Giám đốc điều hành covax là ai

Thứ 6, 01/04/2022 | 14:49:53

647 lượt xem

Việt Nam đã đạt thành công “xuất sắc” trong triển khai chiến dịch tiêm ngừa Covid-19 cho người dân, với tỷ lệ bao phủ vaccine rộng rãi trong nhóm người cao tuổi, người có nguy cơ lây nhiễm cao cũng như các nhóm dân số khác.

Lô vaccine phòng Covid-19 được phân phối cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX.

Đây là nhận định của bà Aurelia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX, trong thông báo phát ngày 1/4, tròn 1 năm kể từ khi Việt Nam được nhận lô vaccine phòng Covid-19 đầu tiên từ cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu này.

Chúc mừng người dân và Bộ Y tế Việt Nam, Giám đốc điều hành COVAX nhấn mạnh, trong năm qua, Việt Nam đã thực hiện các chiến lược có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm cam kết phân phối vaccine công bằng.

Theo bà Aurelia Nguyen, thành công của Việt Nam đến từ việc triển khai đồng bộ các sáng kiến như tổ chức các điểm tiêm chủng rộng rãi trên toàn quốc, qua đó giúp một tỷ lệ lớn dân số được bao phủ vaccine chỉ trong khoảng thời gian ngắn. Lúc cao điểm, có tới hơn 2,1 triệu liều đã được tiêm chỉ trong 1 ngày.

Cho đến nay, Việt Nam đã nhận được tổng cộng trên 64 triệu liều vaccine Pfizer, AstraZeneca và Moderna thông qua cơ chế COVAX.

Theo nhandan.vn

Tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX đánh giá cao việc Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng rất thông minh, khoa học, minh bạch, kịp thời và hiệu quả, Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình trong triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng và phòng chống dịch. Trước đề nghị của Thủ tướng, đại diện COVAX cho biết sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới, cố gắng hết sức thực hiện các cam kết với Việt Nam.

Họp trực tuyến với bà Aurélia Nguyen, Thủ tướng đề nghị COVAX ưu

tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam càng nhanh, càng nhiều càng tốt

- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều ngày 20/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã họp trực tuyến với bà Aurélia Nguyen, Giám đốc điều hành Chương trình COVAX.

Tại cuộc họp, Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao vai trò của COVAX trong tìm kiếm nguồn cung, điều phối, phân bổ công bằng vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu, đóng góp quan trọng vào nỗ lực chung nhằm kiểm soát dịch bệnh. Thủ tướng nhấn mạnh dịch COVID-19 là vấn đề toàn cầu, cần có cách tiếp cận toàn cầu; tăng cường hợp tác quốc tế chặt chẽ, hiệu quả để ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh. Trước mắt, cần hỗ trợ tiếp cận vaccine, dược phẩm điều trị COVID-19 một cách bình đẳng qua các cơ chế đa phương và song phương. Thủ tướng cảm ơn sự hỗ trợ hết sức quý báu, ý nghĩa của COVAX trong việc phân bổ và tiếp tục tái phân bổ vaccine cho Việt Nam.

Trao đổi với bà Aurélia, Thủ tướng khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam là đặt sức khoẻ và an toàn của người dân lên trên hết và trước hết; Việt Nam đang phấn đấu tiêm vaccine bao phủ cho toàn dân nhanh nhất, sớm nhất có thể. Từ tháng 7/2021, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, sử dụng hiệu quả số lượng vaccine hạn chế có được, với chính sách ưu tiên tiêm chủng cho những lực lượng tuyến đầu, người cao tuổi, người có bệnh nền, các tỉnh, thành phố có diễn biến dịch bệnh phức tạp, trên cơ sở tuân thủ các hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và COVAX.

