Hiện tượng đau bụng khi mang thai kéo dài bao lâu

1. Biểu hiện đau bụng khi mới mang thai

Khi mới mang thai mẹ bầu thường có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười… trong tháng đầu mang thai – thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức. Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Đau bụng khi mang thai: Cảnh báo mẹ bầu chớ chủ quan

Đau bụng khi mang thai là hiện tượng có thể gặp ở một số mẹ bầu trong thai kỳ. Tìm hiểu về nguyên nhân cũng như triệu chứng cụ thể của tình trạng này sẽ giúp mẹ chủ động xử lý nếu không may gặp phải.

Đau bụng khi mới mang thai: Nguyên nhân do đâu?

Có thai có bị đau bụng không? Đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có sao không? Đây là những thắc mắc rất thường gặp của mẹ bầu, đặc biệt là những bà mẹ mới.

Đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là triệu chứng không thể tránh khỏi, thậm chí cứ 10 người thì 9 người gặp phải.

Vậy đau bụng như thế nào là có thai? Mỗi phụ nữ sẽ thấy đau bụng khi mới mang thai theo những cách khác nhau. Có người sẽ thấy như đau bụng kinh, đau bất ngờ ở các cơ, đau râm râm bụng dưới, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng đầu hoặc đau bụng âm ỉ khi mang thai. Nguyên nhân của việc đau bụng khi mới có thai là do:

  • Thai làm tổ ở những tuần đầu có thể khiến bạn bị ra máu và đau bụng khi mang thai tháng đầu. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày
  • Căng cơ và dây chằng do tử cung ngày một to ra cũng có thể khiến bạn bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 2, tháng 3. Bạn cũng có thể thấy đau khi đứng lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng.

Ngoài ra, đau bụng khi mang thai tháng đầu cũng có thể là dấu hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung.

Đau bụng khi mang thai tháng đầu có thể là sảy thai hoặc thai ngoài tử cung

Đau bụng khi mới mang thai có thể là dấu hiệu bình thường nhưng nếu mang thai tháng đầu bị đau bụng đi kèm với những triệu chứng khác thì có thể là dấu hiệu đáng lo ngại:

  • Thai ngoài tử cung: Đau bụng dữ dội có hoặc không kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê, đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.
  • Sảy thai: Đau bụng từng cơn, cảm giác đau quặn có chiều tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục.

Theo Mayo Clinic, khoảng 25% bà bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 và khoảng 10% có xu hướng sảy thai. Tình trạng sảy thai trong tuần thứ 4 của thai kỳ xảy ra ngẫu nhiên và có thể không gây ra bất kỳ biến chứng nào, thậm chí, bạn có thể không hề biết mình đã thụ thai. Dù vậy, ở lần mang thai tiếp theo, bạn có thể mang thai và sinh con bình thường.

[embed-health-tool-”due-date”]

Nguyên nhân các mẹ bầu thường đau bụng khi mới mang thai

Hiện tượng xuất hiện các cơn đau bụng khi mang thai là một triệu chứng hay xảy ra trong thai kỳ, đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung.

Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén. Ngoài ra đau bụng khi mới mang thai có thể liên quan đến nguyên nhân như: táo bón, tăng lưu lượng máu đến tử cung trong ba tháng đầu, đau dây chằng tròn ….

Bên cạnh đó, việc thai nhi nằm trong tử cung của mẹ đang tăng trưởng, và ngày càng lớn dần. Dẫn đến việc tử cung của mẹ cũng phải to lên để kịp cho thai nhi phát triển, kéo theo 2 dây chằng tròn 2 bên căng và lớn ra [chức năng của dây chằng tròn là cố định và giữ vững tử cung]. Khi người mẹ vận động nhiều, di chuyển thường xuyên sẽ kéo theo dây chằng căng nhiều hơn và dãn và gây nên những cơn đau bụng.

Tình trạng đau thường xảy ra trong 3 tháng đầu

Nội dung bài viết:

  • Đau bụng khi mới mang thai như thế nào?
  • Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi mới mang thai
    • Đau bụng kinh
    • Đau bụng khi mới mang thai
    • Đau bụng khi mang thai trong những tháng đầu
  • Đau bụng khi mang thai tháng đầu tiết lộ điều gì?
  • Đau bụng khi mới mang thai có sao không?
  • Làm gì khi bị đau bụng trong giai đoạn đầu thai kỳ
  • Khi nào nên đi bác sĩ kiểm tra?

Đau bụng khi mới mang thai như thế nào?

Theo các chuyên gia, hiện tượng đau bụng dưới khi mới mang thai với tính chất lâm râm là hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu cho thấy thai đang làm tổ. Đặc biệt vào những tuần đầu, cảm giác tưng tức càng rõ rệt hơn, khi thai đang tìm cách bám vào tử cung. Đau bụng dưới cũng có thể bị gây ra bởi cơn ốm nghén. Vậy đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?

Hiện tượng đau bụng dưới khi mới mang thai với tính chất lâm râm là hoàn toàn bình thường - Ảnh minh họa: Internet

Thông thường, tình trạng này kéo dài âm ỉ khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau không tăng lên, nhưng có xu hướng giảm đi. Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác này khi thai bắt đầu đào sâu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ.

Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu không quan trọng bởi khi bước vào những tháng sau, khi thai lớn hơn, cảm giác đau bụng vẫn có thể xuất hiện. Nguyên nhân thường là do sự căng cơ và dây chằng, do phải nâng đỡ tử cung đang ngày càng lớn.

Thông thường, mẹ bầu hay cảm thấy đau bụng khi ho, ngồi xổm hoặc đứng dậy. Hơn nữa, cảm giác đau cũng xuất hiện vào tháng cuối trước sinh do dịch vị tăng, bị đầy bụng.

Phân biệt đau bụng kinh và đau bụng khi mới mang thai

Dù có biểu hiện tương đối giống nhau nhưng nếu chú ý hơn, chị em sẽ dễ dàng nhận ra những điểm khác biệt của đau bụng kinh và đau bụng do có thai. Đó là:

Đau bụng kinh

Triệu chứng của bệnh chủ yếu là đau âm ỉ liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới, thường đau bắt đầu từ 1 - 3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ. Sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong 3 ngày.

Trong 10 phụ nữ mang thai, hết 9 người sẽ xuất hiện cảm giác đau khi thai bắt đầu vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ - Ảnh minh họa: Internet

Người bị đau bụng kinh có thể bị đau lan ra lưng và xuống đùi, cảm thấy áp lực trong bụng, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, phân lỏng... Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút vùng lưng dưới hoặc bụng dưới khoảng 24 - 48 giờ trước khi có kinh nguyệt và hết hẳn khi hết kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng khi mới mang thai

Có biểu hiện đau bụng lâm râm, đau lệch về một bên, đau nhiều khi đứng quá lâu, khi hắt hơi, khi cười... trong tháng đầu mang thai - thể hiện tình trạng thai đang làm tổ. Ngoài ra trong những tuần đầu của thai kỳ, bụng dưới của thai phụ sẽ có cảm giác tưng tức. Bà bầu cũng có thể đau bụng khi mang thai tuần đầu nếu bị ốm nghén và nôn ọe nhiều.

Đau bụng khi mang thai trong những tháng đầu

Trong tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới. Nhiều người cho rằng đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo nguy cơ sảy thai cao. Tuy nhiên, hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng đầu có bình thường hay bất thường còn tùy thuộc vào tính chất đau và các dấu hiệu đi kèm

Trong tháng đầu mang thai, không ít mẹ bầu cảm thấy đau lâm râm ở vùng bụng dưới - Ảnh minh họa: Internet

Vì vậy, khi đối diện với tình trạng đau bụng lâm râm khi mang thai tháng đầu, cụ thể là đau vùng bụng dưới, mẹ bầu đừng nên quá lo lắng thái quá, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe.

1. đau bụng dưới có phải mang thai hay không?

1.1. Nhận biết đau bụng do mang thai

Những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp chị em phụ nữ biết được Đau bụng dưới có phải mang thai hay không:

  • Cơn đau bụng âm ỉ mức độ nhẹ vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, trong những tuần đầu thai kỳ thì phần bụng dưới của mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức.

  • Các cơn đau bụng của mang thai sẽ xuất hiện khi mẹ bầu ốm nghén hoặc nôn nhiều lần.

  • Khi có triệu chứng đau như trên, bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế để được xét nghiệm máu và siêu âm để chẩn đoán chính xác.

Làm thế nào để biết đau bụng dưới có phải mang thai?

1.2. Nguyên nhân gây đau bụng

Các cơn đau bụng này có thể xuất phát từ táo bón, giãn dây chằng, bị đầy bụng hay khó tiêu, chu trình làm tổ của thai nhi,… Thế nhưng các cơn đau bụng dữ dội xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo cho mẹ tình trạng xấu về sức khỏe của mẹ và thai nhi. Có thể là thai ngoài tử cung, sảy thai hay dọa sinh sớm.

1.3. Làm thế nào để giảm các cơn đau do mang thai?

Như vậy, bạn đã có cho mình câu trả lời cho thắc mắc: đau bụng dưới có phải mang thai. Vậy làm thế nào để giảm triệu chứng đau bụng này?

  • Xây dựng và duy trì thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung rau và trái cây giúp làm giảm cơn đau.

  • Nạp thêm khoáng chất đúng liều lượng phù hợp với chỉ định của bác sĩ.

  • Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm những bài tập yoga dành cho bà bầu giúp làm giảm các cơn đau.

Mẹ bầu có thể tập yoga để giúp xoa dịu các cơn đau

  • Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, tắm nước nóng và không nên mặc quần áo bó sát.

  • Uống đủ nước mỗi ngày, kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc chứa nhiều tinh bột. Bởi đây là nguyên nhân gây táo bón và đau bụng.

  • Kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi.

  • Không nên đứng lâu và cố ngủ thật nhiều.

  • Ăn nhiều chuối và nho khô giúp bổ sung thêm canxi, kali, nước.

Video liên quan

Chủ Đề