Trong ngôn ngữ lập trình Pascal hàm căn bậc 2 cho kiểu kết quả là gì

Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 6 [có đáp án]: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

Trang trước Trang sau

Câu 1: Hãy chọn phương án đúng. Biểu thức: 25 mod 3 + 5 / 2 * 3 có giá trị là :

A. 8.0;

B. 15.5;

C. 15.0;

D. 8.5;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

+ Trong Pascal phép Mod là phép chia lấy phần dư, phép [/] là phép chia, [*] là phép nhân trong toán học.

+ Thứ tự thực hiện: Trong ngoặc trước, nếu không có ngoặc thực hiện nhân, chia, lấy phần nguyên [div], lấy phần dư [mod] thực hiện trước và cộng, trừ thực hiện sau.

Vậy giá trị của biểu thức là:

25 mod 3 + 5 / 2 * 3 = 1 + 2.5 x 3= 1+ 7.5 = 8.5

Đáp án: D

Câu 2: Những biểu thức nào sau đây có giá trị TRUE ?

A. [ 20 > 19 ] and [ ‘B’ < ‘A’ ];

B. [ 4 > 2 ] and not[ 4 + 2 < 5 ] or [ 2 >= 4 div 2 ];

C. [ 3 < 5 ] or [ 4 + 2 < 5 ] and [ 2 < 4 div 2 ];

D. 4 + 2 * [ 3 + 5 ] < 18 div 4 * 4 ;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Trong pascal phép and, or, not có nghĩa là phép và, hoặc, phủ định trong toán học. vì vậy phép toán 4 > 2→ đúng

Phép toán not[ 4 + 2 < 5 ] nghĩa là phủ định của 6 5 → đúng.

Phép toán [ 2 >= 4 div 2 ] nghĩa là 2>=2→ đúng

⇒ Biểu thức có giá trị TRUE [đúng] là [ 4 > 2 ] and not[ 4 + 2 < 5 ] or [ 2 >= 4 div 2 ];

Đáp án: B

Câu 3: Biểu thức nào sau kiểm tra "n là một số nguyên dương chẵn"?

A. [n>0] and [n mod 2 = 0]

B. [n>0] and [n div 2 = 0]

C. [n>0] and [n mod 2 0]

D. [n>0] and [n mod 2 0]

Hiển thị đáp án

Trả lời:

N là một số nguyên dương chẵn → n>0 và n chia hết cho 2 hay số dư bằng 0. Tương đương với phép mod trong Pascal [ n mod 2 = 0].

Đáp án: A

Câu 4: Cho biểu thức sau: [a mod 3 = 0] and [a mod 4 = 0]

Số a nhận giá trị nào sau đây để biểu thức cho kết quả là TRUE?

A. 24

B. 16

C. 20

D. 15

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Ta có: a mod 3 = 0→ phần dư bằng 0 → a chia hết cho 3

a mod 4 = 0 → Phần dư bằng 0 → a chia hết cho 4

⇒ a chia hết cho 12

Đáp án: A

Câu 5: Cho đoạn chương trình:

Begin

a := 100;

b := 30;

x := a div b ;

Write[x];

End.

Cho biết kết quả sau khi thực hiện lệnh :

A. 10

B. 33

C. 3

D. 1

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Ta có a := 100; gán cho a giá trị là 100

b:= 30; gán cho b giá trị là 30

x:= a div b=100div 30 =3 [ div là phép lấy nguyên]

Đáp án: C

Câu 6: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng gì ?

A. Chia lấy phần nguyên

B. Chia lấy phần dư

C. Làm tròn số

D. Thực hiện phép chia

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong Pascal, phép toán MOD với số nguyên có tác dụng chia lấy phần dư còn phép toán DIV với số nguyên có tác dụng chia lấy phần nguyên.

Đáp án: B

Câu 7: Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X. Phép gán nào sau đây là đúng ?

