Hạch toán đề tài nghiên cứu khoa học

Đơn vị mình là một trung tâm nghiên cứu thuộc trường đại học. Trung tâm mình có đứng ra ký hợp đồng nghiên cứu với Sở khoa học công nghệ [hợp đồng 3 bên, có cả Ban chủ nhiệm đề tài]. Trên thực tế trung tâm mình chỉ là đơn vị làm trung gian để ký thôi [có phí quản lý đề tài]. Khi kinh phí từ bên Sở chuyển về kế toán bên mình treo vào 3318 hết, rồi rút tiền mặt về để trong két, khi Ban chủ nhiệm đề tài cần là chi, khi xong đề tài thì quyết toán với bên sở. Ban chủ nhiệm này vừa ăn lương trung tâm vừa nhận thù lao thuê khoán chuyên môn, kế toán bên mình chưa biết hạch toán thế nào nên số treo 3318 đã rất lớn. Ai có kinh nghiệm xin chỉ giúp nhé? Chân thành cảm ơn!

Bạn nhận KP từ nghiên cứu đề tài treo vào C3318, khi chi thì cứ chi từ N3318 ra là được.

Toggle signature

" Em hãy là một người phụ nữ đẹp - nếu em muốn, người thông minh - nếu em có thể. Nhưng nhất thiết - em phải là một người biết điều"::[/COLOR][/SIZE]:kiss::kiss:

Bạn thân mến! Bạn hãy sử dụng 461 và 161 kẻo nguồn kinh phia của bạn lại phải chịu thuế

Thân mến!

Tag: đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên kế toán

Đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán – Bên cạnh nhiệm vụ học tập, rèn luyện nâng cao nhận thức thì công tác nghiên cứu khoa học [NCKH] trong sinh viên cũng là một lĩnh vực mà các trường Đại học nói chung và Khoa Kế toán nói riêng đặc biệt chú trọng trong những năm qua. Khoa Kế toán – Kiểm toán thuộc khối trường kinh tế là một trong những khoa nòng cốt, luôn có số lượng sinh viên theo học rất đông. Bài viết sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán để có thêm lựa chọn tham khảo khi làm luận văn tốt nghiệp.
Tổng hợp các đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán

LIỆT KÊ CÁC TIÊU ĐỀ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP VỀ KẾ TOÁN

Tham khảo: Khóa học thực hành kế toán dành cho sinh viên

[1] Bộ môn Kế toán tài chính 

1 Kế toán doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

2 Kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại 

3 Kế toán nghiệp vụ mua hàng trong doanh nghiệp thương mại

4 Kế toán nghiệp vụ bán hàng trong doanh nghiệp thương mại

5 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong doanh nghiệp thương mại

6 Kế toán thuế GTGT trong doanh nghiệp thương mại 

7 Kế toán chi phí dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá trong doanh nghiệp thương mại

8 Kế toán nghiệp vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại

9 Kế toán chi phí bán hàng trong doanh nghiệp thương mại [đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán]

10 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong doanh nghiệp thương mại

11 Kế toán chi phí quản lý trong doanh nghiệp thương mại

12 Kế toán các khoản dự phòng trong doanh nghiệp thương mại

13 Kế toán các lỗi sai sót trong hạch toán doanh thu [đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán]

15 Kế toán các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ trong doanh nghiệp thương mại

[2] Bộ môn Kế toán quản trị 

1 Kế toán quản trị hàng hóa tồn kho tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam

2 Tổ chức hạch toán doanh thu/ chi phí/ xác định kết quả kinh doanh trong các DN du lịch Việt Nam

3 Chính sách tiền lương với việc tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

4 Tổ chức công tác kế toán tại các siêu thị kinh doanh tổng hợp 

5 Xây dựng mô hình Kế toán quản trị chi phí/ doanh thu/ kết quả trong các công ty chứng khoán Việt Nam

6 Tổ chức công tác kế toán trong các bệnh viện công lập trên địa bàn Hà Nội.

7 Kế toán quản trị chi phí và tính giá thành dịch vụ trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn trên địa bàn Hà Nội