Nhấn mạnh Việt Nam đang rất khó khăn về vaccine để bảo đảm tiêm đủ vaccine cho người dân, Thủ tướng đề nghị COVAX ưu tiên phân bổ vaccine cho Việt Nam càng nhanh càng tốt, càng nhiều càng tốt, nhất là trong các tháng 9, 10 và 11; hoàn thành thỏa thuận cung cấp vaccine cho Việt Nam trong năm 2021. Với phương châm vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất, Thủ tướng khẳng định Việt Nam đã và sẽ tiếp tục triển khai tiêm nhanh và hiệu quả nhất tất cả các liều vaccine nhận được; sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết để COVAX xem xét sớm phân bổ vaccine cho Việt Nam. Thủ tướng cũng đề nghị COVAX điều phối, cung cấp vaccine Moderna để Việt Nam tiêm mũi thứ 2 cho người dân; giúp kết nối, chia sẻ thông tin về các nước có khả năng dôi dư vaccine hoặc những nước đã được phân bổ nhưng chưa sử dụng ngay để Việt Nam vay hoặc mua lại; hỗ trợ Việt Nam tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị; giúp Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine dành cho trẻ em dưới 18 tuổi. Thủ tướng khẳng định, với tinh thần đoàn kết quốc tế, truyền thống tương thân, tương ái, Việt Nam đã đóng góp 500.000 USD cho COVAX; đang xem xét tiếp tục đóng góp cho COVAX, tham gia tích cực vào các nỗ lực chung toàn cầu trong phòng chống dịch.

Thủ tướng hoan nghênh và đánh giá cao vai trò của COVAX trong tìm

kiếm nguồn cung, điều phối, phân bổ công bằng vaccine phòng COVID

-19 trên toàn cầu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giám đốc điều hành COVAX chia sẻ với những khó khăn và nhu cầu cấp bách về vaccine của Việt Nam hiện nay, đồng thời đánh giá cao các kết quả tích cực của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch. Bà Aurélia cho biết đã trực tiếp truy cập trang mạng tiêm chủng của Việt Nam, qua đó đánh giá cao việc Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng rất thông minh, khoa học, minh bạch, kịp thời và hiệu quả; khẳng định COVAX coi Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình trong triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng và phòng chống dịch.

Bà Aurélia Nguyen cũng cảm ơn và hoan nghênh Việt Nam là một trong số ít các nước đang phát triển đã đóng góp tài chính cho cơ chế COVAX, thể hiện cam kết và hợp tác chặt chẽ của Việt Nam với COVAX và trách nhiệm trong các nỗ lực toàn cầu về phòng chống dịch. Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trên thế giới tiếp tục khan hiếm, COVAX gặp nhiều khó khăn trong việc bảo đảm phân bổ đủ vaccine, bà Aurélia bày tỏ sẽ cố gắng hết sức thực hiện các cam kết với Việt Nam; trong tháng 10, COVAX sẽ tiếp tục phân bổ 85 triệu liều vaccine cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam; sẽ tiếp tục quan tâm, phân bổ vaccine cho Việt Nam trong thời gian tới. COVAX hiện đang theo dõi sát tiến triển về nghiên cứu các vaccine dành cho trẻ em dưới 18 tuổi và sẽ thông tin, phối hợp chặt chẽ với Việt Nam về vấn đề này.

Nữ Giám đốc điều hành COVAX hoan nghênh tầm nhìn xa của Việt Nam trong việc nghiên cứu, phát triển, tiến tới tự chủ vaccine. Bà Aurélia tin tưởng, với nỗ lực, quyết tâm cao và hướng đi đúng đắn trong phòng chống dịch, Chính phủ và người dân Việt Nam sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, từng bước ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình bình thường mới. Giám đốc điều hành COVAX cho biết sẽ cùng các cộng sự sẵn sàng hỗ trợ, trao đổi với Việt Nam bất cứ lúc nào trong quá trình hợp tác giữa hai bên về vấn đề vaccine./.

Theo Chinhphu.vn

Những lô vắc xin COVID-19 như thế này thông qua cơ chế COVAX đã được chuyển tới nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình trên thế giới - Ảnh: UNICEF

Trong email gửi tới truyền thông quốc tế, Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng [GAVI] - tổ chức đồng dẫn dắt cơ chế COVAX và cơ chế Tiếp cận toàn cầu - chia sẻ những đánh giá rất tích cực của bà Aurélia Nguyen, giám đốc điều hành COVAX, về những gì Việt Nam đã làm được trong thời gian qua.

"Việt Nam đã xuất sắc trong chiến dịch vận động tiêm chủng của mình, đạt được độ phủ vắc xin rộng khắp trong nhóm những người cao tuổi, nhóm nguy cơ cao nhất và trong các nhóm dân số mở rộng khác. Hơn 79% người dân Việt Nam tới nay đã được tiêm hai liều vắc xin COVID-19.

Dấu mốc này có thể đạt được là nhờ rất nhiều sáng kiến như các điểm tiêm chủng linh hoạt đã được thiết lập trên cả nước, giúp một tỉ lệ lớn người dân được tiêm chỉ trong vòng 5 tháng. Vào lúc cao điểm, đã có hơn 2,1 triệu liều vắc xin được tiêm chỉ trong một ngày.

Trong năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều chiến lược thiết yếu mang lại thành công trong phân phối vắc xin và tôi muốn chúc mừng người dân Việt Nam cũng như Bộ Y tế [Việt Nam] vì sự tận tụy của họ với bình đẳng vắc xin".

Tròn 1 năm trước, ngày 1-4-2021, hơn 61 triệu liều vắc xin COVID-19 thông qua cơ chế COVAX đã được chuyển tới Việt Nam, giúp khởi động chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn quốc. Số liều đó tương đương với mức độ phủ vắc xin cho khoảng 32% dân số Việt Nam vào thời điểm ấy.

Tới nay, Việt Nam đã nhận được tổng cộng hơn 64 triệu liều vắc xin COVID-19 của các hãng Pfizer, AstraZeneca và Moderna thông qua cơ chế COVAX.

D. KIM THOA

Bà Aurélia Nguyen tại cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Phạm Minh Chính chiều 20-9 - Ảnh: Chinhphu.vn

Trả lời riêng Tuổi Trẻ, bà Aurélia Nguyễn - giám đốc điều hành Chương trình COVAX - chia sẻ về những thách thức mà COVAX phải đối mặt trong quá trình hiện thực hóa mục tiêu cuối năm nay có thể phân phối đủ lượng vắc xin COVID-19 để bảo vệ cho ít nhất 20% dân số tại 91 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Làm việc khẩn trương với đội ngũ tuyệt vời

* Là giám đốc điều hành Chương trình COVAX, chúng tôi hiểu bà chịu trách nhiệm về nhiều vấn đề liên quan vắc xin COVID-19. Nhưng theo bà, đâu là trách nhiệm khó khăn nhất?

- Vâng, đúng là có nhiều thách thức. Chúng tôi phải làm việc rất khẩn trương, trong khi vẫn phải duy trì liên lạc chặt chẽ với các nước và đối tác để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của họ.

Mỗi ngày tôi vui vì được bắt tay vào việc với một đội ngũ tuyệt vời - những người đều hết lòng vì mục tiêu mang lại cơ hội tiếp cận toàn cầu, bình đẳng với vắc xin COVID-19.

Đã rất nhiều đêm chúng tôi làm việc đến khuya, cố gắng tìm ra giải pháp để có thể hiện thực hóa tầm nhìn của mình. Dù thế nào, tôi vẫn nỗ lực hết sức và thấy được truyền cảm hứng từ công việc chúng tôi đang làm.

Bà Aurélia Nguyễn là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 do tạp chí Time bình chọn - Ảnh: TIME

* COVAX đã phân phối được hàng trăm triệu liều vắc xin COVID-19 tới hơn 140 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng chừng đó vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu của COVAX là phân phối được ít nhất 2 tỉ liều trước cuối năm nay. Xin bà chia sẻ thêm về những khó khăn COVAX gặp phải trong nỗ lực đạt mục tiêu đó và đâu là trở ngại lớn nhất?

- Tính tới hôm 28-9, chúng tôi đã phân bổ được hơn 300 triệu liều vắc xin tới 142 nước trên thế giới. Chúng tôi chứng minh được rằng cơ chế của mình đã phát huy tác dụng ở một mức độ nhất định, tuy nhiên, rõ ràng còn cần thêm rất nhiều liều vắc xin nữa để thế giới có thể chấm dứt giai đoạn nguy cấp của đại dịch.

Có một số lý do khiến vẫn chưa có đủ số liều vắc xin cho các nước thu nhập thấp, một trong số đó là vào thời điểm COVAX có thể bắt đầu gây quỹ trong năm 2020, hầu hết nguồn cung vắc xin COVID-19 của năm 2021 đã bị chính phủ các nước giàu đặt mua hết.

Chúng tôi cũng đã phải đối mặt với những thách thức khác, chẳng hạn lệnh cấm xuất khẩu vắc xin của Ấn Độ, một việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung vắc xin ban đầu cho chúng tôi.

Tới nay việc sản xuất vắc xin toàn cầu đã tăng lên đáng kể, số các loại vắc xin an toàn và hiệu quả có thể sử dụng cũng đã tăng thêm, do đó việc COVAX có thể nhận được số liều vắc xin cần để phân phối theo mục tiêu của cơ chế là rất thiết yếu.

Dữ liệu: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Tổng hợp: X.MAI - Đồ họa: N.K.

Mở cửa trở lại để hợp tác chống dịch

* Theo bà, bên cạnh việc nhận sự hỗ trợ từ Cơ chế COVAX, Việt Nam nên áp dụng những biện pháp nào khác để có thể nhận đủ lượng vắc xin COVID-19 cần thiết phục vụ chương trình tiêm chủng đại trà?

- Ngay lúc này, chúng tôi cần sự ủng hộ của mọi chính phủ để đảm bảo chúng tôi có thể tiếp cận được số vắc xin đã đặt mua từ các nhà sản xuất. Các nước tham gia Cơ chế COVAX có thể giúp chúng tôi bằng cách ủng hộ để COVAX được ưu tiên trong thứ tự được đáp ứng nguồn cung vắc xin.

Các nước cũng có thể hỗ trợ bằng cách làm mọi điều có thể để đảm bảo việc phân phối vắc xin được thành công. Là một thành viên trong cơ chế Cam kết thị trường mở tiên tiến COVAX, hay AMC, Việt Nam cũng như các nước khác sẽ sớm nhận được thêm nhiều vắc xin COVID-19.

COVAX có thể giúp đỡ điều này, trong khi các tổ chức khác như các ngân hàng phát triển đa phương như Ngân hàng Thế giới giúp các nước tiếp cận các nguồn vốn vay.

* Cùng với vắc xin, từ kinh nghiệm của mình, bà có lời khuyên nào với Việt Nam về chiến lược chuẩn bị các loại thuốc điều trị COVID-19?

- Vắc xin là công cụ mạnh mẽ, nhưng chúng ta cũng không thể xem nhẹ vai trò quan trọng của chẩn đoán và điều trị, những giải pháp có thể giúp kiểm soát đại dịch.

COVAX là một phần của Chương trình ACT [Access to COVID-19 Tools] Accelerator [nền tảng hợp tác đa phương nhằm phát triển nhanh, sản xuất và phân chia công bằng vắc xin ngừa COVID-19, các thuốc điều trị và thiết bị chẩn đoán COVID-19 trên toàn thế giới - PV]. Đây là một chương trình hợp tác để sao cho có được những chiến lược tối ưu cho cả ba giải pháp có quan hệ qua lại với nhau đó, tức vắc xin, thuốc điều trị và thiết bị chẩn đoán COVID-19.

Cùng với điều này, chúng ta hiểu rằng bên cạnh vắc xin cứu người thì các biện pháp như giãn cách xã hội, tránh các khu vực đông người, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, đúng cách sẽ là những điều thiết yếu để hạn chế sự lây lan của virus gây bệnh. Nếu cả ba biện pháp này được tuân thủ, chúng ta sẽ được trang bị tốt để đối phó đại dịch.

