Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024

Chầu văn còn gọi là hát văn, hát bóng, có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu tại tỉnh Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.

Cách đây chưa lâu, nhằm mục đích bảo tồn, tôn vinh nghệ thuật hát Chầu văn, Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội và Câu lạc bộ Bảo tồn Chầu văn Việt Nam đã tổ chức hai đêm diễn loại hình nghệ thuật này, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng...

Là loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền, Chầu văn còn gọi là hát văn, hát bóng, có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu tại tỉnh Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, Chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Bằng cách sử dụng âm nhạc có tính tâm linh, lời văn trau chuốt, Chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu Thánh.

Hát Chầu văn có lịch sử hình thành lâu dài, ra đời sớm hơn so với các loại hình dân ca khác. Trong sách ''Kiến văn tiểu lục,'' nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 -1784) có ghi: “Thời Trần (1225-1400) có lối hát trước mặt đế vương, gọi là hát Chầu.”

Hát Chầu văn có nhiều hình thức biểu diễn như hát thi (văn thi), hát thờ (văn thờ) và hát lên đồng (văn hầu).

Hát thi dùng trong các cuộc đua tài thi hát và thường là hát đơn (một người hát). Hát thờ được hát vào ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ tiết, tiệc Thánh... Hát lên đồng dùng trong quá trình thực hiện nghi lễ hầu đồng, hầu thánh.

Hầu đồng là nghi lễ nhập hồn của các vị thánh Tứ phủ vào thân xác ông đồng, bà cốt. Trong nghi lễ đó, hát Chầu văn phục vụ cho quá trình nhập đồng, hiển thánh. Sau khi múa, các thánh thường ngồi nghỉ và nghe cung văn hát, kể sự tích, lai lịch vị thánh đang giảng.

Hai đêm diễn ở Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội không chỉ giới thiệu lịch sử hình thành, phát triển mà còn tái hiện không gian diễn xướng chủ yếu của nghệ thuật Chầu văn là khung cảnh đền, phủ, quen thuộc với công chúng hiện nay.

Tại đó, các thanh đồng thường hầu thánh trước bàn thờ Mẫu, hai bên có cung văn hát Chầu, kết hợp với hầu bóng. Người xưa quan niệm, đó là phương thức hữu hiệu để mọi người có thể giao tiếp với Mẫu, với các vị thần linh, bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp.

Với sự tham gia của các nghệ sỹ mà tên tuổi gắn liền với Chầu văn qua thời gian như Đức Hải (kèn tấu), Văn Khải (nhị), Thanh Hà (tam thập lục), Xuân Dũng (sáo), Thanh Ngoan, Văn Chung, Thanh Long, Khắc Tư..., cùng với đó là những lối hát văn, diễn xướng, đặc biệt là các giá đồng như “Quan Tam Phủ,” “Quan Tuần Tranh,” “Chầu Đệ Nhất,” “Chầu Đệ Nhị”... các nghệ sỹ đã giúp cho công chúng có mặt trong hai đêm diễn cảm nhận được rõ nét hơn về loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo này.

Giáo sư-tiến sỹ Ngô Đức Thịnh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn Chầu văn Việt Nam cho rằng: “Hát Chầu văn có giá trị nghệ thuật cao cần được phổ cập rộng rãi hơn nữa với công chúng trong nước cũng như bạn bè quốc tế để mọi người hiểu biết hơn về di sản văn hóa này, từ đó, có ý thức bảo tồn và phát huy.”

Được đánh giá là một loại hình âm nhạc độc lập trong nền âm nhạc cổ truyền, Chầu văn có đủ trữ lượng nghệ thuật để trở thành một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới./.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Nhân vật hầu đồng được xem là sợi dây kết nối giữa thế giới tâm linh và thực tại.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Nét tâm linh trong nghệ thuật hát chầu văn và diễn xướng hầu đồng.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Nghệ thuật chầu văn thường có nội dung ca tụng các bậc thánh thần.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Hình thức diễn xướng hầu đồng nổi bật với nghệ thuật hát chầu văn và múa hầu thánh.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Cảm xúc của nhân vật hầu đồng thể hiện rõ nét qua từng giá hầu (nội dung diễn xướng).

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Ứng với mỗi giá hầu là một loại trang phục đặc trực riêng.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Một màn múa của người hầu đồng.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024
Nghệ thuật hầu đồng và hát chầu văn mang đậm nét nghệ thuật diễn xướng truyền thống và tính chất tâm linh.

Ngày 5-1, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật trên thế giới sẽ có mặt tại TP Nam Định tham dự hội nghị bàn tròn về việc lập hồ sơ trình Tổ chức UNESCO công nhận “Đạo Mẫu, lên đồng và chầu văn” là di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thực trạng biến tướng của hát chầu văn đang là điều mà nhiều nhà nghiên cứu lo ngại.

Nhuốm màu mê tín

GS-TS Trần Quang Hải (Pháp), một trong những nhà nghiên cứu văn hóa nghệ thuật hàng đầu thế giới, nhìn nhận: “Sự biến tướng này ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ: xem chầu văn, lên đồng là hoạt động buôn thần bán thánh, mê tín dị đoan. Vì thế, cần phải chấn chỉnh ngay thực trạng này”.

Theo GS-TS Hải, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam đưa nghệ thuật hát chầu văn lên hàng đầu trong năm 2016 với hàng loạt sự kiện hội nghị, hội thảo, tổ chức nghiên cứu, khảo sát để sớm hoàn tất hồ sơ trình UNESCO, trước cả nghệ thuật hát then, bài chòi. Bởi lẽ, loại hình nghệ thuật dân tộc này đang phát triển mạnh mẽ. Hiện nay, theo khảo sát của các nhà nghiên cứu, nước ta có hơn 1.000 người hát chầu văn, người cao tuổi nhất là 93, ít tuổi nhất là 16.