8 Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong các siêu thị [đề tài nghiên cứu khoa học về kế toán]

9 Kế toán chi phí kinh doanh trong các doanh nghiệp dịch vụ 

10 Kế toán chi phí xử lý chất thải trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam

11 Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

12 Tổ chức vận dụng các tài khoản hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

13 Vận dụng các tài khoản doanh thu trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

14 Tổ chức vận dụng các tài khoản chi phí trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

15 Vận dụng phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại trong doanh nghiệp 

16 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận trong doanh nghiệp hỗ trợ cho việc ra quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp

17 Phương pháp phân tích thông tin chi phí trong doanh nghiệp

18 Kế toán quản trị hàng tồn kho/ Nguyên vật liệu/ Hàng hóa/ Thành phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất

19 Nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

20 Hệ thống thông tin kế toán áp dụng trong các DN sản xuất/ thương mại/ dịch vụ của Việt Nam

21 Nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng phần mềm kế toán/ERP trong các DN 

22 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán 

23 Công bố thông tin trên báo cáo tài chính của DN niêm yết 

24 Nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính

Trên đây là tổng hợp danh sách các đề tài nghiên cứu khoa học của khoa Kế toán – Kiểm toán. Mong rằng các bạn đã chọn được cho mình đề tài phù hợp nhất để nghiên cứu. Chúc các bạn thành công.

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.


Cách hạch toánTài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệTheo Thông tư 200/2014/TT-BTC [Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015]. Thay thế Chế độ kế toán theo QĐ 15: Dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ [PTKH&CN] của doanh nghiệp.


1. Nguyên tắc kế toán
a] Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ [PTKH&CN] của doanh nghiệp. Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.

b] Quỹ PTKH&CN được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc trích lập và sử dụng Quỹ PTKH&CN của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

c] Trường hợp doanh nghiệp sử dụng Quỹ PTKH&CN để tài trợ cho việc nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, số tiền thu được khi bán sản phẩm sản xuất thử được bù trừ với chi phí sản xuất thử theo nguyên tắc:
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử được ghi tăng Quỹ PTKH&CN;
- Phần chênh lệch giữa số tiền thu từ bán sản phẩm sản xuất thử thấp hơn chi phí sản xuất thử được ghi giảm Quỹ PTKH&CN.

d] Định kỳ, doanh nghiệp lập Báo cáo về mức trích, sử dụng, quyết toán Quỹ PTKH&CN và nộp cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Bên Nợ:
- Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định [TSCĐ] khi tính hao mòn TSCĐ; giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý; chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.
- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

Bên Có:
- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

Số dư bên Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp.
Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chi tiêu quỹ phát triển khoa học và công nghệ;
- Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ [quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ].

3. Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
a] Trong năm khi trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

b] Khi chi tiêu Quỹ PTKH&CN phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Nợ
TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
Có các TK 111, 112, 331...

c] Khi sử dụng Quỹ PTKH&CN để trang trải cho hoạt động sản xuất thử sản phẩm:
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất thử, ghi:
Nợ
TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 331...
- Khi bán sản phẩm sản xuất thử, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [nếu có]

- Chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu từ bán sản phẩm sản xuất thử được điều chỉnh tăng, giảm Quỹ, ghi:
+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử cao hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi tăng Quỹ PTKH&CN, ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 356 - Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ
+ Trường hợp số thu từ việc bán sản phẩm sản xuất thử nhỏ hơn chi phí sản xuất thử, kế toán ghi ngược lại bút toán trên.

d] Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ:
- Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ, ghi:
Nợ các
TK 211, 213 [nguyên giá]
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331...
Đồng thời, ghi:
Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.

- Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:
Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ

TK 214 - Hao mòn TSCĐ.

- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng quỹ phát triển khoa học và công nghệ:
+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:
Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ [giá trị còn lại]
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ [giá trị hao mòn]

Có các TK 211, 213.

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp [33311].

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Có các TK 111, 112, 331.

- Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ [phần giá trị còn lại
của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết]

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

_____________________________________________

Video liên quan

Chủ Đề