Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Vay tín dụng đang là hình thức huy động vốn được mọi người để tâm nhất hiện nay. Vậy tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có gì giống và khác nhau.

Khái niệm

– Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh với nhau dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa

– Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và các chủ thể khác trong xã hội ( Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian vì thế nó đóng vai trò vừa là người đi vay và cho vay)

Điểm giống nhau 

– Đều là quan hệ tín dụng, là quá trình sử dụng vốn lẫn nhau dựa trên nguyên tắc hoàn trả có lợi tức, theo hình thức một bên ( người cấp) cấp tín dụng cho bên kia (người hưởng)

– Đều nhằm phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, qua đó thu lợi nhuận

– Đều có công cụ lưu thông , các công cụ này được trao đổi, mua bán trên thị trường tài chính.

Điểm khác nhau

Bản chất

– Tín dụng thương mại

+ Là hình thức tín dụng giữa những người sản xuất kinh doanh với nhau biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa ( việc đặt tiền trước cho người cung cấp mà chưa lấy hàng cũng là hình thức tín dụng thương mại vì người mua cho người bán tạm thời sử dụng vốn của mình)

– Tín dụng ngân hàng

+ Là quan hệ vay mượn ngân hàng của các doanh nghiệp dưới dạng hợp đồng tín dụng

Mục đích

– Tín dụng thương mại

+ Phục vụ cho nhu cầu sản xuất, thúc đẩy lưu thông tiêu thụ hàng hóa vì mục đích mục tiêu lợi nhuận, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ đối tác lâu bền giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

– Tín dụng ngân hàng

+ Hướng tới lợi nhuận từ tiền lãi cho vay vốn

Chủ thể tham gia

– Tín dụng thương mại

+ Các doanh nghiệp có quan hệ trao đổi hàng hóa dịch vụ ( thông thường không có khâu trung gian đứng giữa người sử dụng vốn và người có vốn)

– Tín dụng ngân hàng

+ Ngân hàng ( trung gian giữa người có vốn và người cần vốn) và các chủ thể khác trong xã hội ( các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, các cá nhân,..)

Đối tượng

– Tín dụng thương mại

+ Hàng hóa bị mua bán chịu

– Tín dụng ngân hàng

+ Chủ yếu là tiền, có thể là cả hàng hóa

Tính chất tín dụng

– Tín dụng thương mại

+ Trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau

– Tín dụng ngân hàng

+ Gián tiếp qua ngân hàng

Thời hạn

– Tín dụng thương mại

+ Ngắn hạn

– Tín dụng ngân hàng

+ Ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Quy mô

– Tín dụng thương mại

+ Quy mô bị hạn chế ( tín dụng thương mại phát triển và vận động theo chu kỳ sản xuất kinh doanh và rút ngắn chu kỳ, giảm chi phí nên góp phần làm phát triển sản xuất kinh doanh)

– Tín dụng ngân hàng

+ Quy mô lớn, thường độc lập với chu kỳ sản xuất kinh doanh

Chi phí sử dụng vốn

– Tín dụng thương mại

+ Thường không mất chi phí sử dụng vốn ( do hoạt động cấp tín dụng không có lãi trong một khoảng thời gian nhất định, một số trường hợp bên nợ còn được hưởng lãi chiết khấu trả sớm)

– Tín dụng ngân hàng

+ Chi phí sử dụng vốn là lãi vay ( lãi suất vay vốn của ngân hàng phụ thuộc vào tình hình tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ)

Hình thức thể hiện

– Tín dụng thương mại

+ Hợp đồng trả chậm; thương phiếu gồm hối phiếu ( giấy đòi tiền vô điều kiện do người bán phát hành) và lệnh phiếu ( giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người mua phát hành)

– Tín dụng ngân hàng

+ Đa dạng và phong phú hơn bao gồm: hợp đồng tín dụng từng lần, cho vay theo thời hạn  mức tín dụng , thỏa thuận tín dụng tuần hoàn, cho vay đầu tư dài hạn,…

Ưu điểm

– Tín dụng thương mại

+ Đây được xem là phương thức tài trợ tiện dụng và rất linh hoạt trong kinh doanh

+ Thủ tục nhanh gọn, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, đẩy nhanh vòng quay vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

– Tín dụng ngân hàng

+ Không bị hạn chế chủ thể tham gia, số lượng tín dụng, thời gian cho vay, phương thức, phương hướng,…

+ Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng là những khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

+ Ngân hàng đòi hỏi có hình thức bảo đảm nên hạn chế được rủi ro. Các giao ước cho vay của ngân hàng giúp cho các ngân hàng đảm bảo an toàn cho mình và góp phần tích cực đảm bảo cho người cho vay

Nhược điểm

– Tín dụng thương mại

+ Chỉ giữa các doanh nghiệp nên cần có sự quen biết đối với chủ thể tham gia và có sự tín nhiệm lẫn nhau

