Etcetera nguyễn quang trường là ai

[Cadn.com.vn] - Trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, Etcetera Nguyễn là một trong những nhà báo hải ngoại thường xuyên bám sát  các vấn đề thời sự. Anh đã có mặt trên chuyến tàu Kiểm ngư sớm nhất đưa các nhà báo quốc tế ra vùng biển Hoàng Sa; trực tiếp gặp gỡ và phỏng vấn bà Huỳnh Thị Như Hoa-chủ tàu  ĐNa-90152 cùng các ngư dân; tham dự hội thảo "Hoàng Sa Trường Sa: Sự thật lịch sử" tại Đà Nẵng...

Etcetera Nguyễn tên thật Nguyễn Quang Trường, hiện là Tổng Thư ký tòa soạn tuần báo Việt Weekly. Anh là nhà báo nằm trong danh sách những kiều bào tiêu biểu ra thăm Trường Sa tháng 4-2012 và cũng là đại biểu được Bộ Ngoại giao Việt Nam mời về nước tham dự Hội nghị về người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai hồi tháng 9-2012 tổ chức tại TPHCM.

Riêng về sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa ở Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vừa qua, qua thực tế được tận mắt chứng kiến trên vùng biển Hoàng Sa, Etcetera Nguyễn cho biết: "Chúng tôi ghi nhận sự việc đang xảy ra một cách chính xác nhất để gửi thông điệp tới kiều bào ở Mỹ. Một lần nữa tôi khẳng định, chúng tôi là nhà báo, mục tiêu theo đuổi của chúng tôi là đưa thông tin xác thực đến với độc giả của Việt Weekly". Anh nói thêm: "Trước hành động của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong thềm lục địa ở Hoàng Sa thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, kiều bào Việt Nam ở Mỹ rất quan tâm. Họ đặt quyền lợi của dân tộc, Tổ quốc lên trên hết"...

Etcetera Nguyễn tặng  tranh ký họa chân dung cho một sĩ quan Hải quân tại Trường Sa.

Rời Việt Nam năm 1988, sau 3 năm sống ở Thái lan, năm 1991 Etcetera Nguyễn sang Mỹ, học ngành đồ họa tại Cypress College miền Nam California. Chưa dứt chương trình, anh bỏ học ra mở phòng tranh và tiệm in. Sau đó mở và phát hành tờ báo Mimi News, một nguyệt san văn nghệ phục vụ cho phòng tranh Mimi Studio được một năm rồi ngưng. Năm 2002, anh cùng một số bằng hữu chủ trương ra tuần báo Việt Weekly và giữ vai trò Tổng thư ký từ đó tới nay.

Etcetera Nguyễn ký họa  tác giả Trần Trung Sáng.

Etcetera Nguyễn cho biết, Việt Weekly là trang thông tin hữu hiệu cho hàng ngàn người Việt ở vùng Little Saigon, California [Mỹ]. Từ năm 2006 tới 2012, Việt Weekly nhiều lần cử đoàn phóng viên về nước tham dự nhiều lễ hội, sự kiện ngoại giao, đưa nhiều tin tức về tình hình đất nước cho người dân ở hải ngoại được tường tận. Sự kiện đáng ghi nhận nhất trong năm 2012 là chuyến đi tác nghiệp báo chí, ra đảo Trường Sa, do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng nhiều ban, ngành, đưa đoàn kiều bào ra thăm và động viên các chiến sĩ Việt Nam đang canh giữ vùng biển đảo chủ quyền của Việt Nam.

Điều thú vị, ngoài công việc làm báo, Etcetera Nguyễn còn là một họa sĩ chuyên ký họa xuất sắc. Trong chuyến đi Trường Sa kéo dài 9 ngày, khởi hành từ 18-4 và kết thúc ngày 26-4-2012, anh cho biết,  dù thời gian ngừng lại ở mỗi đảo khá ngắn ngủi, anh vẫn thực hiện được khoảng 100 chân dung lính đảo và phong cảnh tại chỗ. Một số lớn các bức chân dung khi vẽ xong được tặng ngay cho các anh lính đảo.

