Egfr trong xét nghiệm máu là gì

00:53 - 21/06/2020 Lượt xem: 1157

1. Độ lọc cầu thận ước tính – eGFR là gì? Độ lọc cầu thận GFR (Glomerular filtration rate) là đại lượng phản ảnh số lượng máu được lọc lọc bởi các quản cầu thận trong mỗi phút. Thông qua việc đo mức độ creatinin trong máu rồi tính toán một con số phản ánh […]

1. Độ lọc cầu thận ước tính – eGFR là gì?

Độ lọc cầu thận GFR (Glomerular filtration rate) là đại lượng phản ảnh số lượng máu được lọc lọc bởi các quản cầu thận trong mỗi phút. Thông qua việc đo mức độ creatinin trong máu rồi tính toán một con số phản ánh về hoạt động hiện tại của thận, ta cũng được độ lọc cầu thận ước tính eGFR (estimated GFR).

Đo độ lọc cầu thận trực tiếp được xem là chính xác nhất để phát hiện sự thay đổi của thận, nhưng đo lường GFR trực tiếp rất khó khăn, phức tạp. Do vậy độ loc cầu thận ước tính (eGFR) được sử dụng thay thế.

Để đo độ lọc cầu thận ước tính eGFR ta có thể sử dụng một số phương trình dựa trên chỉ số Creatinin, Cystatin C một mình hoặc cả hai, kết hợp với thông tin về tuổi, giới tính, chủng tộc, chiều cao và cân nặng (trẻ em thêm chỉ số BUN – Lượng nitơ có trong ure) rồi từ đó sử dụng để đánh giá chức năng thận.

Độ lọc thông thường của cầu thận là khoảng 90 – 100 ml/phút.

2. Xác định độ lọc cầu thận ước tính eGFR nhằm mục đích gì?

eGFR là giá trị cho biết mức độ thận lọc chất thải ra khỏi máu cũng như giúp xác định tình trạng tổn thương thận hiện có.

Sàng lọc và phát hiện tổn thương thận sớm, giúp chẩn đoán bệnh thận mãn tính.

Theo dõi tình trạng hiện tại của thận, đánh giá chức năng thận.

Xét nghiệm Creatinin máu, Cystatin C, cùng với độ lọc cầu thận ước tính eGFR cũng thường được sử dụng để chẩn đoán, theo dõi những người bị đái tháo đường, suy thận hoặc tăng huyết áp: những bệnh mạn tính có thể dẫn đến tổn thương thận.

3. Kết quả xét nghiệm eGFR

Egfr trong xét nghiệm máu là gì

3.1. Chỉ số bình thường

Ở người trưởng thành có sức khỏe bình thường, độ lọc cầu thận ước tính là trên 90 mL/ phút/1.73m2.

Độ tuổi càng cao thì mức độ lọc cầu thận sẽ càng giảm dần, ngay cả đối với người không bị bệnh thận.

Độ lọc cầu thận ước tính trung bình ở người bình thường dựa theo tuổi là:

Từ 20 – 29 tuổi: chỉ số eGFR trung bình là 116 mL/phút/1.73m2

Từ 30 – 39 tuổi: chỉ số eGFR trung bình là 107 mL/phút/1.73m2

Từ 40 – 49 tuổi: chỉ số eGFR trung bình là 99 mL/phút/1.73m2

Từ 50 – 59 tuổi: chỉ số eGFR trung bình là 93 mL/phút/1.73m2

Từ 60 – 69 tuổi: chỉ số eGFR trung bình là 85 mL/phút/1.73m2

Từ 70 tuổi trở lên: chỉ số eGFR trung bình là 75 mL/phút/1.73m2

3.2. Nếu eGFR trên 60

Nếu kết quả tổng kết trên 60 mL/phút/1.73m2 thì chức năng thận bình thường hoặc gần mức bình thường, có thể coi là ổn định. Tuy nhiên vẫn có thể có một số tổn thương thận hoặc nguy cơ mắc bệnh thận. Lời khuyên tốt nhất là không nên chủ quan và cần tiếp tục theo dõi, nhất là nếu quý vị có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cao.

3.3. Nếu eGFR dưới 60

Nếu giá trị thu được dưới 60 mL/phút/1.73m2; đây là dấu hiệu cho thấy có đôi chút vấn đề ở chức năng thận. Để xác nhận lại điều này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu thực hiện lại xét nghiệm máu. Việc theo dõi các thay đổi đối với eGFR giúp bác sĩ biết tình trạng bệnh đang tiến triển nhanh hay chậm đến mức nào.

Để có thể chẩn đoán mắc bệnh thận mạn tính sẽ cần dựa trên kết quả GFR. Nếu liên tục dưới 60 mL/phút/1.73m2 trong khoảng thời gian hơn ba tháng hoặc đi kèm một số dấu hiệu khác về tổn thương thận (như albumin niệu, huyết niệu hoặc kết quả siêu âm hoặc sinh thiết thận bất thường); thì khả năng rất cao bệnh nhân đã tiến triển đến bệnh thận mãn tính.

