2016 sau khi triển khai dự án ‘Đa dạng hoá sinh kế dựa vào các làng nông, lâm, ngư nghiệp (DICA)”, nhiều người dân đồng bào dân tộc thiểu số đã biết làm du lịch cộng đồng. Hiện nay cả huyện có 4 điểm du lịch cộng đồng: bản Khe Rạn xã Bồng Khê, bản Nưa, bản Kha xã Yên Khê và bản Xiềng xã Môn Sơn. Các tổ dịch vụ như lưu trú, ẩm thực, văn nghệ được thành lập với sự tham gia của gần 100 người. Đây là những địa phương có đường giao thông thuận tiện, khí hậu trong lành, mát mẻ và cảnh đẹp thiên nhiên thơ mộng. Làng Thái cổ với nhiều nếp nhà sàn truyền thống cùng với nghề đan lát và dệt thổ cẩm.

Điểm du lịch hấp dẫn miền sơn cước

Hệ sinh thái phong phú, đa dạng về chủng loại động vật và thảm thực vật rừng đem lại cho Con Cuông dồi dào các sản phẩm du lịch địa phương. Ngoài các dược liệu quý được người dân bản địa khai thác từ rừng như mật ong, nhân sâm, đẳng sâm, còn có các sản phẩm được bảo tồn và phát triển từ ngành nghề truyền thống như các làn điệu dân ca dân tộc Thái, dệt thổ cẩm và mây tre đan.

Hệ thống giao thông thuận lợi góp phần thúc đẩy các hoạt động du lịch, là cầu nối đưa khách đến các điểm du lịch của huyện và các vùng phụ cận. Hệ thống thông tin liên lạc phủ gần hết các vùng của huyện. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực chuyển đổi số của chính quyền giúp các đơn vị lữ hành và khách du lịch dễ dàng kết nối với các điểm du lịch và các dịch vụ sinh hoạt khác.

Trước giờ lễ hội.

Bà Vi Thị Thắm, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ và du lịch VSC chia sẻ: “là vùng đất có nhiều lợi thế và tiềm năng, nhiều người dân bản địa và những người làm du lịch tại địa phương cũng rất tâm huyết. Nếu được lãnh đạo quan tâm hơn nữa thì sẽ thu hút thêm nhiều du khách đến với Con Cuông”.

Thác Khe Kèm điểm đến ưa thích của du khách trong và ngoài nước.

Sau đại dịch Covid-19, kinh tế - xã hội của Nghệ An dần phục hồi nên nên du lịch Con Cuông đã có nhiều khởi sắc. Ông Hoàng Sỹ Kiện, Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết: “ tiếp tục khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch sinh thái, dựa vào thế mạnh văn hoá dân tộc Thái để phát triển du lịch cộng đồng. Tích hợp hạ tầng kết nối du lịch giữa các điểm tạo thành tour, tuyến khép kín, bảo đảm phát triển du lịch nhanh và bền vững. Gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo tồn, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc và bảo vệ môi trường. Chú trọng các tour du lịch xanh qua đó giúp mọi người cùng chung tay và tham gia bảo vệ đa dạng sinh học và tài nguyên môi trường tại vườn quốc gia Pù Mát”.

(Baonghean.vn) - Du lịch cộng đồng đã góp phần làm thay đổi căn bản cuộc sống cũng như cách thức suy nghĩ và hành động của người dân miền Tây Nghệ An. Một số người trong đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đã chủ động tiếp cận thị trường du lịch.

THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN

Nguồn lực phát triển trong xã hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An chủ yếu cũng là đất rừng, nương rẫy, ruộng nước, nói chung là các nguồn tài nguyên gắn với cuộc sống của họ.

Du lịch văn hóa cộng đồng miền tây xứ nghệ năm 2024
Bà con xã Tri Lễ (Quế Phong) be bờ làm ruộng lúa bậc thang. Ảnh: hoài Thu

Trong nền kinh tế thị trường cần những nguồn lực mới như quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội, tri thức dân gian, thông tin thị trường, vị trí địa lý, kỹ năng nghề nghiệp, tri thức văn hóa, bằng cấp, vị thế xã hội… Nhưng không phải ai cũng nhận thức và nắm bắt được các nguồn lực này. Các gia đình tham gia du lịch cộng đồng với các gia đình ít tham gia vào các hoạt động này có thể thấy rõ hơn việc nắm bắt các nguồn lực phát triển do khác nhau về sự trải nghiệm thị trường.

Những người làm du lịch cộng đồng biết cách xây dựng mạng lưới xã hội thông qua nhiều kênh khác nhau. Trước hết là các mối quan hệ với chính quyền địa phương. Ngay từ khi có dự án phát triển du lịch cộng đồng và được đưa đi tham quan một số mô hình, những người này đã biết tạo ra cho mình các mối quan hệ cần thiết như với những người hướng dẫn, với những người tổ chức du lịch cộng đồng, thậm chí với một số người ở những nơi mà họ đi tham quan để trao đổi. Sau đó, khi có những đoàn khách tham quan đầu tiên, họ đã biết giữ gìn các mối quan hệ với du khách. Đặc biệt, họ biết tạo ra và mở rộng mối quan hệ với các công ty du lịch, các hướng dẫn viên du lịch và xem đây là mối quan hệ quan trọng, là nguồn cung cấp khách cho họ.

