Giọt long lanh ở đây được hiểu như thế nào nêu hiểu qua của việc sử dụng hình ảnh này

Cảm nhận ý nghĩa của từ “giọt” trong câu thơ “Từng giọt long lanh rơi” [Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải]

Kết thúc đoạn thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải tập trung khắc họa hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời với sức sống rạo rực, tràn trề. Sức sống ấy cô đọng lại trong từ “giọt” hết sứ tinh tế và độc đáo:

“Từng giọt long lanh rơi.
Tôi đưa tay tôi hứng”

Qua phép ẩn dụ, nhà thơ đã khiến cho từ “giọt” mang nhiều ý nghĩa biểu trưng đặc sắc. Trước hết, từ “giọt” là hình ảnh của giọt sương sớm mai, giọt mưa còn đọng lại trên lá, long lanh ánh trời. Hiểu như thế mới thấy được những rung động sâu lắng, tâm hồn tinh tế và điểm nhìn nghệ thuật độc đáo của tác giả. Cả đất trời đọng lại trong giọt nước bé nhỏ. Nét quen thuộc của khung cảnh mùa xuân cũng dễ gợi cảm xúc xôn xao trong lòng người

Thế nhưng, tầm nhìn trong đoạn thơ là rất lớn: dòng sông, bầu trời. Nếu hiểu “giọt trong câu thơ “từng giọt long lanh rơi” là giọt sương, giọt mưa thì thật chưa thỏa đáng. Khi con chim chiền chiện đã “hót vang trời” cũng là lúc mặt trời đã lên, giọt sương hay giọt mưa cũng đã tan biến, không còn hiện hữu nữa. Lại thêm “từng giọt… rơi”, nghĩa là rơi nhiều. Nếu là giọt sương thì điều đó không thể xảy ra. Nếu là giọt mưa, trong khung cảnh ấy lại càng phi lý

Có lẽ ở đây, nhà thơ đã vận dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Giọt” kia nên hiểu là “giọt âm thanh” của tiếng chim chiền chiện đang say mê hót vang trên bầu trời xanh cao rộng. Đáng lẽ, nhà thơ sẽ lắng nghe bằng tai [thính giác], cảm nhận bằng tâm hồn [cảm giác] thì ông lại đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim [xúc giác]. Tiếng chim từ chỗ là sóng âm thanh, chuyển thành giọt âm thanh, một sự biến đổi tinh vi có lẽ chỉ xảy ra trong nghệ thuật. Từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc hết sức cụ thể và sinh động, có thể cảm nhận bằng xúc giác. Hình ảnh giàu cảm xúc, diễn tả niềm say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xuân.

Cách hiểu “giọt” là giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện xuất phát từ chỗ cho rằng giữa câu thơ này với hai dòng thơ trước nó là liền mạch. Hiểu như vậy thì câu thơ, không dừng lại ở tả thực mà là biểu hiện một sự chuyển đổi cảm giác: Tiếng hót lánh lót, vang vọng, trong trẻo của con chim chiền chiện được cảm nhận như một dòng âm thanh tuôn chảy và trong ánh sáng tươi rạng rỡ của trời xuân, giọt âm thanh cũng long lanh và nhà thơ nâng niu, trân trọng đưa tay đón lấy từng giọt.

Hiểu thêm một tầng nghĩa nữa, giọt long lanh kia hay chính là kết tinh tình yêu cuộc sống thiết tha và tâm nguyện hiến dâng cho cuộc sống tinh hoa cuộc đời mình đang lặng lẽ vo tròn, kết tụ trong tâm hồn nhà thơ. Đó phải chăng là nhà thơ đang nghĩ về sự biến hoá của vũ trụ và ý niệm thân vô thường trụ của phật giáo vốn có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống con người Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy, ý nghĩa của từ “giọt” trong câu thơ đã mang lại cho bài thơ một giá trị nghệ thuật đặc sắc, biểu hiện tinh tế và chân thực vẻ đẹp dòng cảm xúc, tình yêu cuộc sống của nhà thơ trước mùa xuân đất trời và với cuộc đời.

