F0 tự khỏi trong bao lâu

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi? hay bị COVID-19 bao lâu thì khỏi? Thời gian điều trị và phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, với những trường hợp nhẹ và vừa có thể hồi phục sau 1 – 2 tuần nhưng nếu bị nặng thì thời gian điều trị có thể kéo dài.

COVID-19 vẫn là mối lo ngại trên toàn cầu với sự xuất hiện liên tục của các biến chủng mới. Tại Việt Nam, số ca mắc COVID-19 vẫn đang tăng lên từng ngày. Trong bối cảnh đại dịch đang ngày một diễn biến phức tạp với nguy cơ lây nhiễm cao, việc hiểu rõ về thời gian điều trị COVID-19 cũng như các giai đoạn diễn tiến của bệnh sẽ phần nào giúp bạn bớt hoang mang, lo lắng nếu chẳng may bị nhiễm.

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi?

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi hay bị COVID-19 bao lâu mới khỏi? Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi bởi điều này phụ thuộc vào thể trạng, tình trạng bệnh, tình trạng tiêm phòng vaccine COVID-19, độ tuổi và có hay không có bệnh lý nền ở mỗi người.

Với những trường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng ở mức độ nhẹ như sốt, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi thì có thể khỏi sau 1 – 2 tuần [khoảng 14 ngày] điều trị. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng [viêm phổi nặng hoặc suy hô hấp] thì thời gian điều trị có thể mất từ 3 – 6 tuần.

Sau khi khỏi bệnh, người bị nhiễm vẫn có thể cảm thấy không khỏe trong người và các triệu chứng nhiễm COVID-19 vẫn có thể tiếp tục kéo dài trong khoảng 2 tháng. Tình trạng này được gọi là hội chứng COVID kéo dài hay hội chứng hậu COVID và có thể gặp ở cả những trường hợp chỉ mắc bệnh ở dạng nhẹ. Các triệu chứng hậu COVID thường gặp là mệt mỏi, khó thở, đau đầu, đau ngực, mất khứu giác, đau cơ, sương mù não [hay quên, khó tập trung], stress, trầm cảm…

Điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi? Theo một nghiên cứu tại Australia thực hiện với 2900 trường hợp nhiễm COVID-19, có khoảng 20% trường hợp các triệu chứng hết hoàn toàn sau 10 ngày, 60% hết sau 20 ngày, 80% hết sau 30 ngày, 91% hết sau 60 ngày, 93% hết sau 90 ngày và 96% hết sau 120 ngày [tỷ lệ cộng dồn]. Người càng lớn tuổi, có bệnh nền và nữ giới có xu hướng phục hồi chậm hơn.

3 giai đoạn nhiễm COVID-19 bạn cần biết!

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc điều trị COVID-19 bao lâu thì khỏi hay bị COVID-19 mấy ngày hết, bạn cũng nên nắm rõ các giai đoạn nhiễm bệnh để có thể chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

1. Giai đoạn ủ bệnh và lây lan

Sau khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng nhiễm COVID-19 có thể xuất hiện sau 2 – 14 ngày, trung bình là 4 – 5 ngày. Lúc mới xuất hiện, đa phần các triệu chứng chỉ ở mức độ nhẹ. Các triệu chứng thường gặp là sốt, ho khan, ho có đờm, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, khó thở, đau họng, nghẹt mũi…

Đây cũng là giai đoạn bệnh dễ lây lan nhất. Khoảng 1 – 2 ngày trước khi có triệu chứng, tải lượng virus sẽ ở mức cao nhất và đạt đỉnh trong tuần đầu tiên.

Người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 vẫn có nguy cơ bị nhiễm. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiễm COVID-19 ở người đã tiêm đủ liều vaccine thường ít hơn và cũng ít khi bị sốt hoặc ho dai dẳng.

2. Giai đoạn bệnh nhẹ và trung bình

Các triệu chứng của bệnh sẽ “dữ dội” nhất vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6. Trong thời gian này, bạn cần chú ý đến các triệu chứng của cơ thể và dùng gói thuốc điều trị COVID-19 được cấp phát theo đúng hướng dẫn.

Sau giai đoạn này, bệnh có thể dừng lại mà không diễn tiến sang giai đoạn nặng. Trường hợp, bệnh không diễn tiến sang giai đoạn nặng thì các triệu chứng sẽ giảm dần và thoái lui sau khoảng 10 ngày.

3. Giai đoạn nặng [viêm phổi nặng và suy hô hấp]

Giai đoạn nặng có thể bắt đầu diễn ra vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 với các triệu chứng suy hô hấp như:

  • Khó thở biểu hiện bằng việc thở hụt hơi, thở nhanh trên 30 lần/phút
  • Li bì, lừ đừ
  • Tím tái môi, đầu các chi
  • SpO2 < 96% [nếu có dụng cụ đo tại nhà]

Nếu cơ thể có các biểu hiện kể trên, cần liên hệ ngay đến các cơ sở y tế hoặc các trạm y tế lưu động, các nhóm hỗ trợ để được hỗ trợ oxy và áp dụng các phương pháp điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều trị COVID-19 tại nhà cần cách ly bao lâu?

Khi cơ thể có các biểu hiện nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, bạn cần thực hiện cách ly tại nhà ngay và liên hệ với cơ quan y tế địa phương hoặc bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19 theo chỉ định của Bộ Y tế để được tư vấn. Nếu đủ điều kiện cách ly tại nhà, bạn sẽ được cấp phát các gói thuốc điều trị và theo dõi sức khỏe tại nhà.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy sau 10 ngày nhiễm bệnh, cơ thể đã loại bỏ được virus đang hoạt động. Người bị nhiễm COVID-19 có khả năng không còn lây nhiễm sau 10 ngày kể từ khi xét nghiệm dương tính và 72 giờ sau khi các triệu chứng về hô hấp và sốt thuyên giảm.