A. X = 10;

B. X := 10;

C. X =: 10;

D. X : = 10;

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Để thực hiện gán giá trị 10 cho biến X là X := 10;

Cấu trúc câu lệnh gán là:

:= ;

Đáp án: B

Câu 8: Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là :

A. Sqrt[x];

B. Sqr[x];

C. Abs[x];

D. Exp[x];

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong Pascal :

+ Hàm cho giá trị bằng bình phương của x là Sqr[x].

+ Hàm Sqrt[x] là hàm căn bậc hai

+ Hàm Abs[x] là hàm giá trị tuyệt đối

+ Hàm exp[x] là hàm lũy thừa của số e.

Đáp án: B

Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, biểu thức số học nào sau đây là hợp lệ ?

A. 5a + 7b + 8c;

B. 5*a + 7*b + 8*c; [*]

C. {a + b}*c;

D. X*y[x+y];

Hiển thị đáp án

Trả lời: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, không được bỏ dấu nhân [*] trong tích và chỉ dùng cặp ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán → loại A. C. D.

Đáp án: B

Câu 10: Biểu diễn biểu thức

trong NNLT Pascal là

A. [a+b] + sqrt[a*a+2*b*c] / [ c – a / [a+b] ]

B. [a+b] + sqr[a*a+2*b*c] / c – a / [a+b]

C. [a+b] + sqrt[ sqr[a] + 2*b*c / c – a / [a+b]

D. [a+b] + sqr[ sqrt[a] + 2*b*c] / [c – a / [a+b] ]

Hiển thị đáp án

Trả lời:

Thứ tự thực hiện phép toán:

+ Thực hiện trong ngoặc trước;

+ Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự nhân, chia, chia nguyên, lấy phần dư thực hiện trước và các phép cộng, trừ thực hiện sau.

Đáp án: A

Xem thêm các bài Câu hỏi trắc nghiệm Tin học 11 chọn lọc, có đáp án khác:

  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 3: Cấu trúc chương trình
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 4: Một số kiểu dữ liệu chuẩn
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 5: Khai báo biến
  • Trắc nghiệm Tin học 11 Bài 7: Các thủ tục chuẩn vào/ra đơn giản

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

1. Lệnh gán:

Cú pháp: :=;
Ví dụ: a:=5+4/3;
b:=c+d/e;

  • Lưu ý:
    + Khi một giá trị được gán cho biến, nó sẽ thay thế giá trị trước đó của biến đã lưu.
    + Biểu thức ở bên phải và bên trái lệnh gán phải có cùng kiểu dữ liệu.

2. Lệnh đọc dữ liệu từ bàn phím.

Lệnh đọc dữ liệu là lệnh gán giá trị cho biến khi ta nhập từ bàn phím. Có 3 mẫu viết
Read[Biến1, Biến2,…, BiếnN]; {có thể dùng dấu cách hoặc phím enter để lần lượt nhập dữ liệu cho các biến}
Readln[Biến1, Biến2,…, BiếnN]; {phải dùng phím enter để lần lượt nhập dữ liệ cho các biến}
Readln; {Bắt máy dừng lại chờ nhấp phím enter thường để làm dừng màn hình cho ta xem kết quả}
Lưu ý: Chúng ta không nên dùng lệnh read để nhập dữ liệu cho các biến mà nên nhập bằng lệnh readln vì khi nhập dữ liệu cho các biến bằng lệnh read có thể sẽ dẫn đến tình trạng trôi lệnh [tức là một số lệnh không được thực hiện].

