Giáo án Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Ngữ văn - Tiết 60: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Ngày soạn: / /2006 
Ngày dạy: / /2006 
Tiết 60. Luyện tập
viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
A.Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức
- Biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự một cách hợp lí.
2.Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhận diện yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự, vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
3.Thái độ.
-Có ý thức sử dụng yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự thường xuyên vàphù hợp.
B.Chuẩn bị :
-Giáo viên: Chuẩn bị nội dung lên lớp.
-Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
C .Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. [ 3’]
GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Hoạt động 2: Khởi động. [ 1’]
Để cho bài văn tự sự thêm phần triết lí người ta thường thêm vào văn bản tự sự yếu tố nghị luận có thể bằng cách nêu các ý kiến nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận. Để giúp các em vận dụng những kiến thức vào bài làm văn tự sự chúng ta cùng luyện tập.
* Hoạt động 3: Bài mới : . [ 40’]
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Cho học sinh đọc câu chuyện '' Lỗi lầm và sự biết ơn ''.
?Nội dung của câu chuyện là gì?
? Yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào?
? Các câu văn nghị luận có vai trò gì trong văn bản?
?Bài học được rút ra từ câu chuyện là gì?
GV khái quát chuyển ý.
? Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn tốt?
GV giới thiệu tình huống, gợi ý cho học sinh viết đoạn văn
GV yêu cầu h/s viết trong thời gian 7 phút
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn vừa viết.
GV: Nhận xét đánh giá, phân tích.
GV đọc đoạn văn Bà nội
GV hướng dẫn học sinh những nội dung cần đạt tới của bài viết.
?Người em kể là ai? Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào?
?Nội dung cụ thể? Nội dung giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào?
? Suy nghĩ từ bài học rút ra từ câu chuyện trên?
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn.
-Đọc
-Phát hiện
-Suy luận
Phát biểu
-Làm độc lập
-Nghe
-Độc lập
-Trả lời đọc lập
-Suy luận
I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn nghị luận.
-Câu chuyện về hai người bạn đi trên sa mạc.
- Những điều viết trên cát sẽ nhanh chóng xoá nhoà...lòng người.
-Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những lỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
-Làm cho người đọc thấy được sự bao dung độ lượng của, lòng nhân ái , biết tha thứ và ghi nhớ ân tình ân nghĩa.
- Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục.
* Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân tình,
II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
1.Bài tập 1.
- Lỗi lầm của Nam là gì, mà trong giờ sinh hoạt lớp nói đến.
- Tính tốt của Nam là gì mà em phát biểu chứng minh Nam là người bạn tốt.
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra thế nào? [ Thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp ra sao...].
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó? 
- Em đã thuyết phục Nam là người bạn tốt như thế nào? [ Lí lẽ, ví dụ, lời phân tích...]. 
2.Bài tập 2.
Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dậy bảo giản dị mà sâu sắc về người bà kính yêu đã làm em xúc động. 
[ Đoạn văn có yếu tố nghị luận ]
* Đoạn văn: Bà nội.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà.[ 1’] 
- Vai trò yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.
-Tiếp tục hoàn thiện bài tập 2.
-Chuẩn bị bài : Làng - Kim Lân

       Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Chủ Đề