Trong lúc vẽ,  anh thường tranh thủ thăm hỏi các chiến sĩ về đời sống, hoàn cảnh gia đình, chuyện tình cảm.  Sau chuyến đi thực tế Trường Sa lần đó, ngoài những tranh đã tặng, số tranh ký họa còn lại Etcetera Nguyễn đã mang về Mỹ và thực hiện một cuộc triển lãm hình ảnh, chân dung và phong cảnh biển đảo mang chủ đề "Trường Sa trong mắt chúng tôi" ngay tại tòa soạn báo Việt Weekly trong khoảng 3 tháng, đón hàng trăm lượt khách tới xem.

Anh cho rằng: "Có thể đây là lần đầu tiên đồng bào hải ngoại mới tận mắt chứng kiến các hình ảnh sống động, hiện thực diễn ra tại các vùng biển đảo chủ quyền của Việt Nam. Hầu hết khách xem đều ngạc nhiên về các phương tiện sống, hạ tầng cơ sở ở ngoài đảo rất khang trang và quy mô. Vì hầu như không ai nghĩ rằng, ở các đảo xa lại có thể xây dựng kiên cố và hoành tráng như vậy. Đặc biệt là những ngôi chùa, trường học, sân bãi, hải đăng và đời sống trên đảo thật phong phú".

Tranh ký họa "Bến Bạch Đằng" của Etcetera Nguyễn.

Những ngày có mặt tại Đà Nẵng, cùng với việc theo dõi các hoạt động phản ảnh tình hình thời sự về biển Đông, Etcetera Nguyễn đã dành nhiều thời gian thực hiện các phóng sự về cảnh quan, sự phát triển, đặc trưng văn hóa, ẩm thực,  du lịch... của thành phố bên sông Hàn. Anh cũng ghé thăm tìm hiểu về đời sống sáng tác và vẽ ký họa giao lưu với một số họa sĩ Đà Nẵng như Vũ Dương, Hoàng Đặng, Nguyễn Quang Chơn...

Chia tay chúng tôi, Etcetera Nguyễn nói: "Etcetera theo tiếng Latinh có nghĩa là còn nữa, còn mãi...". Vì vậy, ngay sau đó, Etcetera Nguyễn lại tiếp tục  cuộc hành trình  ký họa những bức tranh mới tại Hội An, Huế, Hà Nội..., nhưng chắc chắn anh sẽ trở lại Đà Nẵng một ngày rất gần, bởi tình yêu biển đảo vẫn luôn trăn trở trong anh...

Trần Trung Sáng

"Công việc chính của một nhà báo là đến tận nơi để ghi nhận sự việc. Tôi đã làm tốt vai trò của một nhà báo từ hải ngoại về nước, ra tận Trường Sa, Hoàng Sa để chụp ảnh, viết bài, nói lên một cách khách quan những gì mắt thấy tai nghe. Chúng tôi luôn giữ tinh thần độc lập, không thiên kiến.
Bên cạnh đó, tôi còn là một họa sĩ nên công việc vẽ, có thể nói bổ túc khá tốt cho việc làm báo của tôi. Khi vẽ, tôi hóa thân thành một người khác, chỉ còn nghĩ tới nét vẽ với người mẫu và phong cảnh mình muốn mô tả. Công việc nhà báo giúp tôi tỉnh táo để làm tốt vai trò thông tin chính xác. Tôi thấy cả hai việc đều thú vị" . [Etcetera Nguyễn]

Ông Etcetera Nguyễn nói: Tôi rời Việt Nam vào tháng 10/1988, khi đã học xong trung học phổ thông. Chuyến vượt biên bằng đường biển của tôi được xem là cuối cùng của làn sóng người rời nước bằng đường biển. Tôi sống tại bang California [Mỹ] từ năm 1991 đến nay.

Được biết ông đã về Việt Nam nhiều lần. Và cảm xúc của những chuyến trở về đó như thế nào?

