Giải bài tập giáo dục công dân trang 33

Em hãy nêu một vài ví dụ nói lên sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất trong quá trình học tập và rèn luyện của bản thân.

 Từ một học sinh 9 sau khi hoàn thành chương trình học THCS và vượt qua bài thi tuyển sinh vào lớp 10 
em đã trở thành học sinh lớp 10.

Kết luận :
 Vậy ví dụ trên là ví dụ sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

Bài 2 [trang 33 sgk GDCD 9]

Vì sao làm việc gì cũng đòi hỏi phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả ? Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì hậu quả sẽ ra sao ? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Lời giải:

- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao [hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...]. Đó chính là hiệu quả của công việc.

- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.

- Ví dụ: Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng...

Tham khảo toàn bộ: Giải bài tập GDCD 9

Bài 4 [trang 33 sgk GDCD 10]

Trong đoạn văn sau đây, ý nào nói về lượng, ý nào nói về chất của phong trào cách mạng nước ta: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.

Lời giải:

- Ý nói về chất của phong trào cách mạng: Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 đã dẫn đến việc thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

- Ý nói về lượng: Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liên tục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào Xô – viết Nghệ - Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1945, mặc dù cách mạng có những lúc bị dìm trong máu lửa. Chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta bị xóa bỏ, một kỉ nguyên mới mở ra, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tham khảo toàn bộ: Giải GDCD 10

Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ?

_ Chất là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng đó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.

+ Ví dụ: Đường có vị ngọt. Đây là thuộc tính tiêu biểu, nói lên chất riêng của đường dùng để phân biệt đường với các sự vật hiện tượng khác.

_ Lượng là khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển [cao hay thấp], quy mô [ lớn, nhỏ], tốc độ vận động [ nhanh, chậm], số lượng [ ít, nhiều]... của sự vật, hiện tượng.

+ Ví dụ: Đối với một bạn A, lượng là số tuổi 16 tuổi, cân nặng 50kg, chiều cao 1m60 của bạn ấy.

* Câu 2 trang 33 sgk GDCD 10

Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ.

Đề bài

Thế nào là chất và lượng của sự vật và hiện tượng? Cho ví dụ.

Lời giải chi tiết

- Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Ví dụ:

+ Nguyên tố đồng có nguyên tử lượng là 63,54đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083, nhiệt độ sôi là 2880oC,... Những thuộc tính [tính chất] này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác.

+ Thuộc tính của đường là ngọt

+ Thuộc tính của muối là mặn

- Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng, biểu thị trình độ phát triển [cao, thấp], quy mô [lớn, nhỏ], tốc độ vận động [nhanh, chậm], số lượng [ít, nhiều].... của sự vật và hiện tượng.

Ví dụ:

+ Đối với mỗi phân tử nước, lượng là số nguyên tử tạo thành nó, tức là 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi.

+ Tòa nhà có 70 tầng, cao 80m

+ Diện tích tòa nhà: 8000m2.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm GDCD lớp 10 - Xem ngay

Hướng dẫn Soạn Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình, sách giáo khoa GDCD lớp 8. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 33 sgk GDCD 8 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết về công dân trong đời sống, pháp luật, phần trả lời câu hỏi gợi ý và phần giải bài tập cuối bài học để giúp các em học sinh học tốt môn GDCD lớp 8.

I – Đặt vấn đề

Dưới đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Gợi ý trang 31 sgk GDCD 8

a] Em hiểu thế nào về bài ca dao trên? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Bài ca dao trên nói lên công cha nghĩa mẹ đối với mỗi người con. Dù núi Thái Sơn, hay nước trpng nguồn cũng không thể nào so sánh bằng công ơn sinh thành. Vì vậy, mỗi cá nhân phải có bổn phận trước là hiếu thảo, sau là phụng dưỡng.

Tình cảm gia đình rất quan trọng với em, đó là thú tình cảm thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất. Nó là điều không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

b] Em đồng tình và không đồng tình với cách cư xử của nhân vật nào trong hai mẩu chuyện trên? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình với cách cư xử của con trai cả cụ Lam. Bởi vì, đó thể hiện anh con trai này là một người bất hiếu, không chân thành với mẹ, sống giả tạo, lừa dối, đáng lên án.

Em đồng tình vớ cách cư xử của Tuấn, dù còn nhỏ nhưng Tuấn có lòng thương, sự kính trọng và hiếu thảo với bà. Tuấn nhận thiệt thòi về mình để thể hiện sự hiếu thảo, tận tâm.

c] Em suy nghĩ gì về bổn phận, trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ và vai trò của con cháu trong gia đình? Trẻ em có thể tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình không? Em có thể tham gia như thế nào?

Trả lời:

Bổn phận, trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ là một trong những phẩm chất đạo đức của con người, con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà đau ốm, già yếu.

Trẻ em có quyền tham gia bàn bạc và thực hiện các công việc của gia đình. Bằng cách: tham gia họp gia đình, đóng góp ý kiến…

II – Nội dung bài học

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 33 sgk GDCD 8. Các bạn hãy đọc kỹ đầu bài trước khi trả lời nhé!