“Cái dễ của người hát chầu văn hiện tại là nhiều lời hát Hán - Nôm đã được dịch sang quốc ngữ. Các phần biểu diễn của cung văn được đưa lên internet rất nhiều và việc học trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết. Thế là người người đổ xô đi học hát chầu văn theo trào lưu vì kiếm được nhiều tiền nhưng lề lối cổ xưa, chuẩn mực của không gian hát chầu văn, những niêm luật, thể điệu của ông cha truyền lại đã không còn” - GS-TS Trần Quang Hải lo ngại.

Hát chầu văn có xuất xứ từ vùng miền nào năm 2024

NSƯT Văn Tỵ và các cung văn thể hiện những thể điệu hát chầu văn Ảnh: CUNG HƯNG

Ông Hải cho rằng nhiều cung văn trẻ đa phần không biết ngũ cung, không biết “up”, “chênh” (những làn điệu hát văn cổ) mà chỉ thuộc lối “xá” đơn giản là đã hành nghề ở các điện, phủ, cốt sao được nhiều bà đồng yêu quý, ban lộc. Hiện nay, giá một cỗ chầu văn hơn 100 triệu đồng, chưa kể vàng mã đốt phung phí. Những người tham gia cúng cỗ chầu văn thì đem tiền, vàng, ngoại tệ để đổi lấy lời phán truyền hết sức mê tín dị đoan.

Hơn nữa, theo nghệ nhân Văn Tỵ, việc biến tấu hát chầu văn theo kiểu dùng ngôn từ “rẻ tiền” đang có xu hướng gia tăng, chẳng hạn: “Họ Trần ơi, đừng ngại chớ lo, ván này mà hầu mất một thì cuối năm ăn lộc mười”. Tất cả đã làm giảm đi vẻ đẹp vốn có của hát chầu văn.

Đừng để biến tướng thêm

Theo GS-TS Ngô Đức Thịnh (Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam), bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với lời văn trau chuốt, nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát chầu văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Thời kỳ thịnh vượng nhất của hát chầu văn là cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Vào thời kỳ này, thường có các cuộc thi để chọn người hát cung văn.

Từ năm 1954, hát chầu văn dần dần mai một vì hầu đồng bị cấm do bị coi là mê tín dị đoan. Đến đầu những năm 1990, hát chầu văn lại có cơ hội phát triển. Các trung tâm hát chầu văn là Nam Định và một số vùng quanh Hà Nội.

“Hiểu sai mục đích, làm lệch đi giá trị đẹp mang tính nhân văn sâu sắc của nghệ thuật này tức là chúng ta làm giảm đi giá trị của hát chầu văn” - GS-TS Ngô Đức Thịnh nhận xét.

Cách đây 2 năm, tại TP Nam Định và huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam - Hội Di sản văn hóa Việt Nam, Chi hội Folklore châu Á phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định đã tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Văn hóa thờ Nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và châu Á - Bản sắc và giá trị”. Hội thảo nhằm tôn vinh giá trị của Đạo Mẫu, lên đồng và chầu văn - di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của Việt Nam; thực hiện chủ trương của nhà nước về việc lập hồ sơ trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đồng thời, đây là cơ sở khoa học để tăng cường quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa quần thể kiến trúc Phủ Dầy cùng với tín ngưỡng thờ Mẫu, bảo tồn nghi lễ chầu văn và hát chầu văn của người Việt ở Nam Định.

Theo GS-TS Trần Quang Hải, từ cơ sở khoa học của hội thảo lần này, các chuyên gia nghiên cứu văn hóa thế giới sẽ trao đổi xung quanh vấn đề lập hồ sơ khoa học “Nghi lễ chầu văn của người Việt ở Nam Định” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. “Theo tôi, trước hết, căn cứ vào lịch sử của tín ngưỡng Tứ phủ thì hát chầu là thể loại hình thành sớm hơn các thể loại dân ca khác” - ông cho biết.

Xuất phát từ hình thức diễn xướng dân gian trong các lễ hội, nghệ thuật chầu văn ra đời gắn liền với nghi thức tụng ca công đức của Thánh Mẫu (Liễu Hạnh) và Đức Thánh Cha (Trần Hưng Đạo). Không gian của nghệ thuật chầu văn cổ truyền là ở các đền, phủ, miếu thường kết hợp với hầu bóng. Người xưa quan niệm đó là phương thức hữu hiệu để mọi người có thể giao tiếp với Mẫu, với chư vị linh thần nhằm bày tỏ lòng biết ơn và hướng thiện. Đặc biệt, các Mẫu Tứ phủ (Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Nhạc, Mẫu Thoải) là biểu tượng của tín ngưỡng dân gian trong tâm thức cộng đồng dân tộc.

Giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn

Trong cuộc sống đương đại, việc đưa nghệ thuật dân tộc nói chung, hát chầu văn nói riêng, vào học đường và có giáo trình giảng dạy, phân tích sẽ giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về bộ môn nghệ thuật này. “Theo tôi, nước ta có nhiều di sản văn hóa. Vì thế, phải tập trung lại thành giáo trình giảng dạy ở các cấp học để thế hệ trẻ biết rõ hơn về các di sản văn hóa của dân tộc, nhất là di sản đã được thế giới công nhận, từ đó góp sức bảo tồn, gìn giữ và phát huy” - GS-TS Trần Quang Hải nhấn mạnh.