Chỉ số sinh học fl là gì năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Thai nhi đạt 37 tuần tuổi là thời điểm vượt cạn đang cận kề nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý những thay đổi cơ thể cũng như sự phát triển của bé. Một trong các chỉ số siêu âm hình thái thai nhi quan trong là chiều dài xương đùi của thai nhi tuần 37.

Chiều dài xương đùi (FL) là một trong 6 chỉ số quan trọng của thai nhi mà mẹ cần nắm vững ở tuần thứ 37 ( năm chỉ số còn lại bao gồm đường kính lưỡng đỉnh, cân nặng, chu vi đầu, chu vi bụng và tỉ lệ chiều dài từ đầu tới chân của bé).

Chiều dài xương đùi thai nhi bắt đầu được xác định kể từ tuần thứ 14 của thai kỳ và luôn được duy trì xác định với các lần thăm khám sau đó. Ngoài ý nghĩa đánh giá sự phát triển của thai nhi, chiều dài xương đùi còn có ý nghĩa trong việc phát hiện hội chứng Down của thai nhi.

Chỉ số sinh học fl là gì năm 2024

Chiều dài xương đùi được theo dõi trong các lần thăm khám định kỳ

2. Tiêu chuẩn chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi 37 tuần

Tuần 37 là tuần cận kề vượt cạn của mẹ bầu, do đó các chỉ số đặc biệt là chỉ số chiều dài xương đùi của bé cần được quan tâm. Dưới đây là chiều dài xương đùi (FL) tiêu chuẩn của một em bé phát triển bình thường ở tuần thứ 37 được cộng xê dịch 6 ngày:

  • FL tuần 37+0: 66-67mm, trung bình 70mm
  • FL tuần 37+1: 66-67mm, trung bình 70mm
  • FL tuần 37+2: 66-80mm, trung bình 70mm
  • FL tuần 37+3: 66-80mm, trung bình 71mm
  • FL tuần 37+4: 66-80mm, trung bình 71mm
  • FL tuần 37+5: 67-80mm, trung bình 71mm
  • FL tuần 37+6: 67-81mm, trung bình 71mm

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, bà mẹ mang thai cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống khoa học làm sao để mẹ không tăng cân quá nhiều hoặc quá ít mà thai nhi vẫn được nhận đầy đủ dưỡng chất.

3. Nguyên nhân dẫn đến chiều dài xương đùi ngắn

Trong trường hợp chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hơn tiêu chuẩn thì mẹ cũng không nên quá lo lắng vì có thể bị sai lệch do vị trí mà người đo lựa chọn.

Tuy nhiên, nếu chiều dài xương đùi quá ngắn so với mức cho phép bạn cũng có thể nghĩ đến những nguyên nhân khác:

3.1 Suy sản tiểu não ở thai nhi

Trường hợp này xảy ra nếu thai phụ xuất hiện những dấu hiệu đau bụng bất thường. Khi đó hãy nhanh chóng đến kiểm tra ở các bệnh viện lớn hoặc cơ sở có uy tín.

3.2 Yếu tố di truyền

Các yếu tố di truyền cũng có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi, các chuyên gia cho rằng yếu tố này ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của bé và chiều cao của trẻ sau này.

Chỉ số sinh học fl là gì năm 2024

Chiều cao của trẻ cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền

3.3 Vấn đề dinh dưỡng

Thiếu canxi có thể làm ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của bé, do vậy mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ và hợp lý lượng canxi để bé được phát triển một cách tốt nhất.

Để bé phát triển một cách tốt nhất đặc biệt là tránh tình trạng chiều dài xương đùi lệch so với tiêu chuẩn các mẹ nên có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, cũng như thường xuyên theo dõi các chỉ số phát triển của thai nhi để có những thay đổi cho phù hợp.

Cân nặng thai nhi theo tuần là thước đo tham khảo để bà bầu có thể biết được sự phát triển của con yêu khi ở trong bụng mẹ, đặc biêt những mốc quan trọng như cân nặng thai nhi tuần 32, cân nặng thai nhi tuần 37... Từ đó có sự điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp.