Du lịch văn hóa cộng đồng miền tây xứ nghệ năm 2024
Nghề dệt thổ cẩm là một trong những hoạt động nhằm thu hút khách du lịch đến với miền Tây Nghệ An. Ảnh tư liệu: P.V

Không chỉ biết tạo các mối quan hệ xã hội bên ngoài, những người làm du lịch cộng đồng cũng tỏ ra nhanh nhẹn và biết cách tập hợp những người khác trong bản cùng tham gia vào hoạt động này hơn. Họ tập trung và tập huấn cùng mọi người về việc nấu ăn, tổ chức tiếp đón khách, tổ chức các hoạt động để phục vụ du khách. Khi phân chia thành các nhóm/câu lạc bộ như câu lạc bộ dân ca, nhóm ẩm thực, nhóm trải nghiệm… thì những người làm du lịch cộng đồng chính là cầu nối giữa các nhóm này. Họ chính là người tiếp nhận thông tin về du khách và thông báo, tổ chức các hoạt động liên quan cũng như thỏa thuận về giá cả và phân chia lợi ích với nhau.

Như vậy, thông qua du lịch cộng đồng, những người tham gia đã nhận thức được rõ quan hệ xã hội và năng lực tổ chức là một nguồn lực để phát triển kinh tế. Họ cũng hiểu rằng bản sắc văn hóa tộc người là nguồn vốn quan trọng và có thể vận dụng vào quá trình phát triển.

THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ HOẠCH ĐỊNH KINH TẾ

Bản thân du lịch cộng đồng là một quá trình kinh tế gồm nhiều bước, nhiều hoạt động khác nhau có mối quan hệ với nhau. Nên phát triển du lịch cộng đồng cũng cần một chiến lược hoạch định kinh tế. Trước hết là chiến lược đầu tư tài chính.

Du lịch văn hóa cộng đồng miền tây xứ nghệ năm 2024
Dịch vụ du lịch cộng đồng ở bản Nưa, xã Yên Khê (Con Cuông). Ảnh: Bá Hậu

Muốn phát triển du lịch cộng đồng thì cần có một nguồn tài chính và chiến lược đầu tư, sử dụng tài chính nhất định. Huy động một số vốn không nhỏ từ việc bán trâu bò, lợn, hay vay mượn anh em, thậm chí vay ngân hàng là một điều không dễ dàng đối với người dân miền núi. Vậy nên, khi đã theo đuổi thì đòi hỏi họ phải rất cẩn thận trong kế hoạch đầu tư. Những người làm du lịch cộng đồng đều cho thấy họ có sự táo bạo trong việc làm ăn kinh tế. Và họ cũng rất tính toán trong việc đầu tư cho lĩnh vực mới này. Nhưng họ không dốc hết mọi nguồn lực cho hoạt động này mà vẫn giữ các hoạt động sản xuất khác, để đề phòng khi những hoạt động này không đem lại lợi ích như mong muốn thì cuộc sống gia đình cũng không đi vào bế tắc.

THAY ĐỔI TƯ DUY VỀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Hệ thống giá trị mang tính bản sắc tộc người. Nhưng đây đều là những khái niệm trìu tượng và thay đổi theo thời gian. Hệ thống giá trị được định hình trong những giai đoạn khác nhau và nó thay đổi tùy theo hoàn cảnh nhưng vẫn giữ được những nét cơ bản của nó.

Du lịch văn hóa cộng đồng miền tây xứ nghệ năm 2024
Du khách nhí chụp ảnh cùng các em nhỏ ở bản Mường lống 1, xã Mường Lống (kỳ Sơn). Ảnh: Quốc Sơn

Với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền Tây Nghệ An trước đây, hầu hết đều mang hệ thống giá trị cơ bản là hướng nội. Các cộng đồng sáng tạo và sản xuất đều hướng đến phục vụ bản thân, phục vụ gia đình và phục vụ cộng đồng của mình. Ví dụ như một bộ trang phục đẹp là sự tôn vinh một người phụ nữ-người đã sản xuất ra nó. Đó gọi là các giá trị văn hóa hướng nội. Nhưng khi phát triển du lịch cộng đồng thì hệ thống giá trị cũng có sự thay đổi.

Để phát triển du lịch, người dân đã thậm chí hiện đại hóa các yếu tố văn hóa để phục vụ du khách; họ sửa sang lại nhà cửa, làm thêm mái tôn, nâng cột nhà lên để sử dụng tầng 1 như một không gian tiếp khách và ăn uống. Mua sắm các trang thiết bị hiện đại như tủ lạnh, nồi cơm điện, tắm nóng lạnh, làm vệ sinh tự hoại,… Nhiều món ăn cũng bị thay đổi sao cho phù hợp với khẩu vị của du khách hơn. Nhiều dịch vụ mới xuất hiện như các quán cà phê, các quán nhậu, các shop quần áo, thời trang và đồ lưu niệm.

Không chỉ vậy, những bộ trang phục nhiều khi cũng được cách tân, các điệu hát điệu múa cũng được cải biên sao cho hợp lý và sôi nổi hơn, lộng lẫy hơn. Điều đó chứng tỏ, du lịch cộng đồng đã làm thay đổi hệ thống giá trị của những người làm du lịch cộng đồng từ hướng nội sang hướng ngoại, phục vụ khách hàng.