Flank pain là gì

THÔNG TIỂU CÓ THỂ DẪN ĐẾN VỠ PHÌNH ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG?

Chỉ có 50% phình động mạch chủ bụng có bộ ba triệu chứng sau: giảm huyết áp, đau lưng và khối u vùng bụng đập theo nhịp tim. Quá nhiều triệu chứng có thể trì hoãn quá trình chẩn đoán và điều trị. Trong ca này, BN có hai triệu chứng kết hợp làm ta có thể kết luận rằng bí tiểu có thể dẫn đến vỡ phình động mạnh chủ bụng.

Giới thiệu

Vỡ phình động mạch chủ bụng [AAA] là một trong những tình trạng cấp cứu nguy hiểm nhất và bác sĩ cấp cứu phải lo sợ khi gặp tình trạng này. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh không điển hình có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm và trì hoãn việc điều trị.

BÁO CÁO CA

Một BN nam 84 tuổi tình trạng xấu đi đã được 4 ngày, đau co cứng bụng lan ra sau lưng, sau đó bụng chướng và bị táo bón, hoàn toàn không có triệu chứng nào liên quan đến đường tiểu. BN cảm thấy buồn nôn trong vòng 24 tiếng nhưng không thể nôn được.

Bệnh sử bao gồm bệnh tim máu cục bộ, suy tim, hen suyễn và trào ngược dạ dày thực quản. Không có bệnh sử nào liên quan đến đường tiểu.

Huyết áp 130/85 mmHg, nhịp tim 92 nhịp/phút, thân nhiệt 37 oC, nhịp thở15, SpO2­­­ 98%, glucose máu bất kỳ 7.5 mmol/l. Bụng mềm, chướng. Không có khối đập theo nhịp tim. Nghe bụng có tiếng vang ở ruột nhưng không có bất thường nào khác. Khám trực tràng thấy trực tràng rỗng.

Hb máu 13.6 g/dl bình thường, X- quang ngực bình thường. X quang bụng thấy có một khối phân nhỏ, không có bất thường khác.

BN được chụp CT vùng bụng và vùng chậu, bàng quang căng phồng nhiều, kết tràng sigma bị chèn ép lên mỏm xương cùng gây nên tình trạng không thoát phân được.

Bệnh nhân được đặt catheter thông tiểu 2000ml, bệnh nhân không còn cảm thấy đau nữa. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ thuyên giảm được trong vài giờ, sau đó BN lại than phiền vì bị đau và thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Lần này tim đập nhanh, huyết áp hạ, bụng chướng ít hơn nhưng mềm hơn, và không có khối u đập theo nhịp tim. BN vẫn còn đủ sức khỏe để đưa đi chụp CT bụng, chậu lần 2, lần này cho thấy AAA bị vỡ. Các bác sĩ lập tức chuyển bên nhân vào phòng cấp cứu để phẫu thuật.

Sau ba tháng điều trị, hiện BN đang khỏe mạnh.

BÀN LUẬN

Người đầu tiên phân loại phình mạch và ghi chép bệnh nguyên và cách chữa bệnh là nhà phẫu thuật Hy Lạp Antyllus vào thế kỷ thứ 2 SCN.

Triệu chứng kết hợp của AAA là hạ huyết áp, đau lưng và khối u đập theo nhịp tim có ở 50% ca bệnh. Điều này có nghĩa là các triệu chứng khác có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm và điều trị chậm trễ.

Phình động mạch chủ bụng có thể nhầm với các bệnh: đau vùng thận, đau vùng hông, tắc niệu đạo, đau tinh hoàn, teo tinh hoàn, bệnh thần kinh ngoại biên, liệt chi dưới, nấc cục, tiểu ra máu, khối u vùng bẹn, thoát vị bẹn, bí tiểu và tắc kết tràng.

Khi Rudolph Nissen làm phẫu thuật mở bụng trên người của Albert Einstein do ông ấy bị đau vùng trên bụng kèm theo nôn ói, Rudolp phát hiện Einstein có một khối phình động mạch chủ bụng với kích thước bằng một quả nho. Rudolph bao phủ phần trên của khối phình bằng polyethylene cellophane giúp bệnh nhân sống được thêm 5 năm nữa. Khi khối phình bị vỡ, triệu chứng giống như viêm túi mật cấp.