III – Bài tập

1. Hướng dẫn Giải bài 1 trang 33 sgk GDCD 8

Em hãy kể những việc làm thể hiện sự quan tâm của mọi thành viên trong gia đình em trong cuộc sống hằng ngày [chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong công việc…]

Trả lời:

– Bố mẹ luôn hỏi ý kiến của em về địa điểm đi du lịch của gia đình.

– Bố và em cùng giúp mẹ vào bếp chuẩn bị đồ ăn.

– Anh trai hay kèm em học Toán.

2. Hướng dẫn Giải bài 2 trang 33 sgk GDCD 8

Em thử hình dung nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ ra sao? Điều gì sẽ xảy ra nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà, anh chị em?

Trả lời:

– Nếu không có tình yêu thương, sự chăm sóc dạy dỗ của cha mẹ thì em sẽ không khỏe mạnh được như bây giờ, em sẽ không được đi học, được đi chơi và được hạnh phúc.

– Nếu em không làm tốt bổn phận và nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông, bà, anh chị thì em sẽ làm mọi người buồn, em sẽ trở lên không tốt trong mắt mọi người và nó thể hiện em là người sống ích kỉ, thiếu trách nhiệm.

3. Hướng dẫn Giải bài 3 trang 33 sgk GDCD 8

Chi là một nữ sinh lớp 8. Một lần, Chi nhận lời đi chơi xa với một nhóm bạn cùng lớp. Bố mẹ Chi biết chuyện đó can ngăn và không cho Chi đi với lí do nhà trường không tổ chức và cô giáo chủ nhiệm không đi cùng. Chi vùng vằng, giận dỗi và cho rằng cha mẹ đã xâm phạm quyền tự do của Chi. Theo em, ai đúng, ai sai trong trường hợp này ? Vì sao ? Nếu em là Chi thì em sẽ ứng xử như thế nào ?

Trả lời:

– Bố mẹ Chi là người đúng, vì đó là trách nhiệm, bổn phận của cha mẹ là chăm nom con cái.

– Chi là người sai khi đã vùng vằng với cha mẹ, Chi đã không làm tròn bổn phận của người con là vâng lời cha mẹ.

4. Hướng dẫn Giải bài 4 trang 33 sgk GDCD 8

Sơn sinh ra trong một gia đình giàu có và là con một nên bố mẹ rất chiều chuộng và thoả mãn mọi đòi hỏi của Sơn. Sơn đua đòi ăn chơi, hút thuốc lá rồi bị nghiện ma tuý…Theo em, ai là người có lỗi trong việc này? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, người có lỗi trong việc này là cả Sơn và bố mẹ. Trước hết, bố mẹ Sơn có lỗi vì rất chiều chuộng con để con sinh hư. Sơn cũng có lỗi vì ăn chơi, đua đòi dẫn đến các tệ nạn xã hội.

5. Hướng dẫn Giải bài 5 trang 33 sgk GDCD 8

Lâm 13 tuổi. Một lần, Lâm đi xe máy vào đường ngược chiều và đâm phải một người đi xe đạp làm người đó bị thương và hỏng xe. Lâm bị cơ quan công an tạm giữ. Khi cơ quan công an mời bố mẹ Lâm đến để giải quyết việc bồi thường cho người bị đâm xe thì bố mẹ Lâm không chịu đến và nói rằng, mình không làm việc đó nên không chịu trách nhiệm. Theo em, bố mẹ Lâm xử sự như vậy có đúng không ? Vì sao ?

Trả lời:

Theo em, bố mẹ Lâm làm như vậy là sai. Trước hết, với hành vi của con trai thì bố mẹ Lâm phải đến để xác nhận sự việc, sau đó đưa Lâm về nhà để giáo dục, dạy bảo nhưng bố mẹ Lâm lại không làm trồn bổn phận của bậc làm cha, làm mẹ.

6. Hướng dẫn Giải bài 6 trang 33 sgk GDCD 8

Đôi khi giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em có sự bất hoà. Trong trường hợp đó em sẽ xử sự như thế nào để khắc phục sự bất hoà, giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp trong gia đình?

Trả lời:

Em sẽ bình tĩnh, không nóng giận. Sau đó, để mọi người nguôi giận thì em sẽ nói chuyện, khuyên can mọi người để mọi người chấm dứt sự bất hòa.

7. Hướng dẫn Giải bài 7 trang 33 sgk GDCD 8

Em hãy tự nhận xét việc thực hiện bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình và tìm biện pháp khắc phục những điều làm còn chưa tốt.

Trả lời:

Các em học sinh tự liên hệ bản thân về những gì chưa làm được, đã làm được và đề ra kế hoạch khắc phục những hạn chế nhé.

Bài trước:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 trang 30 sgk GDCD 8

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 36 37 sgk GDCD 8

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 33 sgk GDCD 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn GDCD lớp 8 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Video liên quan

Chủ Đề