Bà Aurélia Nguyen - Ảnh: Gavi/Tony Noel

* Là giám đốc điều hành Cơ chế COVAX, đâu là những điều trong khả năng và quyền hạn của bà có thể hỗ trợ Việt Nam về vấn đề vắc xin COVID-19?

- COVAX được thành lập để hỗ trợ tất cả các thành viên tham gia AMC, trong đó có Việt Nam và đảm bảo để vắc xin đến được với những người cần nó nhất. Mặc dù chúng tôi đã đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung, chúng tôi tin sẽ có đủ lượng vắc xin sẵn sàng trước cuối năm nay để bảo vệ ít nhất 20% dân số tại 91 quốc gia tham gia AMC và tới cuối tháng 3-2022 sẽ có đủ để bảo vệ gần 40% dân số này.

* Từ quan điểm của mình, bà cho rằng chiến lược ứng phó đợt bùng dịch COVID-19 thứ 4 của Việt Nam đã hợp lý chưa?

- Thật tuyệt vời khi thấy Việt Nam đang ưu tiên tiêm chủng và đã đạt được các mức độ phủ vắc xin cao vì như chúng ta đều biết, trong vấn đề bảo vệ mọi người trước virus, không ai an toàn cho tới khi tất cả an toàn.

Điều này cũng có nghĩa mọi quốc gia, trong đó có những nước đang tiến nhanh hơn trong các chiến lược tiêm chủng của họ, vẫn luôn cần thận trọng và sẵn sàng áp dụng mọi biện pháp y tế cộng đồng cần thiết để ngăn chặn virus lây lan.

Cách duy nhất giúp chúng ta có thể đánh bại virus này về lâu dài và cho phép các xã hội cũng như các nền kinh tế có thể mở cửa trở lại là hợp tác với nhau chống dịch.

Cha tôi sinh tại Việt Nam

"Cha tôi sinh ra ở TP.HCM, Việt Nam. Ông có rất nhiều ký ức thân thương thời thơ ấu nơi quê nhà và đã truyền lại những điều đó cho tôi khi trưởng thành. Ở độ tuổi 20, lần đầu tiên tôi có cơ hội về thăm Việt Nam và tìm về những kỷ niệm năm tháng tuổi thơ của cha, gặp gỡ bà con họ hàng và viếng mộ tổ tiên.

Đó là chuyến thăm thật nhiều cảm xúc đã kết nối tôi sâu sắc với đất nước nguồn cội của mình. Tôi đã thấy tất cả những gì từng được cha và ông bà nội kể cho nghe một cách sống động: vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, những món ăn ngon, sự hào phóng tuyệt vời và cả khiếu hài hước rất đặc biệt của mọi người" - bà Aurélia Nguyen chia sẻ về mối liên hệ đặc biệt của bà với Việt Nam.

1 trong số 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới 2021

Theo thông tin trên trang web của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng [GAVI], tháng 10-2020 bà Aurélia Nguyễn được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành của Cơ chế COVAX.

Trước khi gia nhập GAVI, trong các năm từ 1999 - 2010, bà Aurélia giữ nhiều vị trí khác nhau tại Hãng dược GlaxoSmithKline [GSK, Anh]. Đây cũng là nơi bà phụ trách việc phát triển các chính sách của GSK về tiếp cận thuốc, vắc xin tại các nước đang phát triển. Bà cũng là người đảm nhiệm hoạt động nghiên cứu về các chính sách thuốc generic cho Tổ chức Y tế thế giới.

Bà Aurélia là một kế toán viên, có bằng thạc sĩ về chính sách y tế, kế hoạch và tài chính tại Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London và Trường Kinh tế London của Anh.

Bà Aurélia được tạp chí TIME vinh danh trong danh sách TIME100 Next năm 2021 gồm 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 theo bình chọn công bố ngày 17-2 năm nay.

Mỹ tặng Việt Nam thêm gần 1,5 triệu liều vắc xin Pfizer

DƯƠNG KIM THOA thực hiện

Video liên quan

Chủ Đề