Trong báo cáo ca này, bệnh nhân bị đau bụng lan ra sau lưng trong vòng 4 ngày, sau đó là bụng chướng, táo bón hoàn toàn và nôn mửa.

Theo kết quả chụp CT vùng bụng chậu, bang quang BN căng làm tắc nghẽn đại tràng do chèn ép đại tràng lên mỏm xương cùng và sau đó xuất hiện phình động mạch chủ bụng 4.9cm mà không có dấu hiệu là đã bị vỡ.

Đương nhiên, khối phình động mạch chủ bụng bị vỡ ngay sau khi thông tiểu.

Theo ghi chép trên 44 bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng, 14 bệnh nhân có triệu chứng đau đến 3 tuần trước khi nhập viện. Bệnh nhân này bị đau bụng lan ra sau lưng trong vòng 4 ngày nhưng đau nghiêm trọng hơn sau vỡ phình động mạch chủ bụng.

Có thể nói rằng vỡ phình động mạch chủ bụng có thể dẫn đến bí tiểu. Hiếm khi bí tiểu có thể dẫn đến tắc ruột và nghẽn tĩnh mạch.

Khi thống kê lại các sự kiện, các bác sĩ tin rằng đau lưng là do động mạch chủ bụng phình sắp bị vỡ đã dẫn đến tình trạng bí tiểu. Sau đó dẫn đến tắc ruột. Sắp xếp lại chuỗi sự kiện theo thứ tự thời gian, bàng quang căng phồng có thể ngăn cho khối phình động mạch không vỡ và thông tiểu quá nhanh [2000ml nước] đã làm cho khối phình động mạch bị vỡ.

Theo kiến thức của các bác sĩ, đây là ca đầu tiên phình động mạch chủ bụng bị vỡ theo cách này.

Từ ca này ta có các điểm lưu ý, nên nghi ngờ khả năng mạch phình sắp bị vỡ khi bệnh nhân có triệu chứng đau từ bụng lan ra sau lưng. Nên kiểm tra mạch máu mặc dù bệnh nhân thiếu các bằng chứng siêu âm cho thấy là đã bị vỡ mạch. Cuối cùng, ở các bệnh nhân bí tiểu mà đồng thời bị phình động mạch chủ bụng thì không nên thông tiểu quá nhanh và phải quan sát kỹ bệnh nhân.

THAM KHẢO

1. Cooley DA. Milestones in the treatment of aortic aneurysms. Texas Heart
Inst J 2005;32:130 4.
2. Debakey ME. Presidential address. A surgical prospective. Ann Surg
1991;213:6.
3. Mahmood F, Ahsan F, Hackey M. Ruptured abdominal aortic aneurysm
presenting as buttock pain. Emerg Med J 2005;22:4534.
4. Tsolakis I, Korovessis P, Spastris P, Kakkos S, Androulakis J. Acute
rupture of an aortic aneurysm mimicking the discuss hernia syndrome.
A case report. Int Angiol 1992;11:1424.
5. Scott HJ, Bearn PE, Scott RA. Rupture abdominal aortic aneurysm
presenting with acute urinary retention. Br J Clin Pract 1992;46:
73 4.
6. Lowenfels AB. Famous patients, famous operations, 2002Part 3: the
case of the scientist with a pulsating mass. Medscape 2002.
7. Pryor JP. Diagnosis of ruptured aneurusm of abdominal aorta. BMJ
1972;3:7356.
8. Gundevia Z, Budhoo M, Miller B, Karandikar S, Roy-Choudhury S.
Clinically unrecognised urinary retention as a cause of bowel
obstruction: a rarely reported phenomenon. Eur J Radiol Extra
2009;70:97 99.
9. Shama A, Narsaynsingh V. Distended bladder presenting with
constipation and venous obstruction: a case report. J Med Case Rep
2012;6:34.

Read Full Post »

Video liên quan

Chủ Đề