4. Các vấn đề cần lưu ý

Độ lọc cầu thận ước tính eGFR của một người sẽ giảm dần theo tuổi tác, theo một số bệnh và có xu hướng tăng trong thai kỳ.

Độ lọc cầu thận ước tính cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loại thuốc, ví dụ như kháng sinh Gentamicin, Cefoxitin và thuốc điều trị ung thư Cisplatin có thể làm tăng nồng độ Creatinin huyết thanh từ đó làm sai lệch kết quả eGFR.

Để đăng ký khám thai và nhận sự tư vấn của các bác sĩ phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, mẹ bầu có thể đăng ký TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Nội dung chính

  • 1 Chức năng của thận là gì?
  • 2 Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy
  • 3 Ai cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy?
  • 4 Các xét nghiệm chức năng thận khác
  • 5 Tài liệu tham khảo

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.

Chức năng của thận là gì?

Thận điều chỉnh lượng nước và muối trong cơ thể. Hai quả thận làm điều này bằng cách lọc máu qua hàng triệu cấu trúc nhỏ được gọi là đơn vị chức năng của thận (nephron). Thận cũng đưa một số loại chất thải ra khỏi cơ thể. Nước tiểu được tạo thành từ lượng nước dư thừa, muối và các chất đã được thải qua thận xuống bàng quang.

Egfr trong xét nghiệm máu là gì

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy

Các xét nghiệm máu thường quy để kiểm tra hoạt động của thận bao gồm việc đo nồng độ urea (urê), creatinine và một số loại muối hòa tan trong máu.

Urea. Urea là một sản phẩm hay “chất thải” tạo ra từ sự phân hủy của protein, thường được lọc qua nước tiểu. Nồng độ urea trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy thận có thể không hoạt động tốt, hoặc bạn đang bị mất nước.

Creatinin. Creatinin là một sản phẩm thải ra từ cơ, đi vào máu và thường được lọc qua nước tiểu. Nồng độ creatinin trong máu cao là dấu hiệu cho thấy thận có thể không hoạt động tốt. Creatinin thường phản ánh chức năng thận chính xác hơn urea.

Độ lọc cầu thận ước tính (eGFR). Mặc dù mức creatinin trong máu là một chỉ số hữu ích phản ánh chức năng thận, eGFR là thước đo chính xác hơn. Mức creatinin trong máu có thể được sử dụng để ước tính eGFR khi có các thông tin về tuổi tác, giới tính và chủng tộc. Con số này thường được tính bằng máy tính và báo cáo kèm theo xét nghiệm creatinine máu. Chỉ số bình thường của eGFR là 90-120 ml/phút. Chỉ số eGFR dưới 60 ml/phút gợi ý rằng thận đã bị tổn thương. Chỉ số eGFR càng thấp, mức độ tổn thương thận càng nghiêm trọng.

Muối hòa tan. Muối hòa tan thường được đo là sodium (natri), potassium (kali), cloride (clorua) và bicarbonate. Đôi khi chúng được gọi là chất điện giải. Nồng độ trong máu của bất kỳ loại muối hòa tan nào không bình thường đều có thể là do thận có vấn đề. Tuy nhiên một số bệnh khác cũng có thể làm thay đổi sự cân bằng muối trong máu.

Ai cần đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy?

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện khi:

  • Khám sức khỏe tổng quát.
  • Nghi ngờ bị mất nước (khi nồng độ urea tăng).
  • Nghi ngờ suy thận. Nồng độ urea và creatinin trong máu càng cao, thận làm việc càng kém. Mức creatinine thường được sử dụng như là tiêu chí đánh giá mức độ nghiêm trọng của suy thận. Thông thường, bạn cần được lọc máu nếu mức creatinine trong máu cao hơn một giá trị nhất định.
  • Trước và sau khi bắt đầu điều trị với một số loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ làm tổn thương thận. Do đó, chức năng thận thường được kiểm tra trước và sau khi bắt đầu dùng các thuốc đó.

Các xét nghiệm chức năng thận khác

Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy thường được sử dụng để đánh giá chức năng thận. Tuy nhiên, một kết quả xét nghiệm máu bất thường không thể nói lên nguyên nhân gây suy giảm chức năng thận. Trong trường hợp đó, bạn có thể cần làm thêm các xét nghiệm khác như xét nghiệm nước tiểu, chụp X -quang, sinh thiết thận, hoặc các loại xét nghiệm máu khác.

Tài liệu tham khảo

  1. http://www.patient.co.uk/health/routine-kidney-function-blood-test
  2. http://www.unckidneycenter.org/kidneyhealthlibrary/glomerulardisease.html