Đến Hoa Kỳ, tôi tiếp tục đi học ngành đồ họa, học dở dang được hai năm, tôi mở một phòng tranh để triển lãm tranh của các họa sĩ trong vùng Nam Cali. Hoạt động nghệ thuật này giúp tôi có nhiều điều kiện quen biết giới nghệ sĩ, giới báo chí người Mỹ gốc Việt. Vùng Little Saigon ở Nam California tập trung đông đảo người Việt sinh sống nên sinh hoạt văn hóa, chính trị khá phong phú. 

Năm 2004, tôi cùng một nhóm anh em cho ra đời một ấn bản báo chí phục vụ nhu cầu thông tin, chính luận, thời sự, văn hóa. Đó là tờ tuần báo Việt Weekly. Diễn đàn trên Việt Weekly mở rộng cho mọi quan điểm chính trị tại địa phương có được những tiếng nói khác nhau được trao đổi thẳng thắn. 

Năm 2005, Việt Weekly có bài tường trình về buổi tiệc xuân do Tổng lãnh sự Việt Nam tổ chức tại San Francisco [miền bắc California], bài viết đi kèm với hình ảnh đã gây xôn xao trong dư luận vì xưa nay, các thông tin, hình ảnh liên quan đến Việt Nam, báo chí cộng đồng người Việt ở đây thường phớt lờ, hay giấu tin đi chứ không dám công khai đưa tin.

Với mối liên hệ báo chí với Lãnh sự quán Việt Nam này, vào tháng 11/2006, nhân dịp Việt Nam tổ chức hội nghị APEC tại Hà Nội, Việt Weekly đã ghi danh đăng ký chính thức cử đoàn phóng viên về Việt Nam đưa tin. Đây có thể nói là một sự kiện báo chí mới trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Nam California vì có một cơ quan truyền thông công khai, chính thức đi Việt Nam tác nghiệp. 

Tôi cùng hai nhà báo khác của Việt Weekly có mặt trong chuyến trở về Việt Nam này. Sau 18 năm lần đầu tiên trở về Việt Nam trong vai trò nhà báo, phải nói là có nhiều chuyện đáng nhớ. Ngoài công việc báo chí, tôi có dịp tham quan nhiều danh thắng miền Bắc, thực hiện nhiều phóng sự hình ảnh, phỏng vấn nhiều người thuộc mọi tầng lớp. Và tôi cũng có dịp trở về thăm gia đình mình ở Sài Gòn. Một chuyến đi tuy chỉ có hơn 2 tuần, nhưng đã thay đổi nhận thức trong tôi khi trở lại Hoa Kỳ. 

Giờ học vẽ: Nhà em trên biển Trường Sa. Ảnh: Hoàng chí hùng

Năm sau đó, 2007, Việt Weekly lại cử đoàn phóng viên về Việt Nam, thực hiện chuyến đi xuyên Việt từ Bắc vào Nam trong 3 tuần để khảo sát đời sống, tiếp xúc với nhiều giới khác nhau, kể cả thực hiện một số cuộc phỏng vấn với các viên chức, cán bộ trong chính quyền. Chuyến đi này, một lần nữa gây nhiều tiếng vang về mặt thông tin với cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Sau những chuyến trở về đó, ông đã nói gì với bạn bè, người thân ở Mỹ? Họ nghĩ sao về những chuyến đi đó của ông?

Những gì mắt thấy, tai nghe trực tiếp trong những chuyến đi của chúng tôi, đã được tường trình phần nào qua nhiều số báo liên tiếp của Việt Weekly sau đó, thu hút sự quan tâm rộng rãi của bạn đọc. Cuộc phỏng vấn nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt tại TPHCM được đăng nguyên văn, hình ảnh cuộc trao đổi được ghi lại đầy đủ, chân dung ông Võ Văn Kiệt được trang trọng lên bìa báo Việt Weekly.