+ Thời hạn bị phụ thuộc vào khả năng và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Số lượng vốn bị hạn chế, phụ thuộc vào hàng hóa mà doanh nghiệp hiện có

+ Dễ xảy ra rủi ro cao

– Tín dụng ngân hàng

+ Thủ tục rườm rà, mất nhiều thời gian, đòi hỏi tài sản cầm cố

+ Áp đặt giao ước lên khách hàng

>> Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

Trên đây là tư vấn của LAWKEY về So sánh tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Phần 1:

Khía cạnh pháp lý về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay

Bài nghiên cứu phân tích thực trạng quy định hiện hành về các hạn chế để bảo đảm an toàn và chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo pháp luật hiện hành trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Từ đó, bài viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung góp phần hoàn thiện chế định xử phạt vi phạm hành chính ở lĩnh vực này nhằm thúc đẩy hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.

Hiện tượng rủi ro cam kết và kỹ thuật ngăn ngừa, kiểm soát trong hoạt động tín dụng ngân hàng

Năm 2022, tăng trưởng tín dụng còn kéo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng?

Giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh COVID-19

Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam

1. Chế định về các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của cáctổ chức tín dụng(TCTD) theo pháp luật hiện hành, cơ sở pháp lý để xây dựng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Khi nói đến chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng không thể không bàn đến nội dung luật định các hạn chế để bảo đảm an toàn (BĐAT) trong hoạt động của các TCTD theo pháp luật. Đây là cơ sở mặc nhiên để chúng ta khẳng định tính hoàn thiện của quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động của TCTD liên quan đến các hạn chế để BĐAT trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới ở Việt Nam.

Xét theo phương diện khoa học pháp lý, cụm từ “các hạn chế để BĐAT” không được định nghĩa như thế nào để thống nhất cách hiểu trong quá trình thực hiện quy định này trong thực tiễn. Tuy nhiên, ở góc độ sinh lời trong thị trường thì vấn đề an toàn được đặt trong phạm vi tương đối đặc biệt của sự phân khúc thị trường là cung và cầu. Cho nên, an toàn trong kinh doanh được hiểu là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của các TCTD. Theo quan điểm của tác giả, pháp luật của các nước thường có các quy định hạn chế đối với khách hàng và mức cho vay trong hoạt động của các TCTD, như:

Cấm các TCTD cho vay đối với khách hàng có các mối quan hệ có thể dẫn tới việc lợi dụng vay vốn để hưởng lợi bất chính hoặc có các quan hệ có thể tạo tiền đề cho việc vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Chẳng hạn: cấm ngân hàng thương mại (NHTM) chấp thuận khoản vay không có bảo đảm cho các thành viên hội đồng quản trị, thành viên của ban thanh tra, cán bộ, nhân viên quản lí tín dụng của tổ chức mình1. Quy định tại điều 62 Chương IV luật số 372 Luật Các tổ chức tài chính và ngân hàng năm 1989 của Malaysia cũng quy định về cấm TCTD cho vay đối với giám đốc, nhân viên.

Bên cạnh đó, pháp luật nhiều nước còn quy định cấm TCTD cho vay đối với một khách hàng vượt quá mức cho phép. Chẳng hạn, trong Luật Ngân hàng thương mại Trung Quốc năm 1995 quy định NHTM không được cho khách hàng vay vượt quá 10% vốn tự có của NHTM đó, mức khống chế này ở Pháp là 40%.

Ở Việt Nam, các hạn chế để BĐAT trong hoạt động của các TCTD được quy định tại Chương VI Luật Tổ chức tín dụng năm 2010 và được sửa đổi, bổ sung năm 2017, được gọi chung với tên gọi là Luật Tổ chức tín dụng hợp nhất năm 2017 gồm các quy định chủ yếu sau:

Một là những trường hợp không được cấp tín dụng.

- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau: Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát của TCTD là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn; Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Hàng loạt quy phạm pháp luật cấm đoán quy định ở khoản 3; 4; 5; 6 và 7 thể hiện rõ những hạn chế không được cấp tín dụng đối với các TCTD. Điểm đáng chú ý, quy định tại khoản 6 điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 “TCTD không được cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp” đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung thêm nội dung hoàn toàn mới ở khoản 7, như sau: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần của TCTD; Việc cấp tín dụng quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này bao gồm cả hoạt động mua, đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp2.

Hai là hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng.

a. Hạn chế cấp tín dụng

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng không có bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho những đối tượng: Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị, Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát, Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương của quỹ tín dụng nhân dân. Ở quy phạm cấm đoán này đã bổ sung nội dung mới, cụm từ “ Kế toán trưởng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đông lớn, cổ đông sáng lập” đã được bãi bỏ. Tiếp theo là việc hạn chế cấp tín dụng được khẳng định: cổ đông lớn, cổ đông sang lập; doanh nghiệp có một trong những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của doanh nghiệp đó; người thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng; các công ty con, công ty liên kết của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm quyền kiểm soát.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với các đối tượng quy định trên không được vượt quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngoài ra, việc cấp tín dụng đối với những đối tượng này phải được hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của TCTD thông qua và công khai trong TCTD.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với 1 đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự có của TCTD; đối với tất cả các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này không được vượt quá 20% vốn tự có của TCTD.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành. Đối với quy định tại khoản 5 thì nội dung được sửa đổi bổ sung mới cho phù hợp với thực tiễn áp dụng trong các TCTD: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này phát hành; tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 4 Điều này bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do các đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phát hành3.

b. Giới hạn cấp tín dụng

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng.

Mức dư nợ cấp tín dụng được quy định trên không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là TCTD khác. Mức dư nợ cấp tín dụng theo quy định trên bao gồm cả tổng mức đầu tư vào trái phiếu do khách hàng phát hành, còn người có liên quan của khách hàng đó phát hành thì đây là điểm mới được bổ sung hợp nhất trong năm 2017. Đối với giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định. Tại khoản 5 đã sửa đổi mới hoàn toàn: Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.

Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng theo quy định thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể. Vấn đề này quy định tại khoản 7 sửa đổi mới so với trước đây4. Nhưng tổng các khoản cấp tín dụng của một TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 4 lần vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ba là giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Tại điều 129 Luật Các tổ chức tín dụng hợp nhất năm 2017 có quy định 6 khoản riêng biệt để điều chỉnh việc giới hạn góp vốn, mua cổ phần trong hoạt động của TCTD. Điều đặc biệt là các nhà làm luật bổ sung khoản 6 mới hoàn toàn so với trước đây.

Mức góp vốn, mua cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này không bao gồm mức góp vốn, mua cổ phần của công ty quản lý quỹ là công ty con, công ty liên kết của NHTM, công ty tài chính vào một doanh nghiệp từ các quỹ do công ty đó quản lý5.

Bốn là các tỷ lệ BĐAT và áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ nhất, các tỷ lệ BĐAT, quy định tại điều 130.

Tại khoản 1, có quy định bắt buộc đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì các tỷ lệ BĐAT sau đây:

- Tỷ lệ khả năng chi trả;

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% hoặc tỷ lệ cao hơn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

- Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn;

- Trạng thái ngoại tệ, vàng tối đa so với vốn tự có;

- Tỷ lệ dư nợ cho vay so vói tổng tiền gửi;

- Các tỷ lệ tiền gửi trung, dài hạn so với tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn.

Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể các tỷ lệ BĐAT trên đối với từng loại hình TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng quốc gia phải nắm giữ số lượng tối thiểu giấy tờ có giá được phép cầm cố theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.

Tổng số vốn của một TCTD đầu tư vào TCTD khác, công ty con của TCTD dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần và các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần nhằm nắm quyền kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán phải trừ khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ an toàn.

Ở vấn đề xác định tỷ lệ bảo đảm trong hoạt động của các TCTD hợp nhất năm 2017 các nhà làm luật đã bãi bỏ khoản 5 của điều 130 để phù hợp hơn với sự hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Tức là, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ngoài không cần phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước giải pháp, kế hoạch khắc phục để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định trong trường hợp họ không đạt hoặc có khả năng không đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nhà nước.

Đồng nghĩa với việc các quy định có liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định tại Điều 149 của Luật Các tổ chức tín dụng, bao gồm cả việc hạn chế phạm vi hoạt động, xử lý tài sản của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhằm bảo đảm để TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đã được bãi bỏ hoàn toàn.

Thứ hai, áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quy định tại điều 130a.

So với nội dung quy định tại luật các TCTD năm 2010, đây là một quy định hoàn toàn mới được các đại biểu quốc hội thống nhất ban hành để áp dụng trong thực tiễn. Với 7 khoản riêng biệt, vấn đề áp dụng can thiệp sớm đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang đóng vai trò là những quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện để nhằm hạn chế để BĐAT trong hoạt động của các TCTD trong nền kinh tế thị trường mang tính hội nhập toàn cầu ở Việt Nam. Trong đó, với chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Luật định, tại khoản 7 các đại biểu quốc hội đã trao quyền cao nhất cho cơ quan chức năng nghiệp vụ ngân hàng là Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc quy định chi tiết Điều này.

Năm là dự phòng rủi ro, kinh doanh bất động sản và yêu cầu BĐAT trong hoạt động ngân hàng điện tử.

Thứ nhất, đối với dự phòng rủi ro. Tại điều 131, quy định 3 khoản riêng biệt theo cách xây dựng quy phạm pháp luật bắt buộc thực hiện trong hoạt động TCTD:

- TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động.

- Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính.

- Trong trường hợp TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thu hồi được vốn đã xử lí bằng khoản dự phòng rủi ro, số tiền thu hồi này được coi là doanh thu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, về kinh doanh bất động sản. Quy định tại điều 132, cũng với 3 khoản là 3 quy phạm cấm đoán nhằm hạn chế để BĐAT trong hoạt động của các TCTD ở Việt Nam. Nghĩa là cấm đoán, tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ loại trừ cấm đoán.

TCTD không được kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp:

- Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ của TCTD;

- Cho thuê một phần trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết, thuộc sở hữu của TCTD;

- Nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay. Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày quyết định xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản, TCTD phải bán, chuyển nhượng hoặc mua lại bất động sản này để bảo đảm tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định và mục đích sử dụng tài sản cố định theo quy định.

Thứ ba, yêu cầu BĐAT trong hoạt động ngân hàng điện tử, tại điều 133.

Vấn đề BĐAT trong hoạt động ngân hàng điện tử của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện hành được hiểu đó là một yêu cầu cấp thiết. Chủ thể phải BĐAT và bảo mật trong hoạt động ngân hàng điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước đó chỉnh là TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định hiện hành.

Sáu là quyền và nghĩa vụ của công ty kiểm soát và vấn đề góp vốn, mua cổ phần giữa công ty kiểm soát với công ty con, công ty liên kết thông qua việc góp vốn, mua cổ phần.

Thứ nhất, Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty kiểm soát tại điều 134:

Công ty đang sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp trên 20% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết hoặc nắm quyền kiểm soát của một NHTM trước ngày Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực; NHTM có công ty con, công ty liên kết (sau đây gọi tắt là công ty kiểm soát) có quyền, nghĩa vụ sau đây:

Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên góp vốn, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con, công ty liên kết theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty kiểm soát với công ty con, công ty liên kết đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể pháp lý độc lập;

Công ty kiểm soát không được can thiệp vào tổ chức, hoạt động của công ty con, công ty liên kết ngoài các quyền của chủ sở hữu, thành viên góp vốn hoặc cổ đông.

Thứ hai, góp vốn, mua cổ phần công ty kiểm soát với công ty con, công ty liên kết quy định tại điều 135.

- Công ty con, công ty liên kết của cùng một công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của nhau.

- Công ty con, công ty liên kết của một TCTD không được góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD đó.

- TCTD đang là công ty con, công ty liên kết của công ty kiểm soát không được góp vốn, mua cổ phần của công ty kiểm soát đó.

(Xem tiếp phần 2)

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1Tại Điều 40 Luật Ngân hàng thương mại Trung Quốc năm 1995.

2Khoản 6; 7 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng hợp nhất năm 2017.

3Có thể thấy, tại khoản 5 điều 127 hạn chế cấp tín dụng, như sau: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của TCTD phi ngân hàng.

4K7 điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, như sau: Trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể.

5K6 điều 129 Luật các TCTD hợp nhất năm 2017.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Quốc hội (2017).Luật số 17/2017/QH14: Luật Các tổ chức tín dụng hợp nhất,ban hành ngày 20/11/2017.
  2. Quốc hội (2012).Luật số 15/2012/QH13: Luật Xử lý vi phạm hành chính, ban hành ngày 20/6/2012.
  3. Chính phủ (2012).Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 Quy định về Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  4. Chính phủ (2013).Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 Về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của tổ chức tín dụng.
  5. Ngân hàng nhà nước (2010).Thông tư số 12/2010/TT-NHNN ngày 14/4/2010 Hướng dẫn các tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận.
  6. Bộ Tài chính (2013).Thông tư số 05/2013/TT-BTC ngày 09/01/2013 Hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  7. Chính phủ (2013).Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 Về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
  8. Chính phủ (2013).Nghị định số 133/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 Về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/05/2013 về bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
  9. Chính phủ (2014).Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 03/01/2014 Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.

In bài viết

tổ chức tín dụng nền kinh tế thị trường hoạt động chế tài xử phạt vi phạm hành chính pháp luật hiện hành

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

    Tín dụng nội bộ sẽ đẩy lùi tín dụng đen

  • Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

    Lãi suất liên ngân hàng đang được "thổi bùng" do thiếu thanh khoản?

  • Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

    VND sẽ giảm giá không quá 3% so với USD

Tin nổi bật

Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Điểm lại sự kiện nổi bật của ngành Tài chính tháng 7/2022

Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Thu thuế dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc thảo luận về điều hành kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Điểm lại chính sách tài chính nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022

Hạn chế của tín dụng ngân hàng là

Kinh nghiệm xây dựng mô hình Quỹ Hưu trí của một số nước và khuyến nghị cho Việt Nam