Tuy nhiên, ngoài quan tâm đến việc bị COVID-19 bao lâu thì khỏi, bạn vẫn nên thực hiện đúng thời gian cách ly tại nhà theo đúng quy định của Bộ Y tế. Hiện thời gian cách ly tại nhà theo quy định là 14 ngày. Sau 14 ngày, người bệnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn sẽ cấp giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - Ảnh: BVCC

Chị Nguyễn My [33 tuổi, Hà Nội] xét nghiệm dương tính từ ngày 10-12-2021, đến ngày 5-1-2022 chị khỏi bệnh, xét nghiệm âm tính. Khi mắc COVID-19, chị không có triệu chứng nặng, chỉ sốt, sổ mũi như người bị cúm thông thường. 

Khi F0 thì nhẹ, hậu COVID-19 lại nặng nề

Thế nhưng đến nay sau 20 ngày âm tính, chị My thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau đầu, nhức mỏi toàn thân. "Không biết tôi có phải bị mắc hậu COVID-19 hay không nhưng các triệu chứng khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó tập trung làm việc", chị My nói.

Cũng như chị My, anh Lê Văn Quang [30 tuổi, quận Hà Đông, Hà Nội] mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, sốt 2 ngày kèm theo sổ mũi. Sau khi điều trị tập trung 7 ngày anh khỏi bệnh và được ra viện, nhưng thời điểm hiện nay anh gặp nhiều triệu chứng hậu COVID-19. 

"Tôi thường xuyên khó thở, ho kéo dài, sợ nhất là những cơn ho đến tức ngực, váng đầu. Hơn nữa cảm giác người lúc nào cũng nóng dù đo nhiệt độ chỉ hơn 36 độ C. Không hiểu lý do gì, trước đây cơ thể rất khỏe còn giờ thì cảm giác người như 'đi mượn'", anh Quang khổ sở.

Mất khứu giác từ khi mắc COVID-19, anh Nguyễn Văn Tâm [quận Đống Đa, Hà Nội] đến nay vẫn chưa ngửi rõ mùi. "Muốn ngửi được tôi phải gí sát mũi mới cảm nhận được. Do đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 nên khi mắc, triệu chứng của tôi khá nhẹ, đến ngày thứ 5 mới bị mất khứu giác. Nhưng đến giờ sau khi khỏi bệnh 15 ngày rồi nhưng vẫn không lấy lại được khứu giác", anh Tâm chia sẻ.

Mất khứu giác khiến việc ăn uống của anh Tâm cũng không được như trước, luôn có cảm giác chán ăn kèm theo mất ngủ khiến cơ thể trong trạng thái mệt mỏi.

Nên tập thể dục nhẹ nhàng, sống vui vẻ, không lo âu

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ F0, chia sẻ anh đang điều trị cho 4-5 bệnh nhân có tình trạng như các trường hợp kể trên, tức khi là F0 thì nhẹ nhàng, gần như không cần điều trị mà tự khỏi. Nhưng sau khi âm tính thì mệt mỏi, không đi làm được kể cả chân tay lẫn trí óc, kèm theo những rối loạn về sức khỏe, suốt ngày phải đi khám bệnh.

"Tôi cho rằng có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là những vấn đề về phổi như xơ hóa phổi, giảm dung tích phổi sau COVID-19, thứ 2 là rối loạn thần kinh thực vật. Những rối loạn thần kinh thực vật có thể tồn tại sau khi hết COVID-19 và làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, cụ thể là làm rối loạn điện giải, cơ thể như không có sức, người hồi hộp, thở gấp, nóng phừng phừng, ra nhiều mồ hôi...", bác sĩ Hoàng cho biết.

Thông thường những triệu chứng này có thể hết sau 6-8 tuần nếu được điều chỉnh hợp lý về lối sống, chế độ tập luyện, ăn nghỉ... Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng những người thần kinh yếu dễ gặp tình trạng này hơn.

"Chưa biết được tỉ lệ người gặp biến chứng hậu COVID-19 trong số F0, nhưng hầu hết F0 mà tôi có dịp trò chuyện hoặc tư vấn đều cho biết hậu COVID-19 họ đều gặp một hay một số vấn đề sức khỏe, chỉ có một tỉ lệ nhỏ nói họ khỏe mạnh ngay sau khi khỏi bệnh, y như người bình thường. Đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 2,1 triệu ca từ đầu mùa dịch, nên có khảo sát về vấn đề này", bác sĩ Hoàng đề xuất.

Bác sĩ Hoàng cũng cho rằng ngoài tập thở để hỗ trợ cho phổi, mỗi F0 sau khi khỏi bệnh nên tập thể dục nhẹ nhàng 2-3 lần/ngày, mỗi lần 10-30 phút tùy sức khỏe. Bên cạnh đó là thư giãn đầu óc, tránh lo lắng, nếu cần tư vấn tâm lý và điều trị bằng thuốc thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. 

"Rối loạn thần kinh thực vật hay gặp ở người hay lo, lo bị COVID-19, lo khi đi tiêm vắc xin..., khi lo thì lập tức có rối loạn thần kinh thực vật, ảnh hưởng đến co bóp mạch máu, thiếu máu lên não", bác sĩ Hoàng lưu ý.

Hậu COVID-19 ảnh hưởng sức khỏe sinh sản, tình dục ra sao?

LAN ANH - DƯƠNG LIỄU

Video liên quan

Chủ Đề