Điều này khiến cả cộng đồng sửng sốt vì xưa nay, những tổ chức chính trị “chống cộng” ở hải ngoại không bao giờ muốn tiếng nói, hình ảnh của bất cứ viên chức Việt Nam nào xuất hiện trên báo chí trong cộng đồng. Những tổ chức chính trị này cấu kết với các dân cử Mỹ gốc Việt khống chế báo chí Việt ngữ, đe dọa biểu tình, tẩy chay, triệt hạ phát hành, quảng cáo của báo chí, nên chuyện đăng bài phỏng vấn ông cựu Thủ tướng cộng sản là không thể tin nổi.

Việt Weekly lúc đó với nhu cầu lớn của độc giả, ấn bản lên đến 45.000 số ở ba vùng Nam California, San Jose và Toronto [Canada] nên sự loan truyền về thông tin rất lớn. Mặt khác, độc giả bênh lẫn chống rất mãnh liệt, sôi nổi, tạo tiền đề cho những xung đột, phá vỡ việc chính trị-thông tin bị bưng bít trong cộng đồng người Việt ở Cali, tính từ thời điểm năm 1975 tới thời điểm đó.

Đồng nghiệp của Việt Weekly có hai thái độ: Một, cho là “can đảm” dám vượt thoát khỏi sự bưng bít, kìm hãm thông tin từ khối chính trị, dân cử chống cộng để thực hành báo chí độc lập, tự do đưa tin. Hai, là e dè, tẩy chay, cho Việt Weekly là “thân cộng”.

Trong một lần trao đổi với Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, chúng tôi được biết ông đã có mặt trong đoàn kiều bào ra thăm Trường Sa. Cảm xúc của ông khi có mặt ở quần đảo này? Ông đã ra Trường Sa nhiều lần chưa?

Năm 2012, Bộ Ngoại giao [Việt Nam-PV] tổ chức một chuyến đi dành cho kiều bào từ các nước về, ra thăm quần đảo Trường Sa, tôi được cử đi chuyến đi này cùng với một phóng viên ảnh. Liên tiếp 5 số báo sau đó, hình ảnh về biển đảo, đời sống của quân dân, di tích lịch sử, các cuộc phỏng vấn tại chỗ đã được tường trình dưới hình thức báo in, báo nói, hội luận, triển lãm ngay tại tòa soạn Việt Weekly, mang tới nhiều điều mới mẻ cho độc giả của Việt Weekly nói riêng, cho cả cộng đồng hải ngoại nói chung. 

Vì từ trước tới nay, vấn đề khác biệt quan điểm chính trị về chủ quyền biển đảo giữa trong và ngoài nước rất lớn, rất sâu sắc. Do đó, không gì thuyết phục người dân hơn là hình ảnh, câu chuyện được chính phóng viên từ địa phương đi tìm hiểu, đưa tin chính xác, khách quan. 

Bản thân tôi, chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều tình cảm trân trọng những giá trị lịch sử và những hy sinh lớn lao của những thế hệ quân dân Việt bám biển, giữ đảo.

Với tư cách một nhà báo, từng gặp gỡ nhiều chính khách trong nước, ông có suy nghĩ gì về họ? Những lần tiếp xúc của các quan chức trong nước với kiều bào ngay tại Mỹ có gợi cho ông điều gì không?

Là nhà báo tự do, độc lập sinh sống tại Hoa Kỳ nhiều năm, trong những lần tiếp xúc với các chính khách Việt Nam, từ cán bộ ngành ngoại giao, đến các lãnh đạo cấp chính phủ, cảm tưởng [nói chung] của tôi khi tiếp cận với họ đều thoải mái, dễ chịu và thân mật. Có lẽ con người Việt Nam mang chung đặc tính này chăng? 

Dải cát hình chữ S đảo Sinh Tồn rất giống với hình dáng đất nước Việt Nam

Xét về mặt góc độ báo chí, tôi thấy các chính khách Việt Nam hiện nay đều có thái độ tự tin và tích cực trong cách thức làm việc. Trong những lần tiếp xúc để phỏng vấn nhiều quan chức chính phủ, tôi đều phát hiện rằng, giữa các cấp từ trung ương đến địa phương, cách thức trình bày sự việc rất thống nhất nhau về quan điểm và rất chuyên nghiệp trong mỗi vai trò của mình. Các quan chức Việt Nam rất coi trọng những mối quan hệ lâu năm, có uy tín với nhau.