  • Mùa xuân nho nhỏ [Thanh Hải]

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • Li_2k5
  • 27/07/2020

  • Cám ơn 1
  • Báo vi phạm


Đặt câu hỏi

Trong 2 câu thơ :

" Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng."

[ Mùa xuân nho nhỏ_ Thanh Hải ]

Có người hiểu, giọt long lanh là giọt mưa xuân. Có người lại cho là giọt âm thanh tiếng chim ở câu trước đó. Nêu cách hiểu của em và phân tích 2 câu thơ đó.

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu thơ sau :

Từng giọt long lay rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Các câu hỏi tương tự

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

b] Đọc lại khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi:

[1] Những chi tiết [hình ảnh, màu sắc, âm thanh] nào gợi lên bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất nước? Em hiểu như thế nào về hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi…” trong khổ thơ đầu?


6 câu thơ đầu đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tuyệt đẹp với những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, sống động và tràn đầy sức sống:

  • Hình ảnh: bài thơ mở ra với không gian cao rộng của bầu trời, rộng dài của dòng sông và đặc biệt là hình ảnh một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh. Tất cả những hình ảnh ấy tạo nên một khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thật thơ mộng và êm đềm.
  • Màu sắc: trên nền xanh lơ của dòng sông là “một bông hoa tím biếc”. Màu xanh của nước hài hoà với màu tím biếc của bông hoa tạo nên một nét chấm phá nhẹ nhàng mà sống động, đem lại một vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa, một màu sắc đặc trưng của xứ Huế.
  • Âm thanh: Tiếng hót thánh thót vang trời của chim chiền chiện - một loài chim quen thuộc của mùa xuân - càng làm cho không gian thêm náo nức lạ thường. 

Hình ảnh “Từng giọt long lanh rơi” là một sự liên tưởng rất đặc sắc của tác giả và có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau:

  • Đầu tiên, “giọt long lanh” có thể là những giọt sương, giọt sương mùa xuân trong trẻo đang rơi xuống lấp lánh dưới ánh mặt trời.
  • Tuy nhiên, gắn theo mạch cảm xúc ở hai câu trước thì “giọt long lanh” ở đây chính là âm thanh ngân vang của tiếng chim chiền chiện. Cách hiểu này được dùng theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tiếng chim từ chỗ là âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển thành từng giọt, có hình khối có màu sắc “long lanh” được cảm nhận bằng cả thị giác và xúc giác.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 23 mùa xuân nho nhỏ - viếng lăng Bác, mùa xuân nho nhỏ - viếng lăng Bác trang 40, mùa xuân nho nhỏ - viếng lăng Bác sách vnen ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

rong bài thơ“Mùa xuân nho nhỏ”, em hiểu hình ảnh“giọt long lanh”ở cuối khổ thớ thứ 1 như thế nào?

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, em hiểu hình ảnh “giọt long lanh” ở cuối khổ thớ thứ 1 như thế nào?

Trả lời:

Quảng cáo

Hình ảnh “giọt long lanh” ở cuối khổ 1 có thể hiểu theo nhiều cách:

- Thứ nhất, đó là hình ảnh thực, là những giọt sương đêm hay những giọt mưa mùa xuân vẫn còn đọng lại trên nhành cây, kẽ lá.

- Thứ 2, đó là hình ảnh ẩn dụ. Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ việc giọt sương đêm hay giọt mưa xuân được cảm nhận bằng thị giác tác giả đã chuyển hóa thành giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, giọt ngọc tinh túy và đẹp đẽ của đất trời và được cảm nhận bằng thính giác.

- Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì hình ảnh “giọt long lanh” cũng đều mang những vẻ đẹp, là sự tinh túy mà thiên nhiên đất trời ban tặng cho mùa xuân xứ Huế thân thương.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 9 ôn thi vào lớp 10 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k7: fb.com/groups/hoctap2k7/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát kiến thức trọng tâm, hệ thống lại câu hỏi phần Tiếng Việt, các tác phẩm văn học, bài thơ có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề