Đường đơn và đường đa là gì

Đường đa quý như thế nào?

Đường đa đã tốt, đường đa chân khuẩn còn tốt hơn. Nó được coi là quý tộc trong “gia đình” đường đa. Đường đa chân khuẩn không phải là đường theo khái niệm thông thường. Nó là một hợp chất cao phân tử Polysaccharide không có vị ngọt, không bị phân giải, tiêu hóa trong cơ thể người, không dẫn đến cao lượng đường trong máu, có tác dụng dược lý cao và an toàn, không có tác dụng phụ. Đường đa chân khuẩn được coi là linh hồn của chức năng nấm thực phẩm.

Từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Trung Quốc… đã dày công nghiên cứu Polysaccharide, lấy nguyên liệu từ yến mạch, lúa mạch, nấm để chiết xuất đường đa phục vụ con người. Nhưng công nghệ chỉ ở mức đường đa đơn tính và thực thể cây, đối tượng áp dụng chủ yếu trên động vật. Tuy vậy, những nghiên cứu này đã có kết luận đáng nể.

Đáng lưu ý, Roger Mason - nhà nghiên cứu hóa học nổi tiếng của Mỹ - cho rằng, Polysaccharide được biết đến rộng rãi trong cộng đồng khoa học là chất kích thích miễn dịch mạnh nhất từng được biết đến, là một chất phòng chống rất mạnh mẽ khối u lành tính và ác tính, làm giảm cholesterol và chất béo trung tính, điều hòa lượng đường trong máu, chữa lành vết thương, trẻ hóa làn da và có nhiều lợi ích khác.Polysaccharide giúp tăng cường tác dụng của nhiều loại thuốc. Khi sử dụng Polysaccharide, các tế bào miễn dịch trở nên chủ động hơn, mạnh hơn, hiệu quả trong tấn công và tiêu diệt những gì xâm nhập vào cơ thể.

Polysaccharide là một trong những chất bổ sung quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe, không có tác dụng phụ ngay cả ở liều cao. Polysaccharide có chứng chỉ an toàn [GRAS] từ Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ.

Tại Việt Nam, do hạn chế về điều kiện nghiên cứu, năm 2008, TS. Phạm Hồng Hải [Viện Hoá học các hợp chất thiên nhiên] đã công bố nghiên cứu chiết tách và tính chất một số polysaccharide [Carrageenan] có hoạt tính sinh học từ rong biển dùng làm chất bảo quản, chế biến lương thực, thực phẩm và sử dụng trong y, dược học.Còn trên thế giới đã chứng minh, đường đa tái tạo tế bào, sản sinh và kích hoạt tế bào, có giá trị vô cùng quan trọng với sức khỏe con người.

Đường đa dùng làm sản phẩm chăm sóc sức khỏe hiệu quả, phòng nhiều bệnh

Đường đa có thể được ví như vắc xin phòng bệnh của thế kỷ XXI. Như trên đã nói, đường đa Polysaccharide có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Song đường đa chân khuẩn trong các loại nấm còn tốt hơn. Tùy vào từng thời kỳ sinh trưởng của nấm mà hàm lượng đường đa cũng khác nhau. Hàm lượng đường đa càng cao, càng quyết định hiệu quả điều lý hồi phục, nhanh làm gắn các tế bào bị tổn thương. Điều này chứng tỏ sức khỏe của con người sẽ hồi phục nhanh chóng.

Đơn cử trong nấm linh chi, ở thực thể, hàm lượng đường đa là 1%, ở thể bảo từ, hàm lượng là 2-3%, ở thể sợi khuẩn, hàm lượng lên tới 4-5%. Sản phẩm của Tập đoàn Merro Quốc tế được chiết xuất từ đường đa chân khuẩn, hàm lượng đường đa thấp nhất là 15%, cao hơn lên tới trên 40%.

Sản phẩm của Merro Quốc tế là sản phẩm Đông y công nghệ cao, có tác dụng đả thông kinh lạc, phục hồi tế bào, đào thải độc tố, cân bằng hệ miễn dịch ức chế sự phát triển của vi khuẩn và virus.

Trong các loại sản phẩm, Linh Chi là sản phẩm được xuyên suốt cả quá trình điều lý, là linh hồn của sản phẩm Đông y, là vị dẫn đồng thời cũng là sản phẩm thông kinh hoạt lạc, dưỡng kinh toàn thân.

Linh Chi có sức công phá mạnh mẽ tới từng ngóc ngách của tế bào. Trong y học cổ truyền Trung Hoa, Linh Chi được coi là “thần dược”, là chất bổ dưỡng giúp cơ thể cường tráng, chính khí dồi dào, kích hoạt tế bào hệ miễn dịch, chống kháng đột biến, chống bức xạ, ngừa mệt mỏi. Điều khiến Linh Chi có tác dụng như vậy chủ yếu là do hàm lượng đường đa Linh Chi.

Nhộng Trùng Thảo cũng là loại thực phẩm có hàm lượng đường đa Polysaccharide cao. Nó có tác dụng nhập phế thận nhi kinh, vừa có thể bổ phế âm, vừa có thể bổ phế dương, chủ trị thận hư, bất lực, mộng tinh, đau lưng mỏi gối, ho lâu, suy nhược, đổ mồ hôi, mồ hôi trộm… Đây là dược liệu quý hiếm đồng thời điều tiết sự cân bằng miễn dịch âm dương.

Nhộng Trùng Thảo có tác dụng tốt như vậy là nhờ có chứa nhiều thành phần đường đa Trùng thảo, acid Trùng Thảo và Trùng Thảo tố.

Ngoài tác dụng trên, đường đa Nhộng Trung Thảo còn nâng cao sức đề kháng, tăng khả năng chống u bướu của cơ thể, có tác dụng trấn tĩnh, an thần, chống ngất lịm, giảm nhiệt độ, giảm huyết áp, giảm tổn hao oxy trong cơ tim, cải thiện trình trạng thiếu máu cho cơ tim, giãn nở nhánh khí quản của hệ thống hô hấp và giảm ho tiêu đờm. Nhộng Trùng Thảo rất tốt với người mất sức kéo dài, mới ốm dậy, sau phẫu thuật, mắc các bệnh u bướu, đặc biệt với những người mắc bệnh về thận phế.

Viên Nang Linh Chi Hồi Thiên Lực:

-         Thành phần: Đường đa linh chi 40%, đường đa mộc nhĩ đen

-       Tác dụng: Giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống ung thư, chống tác dụng phụ khi xạ trị và truyền hóa chất. Giải quyết nhanh một số người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu. Phù hợp với người miễn dịch thấp, cần nâng cao hệ miễn dịch, người sau phẫu thuật bệnh nặng, mắc bệnh u bướu, cơ thể suy nhược…

Viên Nang Nhộng Trùng Thảo:

-         Mỗi 100g chứa 40g đường đa Trùng Thảo.

-         Nhóm người sử dụng phù hợp: Người thể chất kém, miễn dịch kém, tinh lực không đủ, thường xuyên mất sức, mệt mỏi, người làm việc bận rộn, chịu áp lực công việc cao, người trong tình trạng ủ bệnh.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Tra đường trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary

Đường trong tiếng Việt có thể là:

  • Đường trong toán học là đường nối hai hay nhiều điểm nhưng không có bề rộng [có thể là đường thẳng hoặc đường cong, đường tròn].
  • Đường: không gian tổ chức giao thông.
    • Đường giao thông: Đại lộ, xa lộ, đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, ....
    • Đường phố
    • Đường sắt và đường ray
    • Đường băng
  • Đường: Tên gọi chung của những chất hóa học thuộc nhóm phân tử cacbohydrat gồm:
    • Đường đơn hay monosaccarit, có vị ngọt đặc trưng bao gồm những chất ví dụ như
      • Glucose: hay còn gọi đường nho
      • Fructose: còn gọi đường trái cây hay đường hoa quả
      • Galactose: hay còn gọi là đường sữa
    • Đường đôi, hay disaccarit, có vị ngọt đặc trưng bao gồm những chất ví dụ như:
      • Sucrose, hay còn gọi đường, đường kính, đường cát, đường phèn, đường ăn v.v...
      • Maltose, hay còn gọi đường mạch nha
      • Lactose: hay còn gọi đường sữa
    • Trisaccarit
    • Oligosaccarit
    • Đường đa hay polisaccarit, bao gồm những polyme như tinh bột, xenluloza, kitin...
    • Đường hóa học: là những chất ngọt tổng hợp
  • Đường, một quốc gia trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ thời kỳ Đế Nghiêu, Thuấn qua nhà Hạ, nhà Thương tời nhà Chu
  • Nhà Đường [618–907], một triều đại trong lịch sử Trung Quốc, bị gián đoạn bởi nhà Vũ Chu [690-705]
  • Hậu Đường [923–936], một trong năm triều đại trong thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, tiền thân của nó là nước Tấn
  • Nam Đường [937-975], một trong thập quốc thời Ngũ Đại Bắc Tống, trước có tên là Tề, sau mới đổi là Đường với lý do nối tiếp nhà Hậu Đường.
  • Nước Đường: phiên vương đời nhà Minh
  • Huyện Đường, một huyện thuộc địa cấp thị Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
  • Họ Đường, họ người Á Đông.
  • Tất cả các trang có tựa đề chứa "Đường"

Trang định hướng này liệt kê những bài viết liên quan đến tiêu đề Đường.
Nếu bạn đến đây từ một liên kết trong một bài, bạn có thể muốn thay đổi liên kết trỏ trực tiếp đến bài viết dự định.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đường&oldid=67755816”

Thường thì ta dùng đường hàng ngày, nhưng chỉ phân biệt được khoảng năm, ba loại. Nhưng họ nhà “Carbohydrate [chất bột đường]” có tới 3 gia đình lớn: đường đơn [monosaccharide], đường đôi [disaccharide] và đường đa [polusaccharide], mà mỗi gia đình lại có nhiều thành viên.

– Gia đình “đường đơn” gồm 3 thành viên nhỏ nhất và nhẹ cân nhất: đường glucose, fructose và galactose.

Cứ 2 đường đơn kết lại là được một thành viên của nhà “đường đôi”. Như 1 phân tử glucose và một phân tử fructose hợp lại thành đường sucrose [đường cát trắng/vàng]. Một phân tử glucose + 1 phân tử galactose = đường lactose [có nhiều trong sữa bò]. Còn đường maltose thì có 2 phân tử glucose.

– Gia đình “đường đôi” có 3 thành viên kể trên, là sucrose, maltose và lactose.

– Gia đình “đường đa” thì có số thành viên đông không kể hết được.

Nhiều đường đơn kết lại theo từng cách sẽ tạo ra những “đường đa” khác nhau. Như nhiều phân tử đường glucose xếp thành hàng sẽ tạo ra tinh bột amylose [có nhiều trong gạo tẻ]. Lại còn có tinh bột từ rất nhiều loại hạt hay củ khác.

Khi hàng này gắn vào hàng kia như các nhánh cây, sẽ tạo ra tinh bột amylopectin [có nhiều trong gạo nếp]. Các đường đơn khác gắn lại theo những kiểu khác nữa sẽ tạo ra nhiều loại chất xơ.

Cơ thể con người chỉ hấp thu được các đường đơn, và diễn ra ở niêm mạc ruột.

Đường đôi và đường đa là các đường đơn liên kết với nhau, muốn hấp thu, cơ thể phải cắt rời các liên kết ra. Đó là tiến trình tiêu hóa, bắt đầu từ miệng, đến dạ dày và ruột.

Tốc độ hấp thu đường vào máu của thực phẩm được gọi là Glycemix Index [Chỉ số đường huyết]. Đường cát hay đường tinh luyện có chỉ số đường huyết cao nhất: 100.

Video liên quan

Chủ Đề