Ông nghĩ sao khi vẫn còn một số người, từng nắm giữ các vị trí trong chính quyền Sài Gòn trước đây vẫn chưa bỏ qua hiềm khích và những khúc mắc trong quá khứ để hướng tới một nước Việt đoàn kết và thân ái với nhau hơn?

Mặc dù sự kiện tháng 4/1975 đã qua khá lâu, gần 40 năm rồi, nhưng đối với phần đông những người Việt rời nước sau biến cố ấy vẫn không quên, không nguôi ngoai được những mất mát, chia lìa trong gia đình, vị trí xã hội, tài sản từng có… trước đây. Thái độ của những thành phần này theo thời gian thay đổi từ từ, không thuần nhất một khối như trước. 

Có thể tạm chia thành các giai đoạn như sau: Từ năm 1975-1990: Hầu hết khối người Việt ở hải ngoại đều tách biệt với đất nước vì không chấp nhận chế độ Cộng sản. Giai đoạn này hầu hết mọi người trong cộng đồng đều có chung một mục tiêu là “chống cộng dưới mọi hình thức”. 

Thế nhưng, từ 1995-2000: Việt Nam đổi mới, cởi mở hơn về mặt chính trị, và kinh tế được cải thiện, nhiều lượt người Việt ở hải ngoại tìm về Việt Nam để thăm thân, du lịch và cả tìm cơ hội làm ăn, buôn bán. Lượng thông tin về Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều, thường xuyên hơn ở các kênh thông tin internet, và cả trong cộng đồng. Ngược lại, nhiều lượt người từ trong nước có cơ hội ra nước ngoài để du lịch, thăm thân và cả buôn bán làm ăn, khiến cho việc nối kết, liên hệ giữa người trong và ngoài nước thêm chặt chẽ. 

Trên bề mặt, những tổ chức chống cộng bắt đầu mất dần ảnh hưởng lên đời sống và chọn lựa của người dân, họ tự quyết định đi đi về về Việt Nam theo nhu cầu riêng. Việc này cũng giúp cho sự cảm thông giữa quá khứ và hiện tại nhiều hơn. Từ năm 2001 đến nay, chính phủ Việt Nam đã khéo léo trong các chính sách ngoại giao, không chỉ với cộng đồng quốc tế, mà có nhiều nghị quyết [như NQ-36] tạo cầu nối, xác lập mối quan hệ giữa cộng đồng Việt ở hải ngoại là một “bộ phận không thể tách rời” với cộng đồng người Việt trong nước. 

Do đó, nếu nói còn những người chống đối chính phủ Việt Nam, tôi nghĩ đó là một số tổ chức chính trị, đảng phái và một số cá nhân. Những bộ phận cực đoan này không đại diện cho tất cả 2 triệu người Việt ở hải ngoại. Họ chỉ là thiểu số.

Người Việt ở hải ngoại không còn niềm tin vào bất cứ một đảng phái nào có khả năng, quyền lực và uy tín đủ để thay thế Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là một thực tế không thể khác được trong sinh hoạt chính trị cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Về phương diện cá nhân, những người có tên tuổi trong lịch sử như tướng Nguyễn Cao Kỳ, các cựu quân nhân hay cả các nhà hoạt động xã hội, trí thức… khi có dịp tiếp cận, hay về Việt Nam một hay nhiều lần, đều nhìn ra một thực tế tích cực hơn là những gì họ tưởng tượng khi chưa về trong nước.

Bản thân tôi, chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc, nhiều tình cảm trân trọng những giá trị lịch sử và những hy sinh lớn lao của những thế hệ quân dân Việt bám biển, giữ đảo.

Etcetera Nguyễn tên thật là Nguyễn Quang Trường, tên trên hộ chiếu là Etcetera Nguyen. Tổng thư ký tuần báo Việt Weekly. Cư ngụ tại 12866 Main St. Garden Grove, CA 92840.

Video liên quan

Chủ Đề