Để biết chính xác thai đang phát triển như thế nào, các mẹ bầu có thể tham khảo video cân nặng thai nhi theo từng tuần dưới đây:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

5 yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Cân nặng thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

XEM THÊM:

  • Quan hệ chưa xuất tinh có khả năng mang thai không?
  • Không có phôi thai (Trứng rỗng): Nguyên nhân vì sao
  • Hội chứng tăng đông máu ở phụ nữ có thai

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Khám thai là một trong những việc quan trọng mẹ bầu cần phải làm. Lịch khám thai sẽ phụ thuộc vào tuần tuổi của thai nhi, ngoài một số mốc khám 2D thì mẹ bầu cần nắm rõ lịch khám 4D để xem thai nhi có dấu hiệu bất thường nào không. Việc khám này không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả 2 mẹ con mà còn giúp mẹ bầu yên tâm hơn, nếu có vấn đề xảy ra sẽ sớm can thiệp được.

Khi đi siêu âm, thông thường các mẹ sẽ nhận được tờ kết quả với rất nhiều chỉ số được viết tắt bằng tiếng Anh. Để không cảm thấy bỡ ngỡ thì các mẹ nên tìm hiểu trước ý nghĩa của các kí hiệu này trong bảng siêu âm của mình.

Chỉ số sinh học fl là gì năm 2024

Bảng chỉ số thai nhi giúp các mẹ theo dõi tình trạng phát triển của em bé. Ảnh: Internet.

Dưới đây là một số kí hiệu phổ biến mẹ thường hay thấy:

GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ những ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.

GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai, được đo vào những ngày đầu tiên khi bé chưa hoàn thiện hết những cơ quan trên cơ thể.

BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở vòng đầu của bé.

FL (Femur length): Chiều dài của xương đùi.

EFW (estimated fetal weight): Khối lượng ước đoán của thai nhi.

CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu - mông. Do bé thường xuyên cuộn người lại khi nằm trong bụng mẹ nên rất khó để bác sĩ đo được chiều dài từ đầu đến chân. Chỉ có những tuần cuối của thai kỳ mẹ mới có thể biết được chiều dài đầu - chân của bé.

HC (Head circumference): Chu vi vòng đầu.

AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng của bé.

EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng của thai nhi.

AFI (Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối của mẹ.

OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm

BD: Khoảng cách giữa hai mắt của bé.

CER: Đường kính tiểu não.

THD: Đường kính ngực.

HUM: Chiều dài xương cánh tay.

ULNA: Chiều dài xương khuỷu tay.

Tibia: Chiều dài xương ống chân.

Radius: Chiều dài xương quay.

EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự kiến sinh.

Những chỉ số trên đều có kết quả tương ứng với từng tuần thai, nếu có gì bất thường các bác sĩ sẽ lập tức báo để mẹ có thể điều chỉnh. Với mỗi mẹ bầu, thông thường kết quả không quá trùng khớp nhưng sẽ nằm trong chỉ số cho phép, như vậy là mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm là thai nhi khỏe mạnh. Việc nắm rõ các chỉ số trên cùng ý nghĩa của nó sẽ giúp các bà bầu chủ động hơn khi đi khám thai.

Thai 37 tuần FL bao nhiêu?

Dưới đây là chiều dài xương đùi (FL) tiêu chuẩn của một em bé phát triển bình thường ở tuần thứ 37 được cộng xê dịch 6 ngày: FL tuần 37+0: 66-67mm, trung bình 70mm. FL tuần 37+1: 66-67mm, trung bình 70mm. FL tuần 37+2: 66-80mm, trung bình 70mm.

Chỉ số BPD và FL của thai nhi là gì?

BPD: đường kính lưỡng đỉnh, đường kính to nhất được đo ngang qua xương thái dương theo bề ngang. FL: độ dài xương đùi. EFW: ước tính số cân của thai nhi. TTD: đường kính đo ngang bụng.

Thai 36 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

20 tuần tuổi, lượng nước ối khoảng 350ml. 25 - 26 tuần tuổi lượng nước ối là 670ml. 32 - 36 tuần nước ối ở thai nhi là khoảng 800 ml hoặc cao hơn. Từ tuần 40 - 42 nước ối sẽ giảm xuống còn khoảng từ 540 - 600 ml.

Phôi thai 20mm là bao nhiêu tuần?

Tiêu chuẩn nhận biết chỉ số GS đang bình thườngTuần thứ 6, đường kính tiêu chuẩn của túi thai là 14 - 25mm; Tuần thứ 7, đường kính tiêu chuẩn của túi thai là 27mm; Tuần thứ 8, đường kính tiêu chuẩn của túi thai là 29mm; Tuần thứ 9, đường kính tiêu chuẩn của túi thai có thể là 33mm.