3. Xuất dữ liệu ra màn hình:

Write[Value1,Value2,…,ValueN]; { viết các mục ra, con trỏ nằm ở cuối dòng}
Writeln[Value1,Value2,…,ValueN]; { viết các mục ra, con trỏ nằm ở đầu dòng tiếp theo}
Writeln; { chỉ đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo} trong đó: các value là các biến, hằng, giá trị hay chuỗi
ký tự [phải đặt trong cặp nháy đơn]. {riêng dấu ‘ ta xuất bằng cách ghi 2 dấu ”}

  • Viết có quy cách:
    • Đối với kiểu số thực:
      ::;
      Ví dụ: write[a:4:5];
    • Đối với các kiểu dữ liệu khác:
      :;
      Ví dụ: write[b:4];{với b là số nguyên}
      Lưu ý: Khi số chữ số của biến nhiều hơn với độ rộng thì
      số đó sẽ được xuất ra toàn bộ.
      Ví dụ: b có giá trị là 12345.
      Khi ta viết lệnh write[b:4];
      12345

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Những nỗ lực ban đầuSửa đổi

Phần lớn lịch sử của thiết kế ngôn ngữ máy tính trong những năm 1960 là ngôn ngữ ALGOL 60. ALGOL được phát triển trong những năm 1950 với mục tiêu rõ ràng để có thể mô tả rõ ràng các thuật toán. Nó bao gồm một số tính năng cho lập trình có cấu trúc vẫn còn phổ biến trong các ngôn ngữ cho đến ngày nay.

Ngay sau khi được giới thiệu, vào năm 1962, Wirth bắt đầu nghiên cứu luận án của mình với Helmut Weber về ngôn ngữ lập trình Euler. Euler được dựa trên cú pháp của ALGOL. Mục tiêu chính của nó là thêm các danh sách và kiểu động, cho phép nó được sử dụng trong các vai trò tương tự như Lisp. Ngôn ngữ được xuất bản vào năm 1965.

Vào thời gian này, một số vấn đề của ALGOL đã được xác định, đặc biệt là thiếu một hệ thống chuỗi tiêu chuẩn hóa. Nhóm được giao nhiệm vụ duy trì ngôn ngữ đã bắt đầu thực hiện ALGOL X để xác định các cải tiến, kêu gọi đệ trình. Wirth và Tony Hoare đã thêm chuỗi và làm mới một số cú pháp. Các nỗ lực của ALGOL X làm cho ngôn ngữ ngày càng phức tạp hơn ALGOL 68. Sự phức tạp của ngôn ngữ này dẫn đến khó khăn đáng kể trong việc tạo ra các trình biên dịch hiệu suất cao, và nó không được sử dụng rộng rãi trong ngành. Do đó, Wirth đã viết một trình biên dịch cho ngôn ngữ máy tính, được gọi là ALGOL W.

PascalSửa đổi

Pascal là thành quả bởi những nỗ lực về ALGOL W, với mục tiêu rõ ràng là tạo ra một ngôn ngữ có hiệu quả cả trong trình biên dịch và thời gian chạy, cho phép phát triển các chương trình có cấu trúc tốt và hữu ích cho việc dạy học sinh lập trình có cấu trúc. Một thế hệ sinh viên đã sử dụng Pascal như một ngôn ngữ vỡ lòng trong các chương trình học đại cương.

Một trong những thành công ban đầu cho ngôn ngữ là việc giới thiệu UCSD Pascal, một phiên bản chạy trên một hệ điều hành tùy chỉnh có thể được chuyển sang các nền tảng khác nhau. Một nền tảng quan trọng đó là Apple II, nơi mà nó được sử dụng rộng rãi. Điều này dẫn đến việc sử dụng Pascal trở thành ngôn ngữ cấp cao chính được sử dụng để phát triển trong Apple Lisa, và sau đó, Macintosh. Các bộ phận của hệ điều hành Macintosh ban đầu được dịch sang ngôn ngữ lắp ráp Motorola 68000 từ các nguồn Pascal.

Hệ thống sắp xếp chữ TeX của Donald E. Knuth được viết bằng WEB, hệ thống lập trình biết chữ gốc, dựa trên DEC PDP-10 Pascal, trong khi các ứng dụng như Total Commander, Skype và Macromedia Captivate được viết bằng Delphi [Object Pascal]. Apollo Computer đã sử dụng Pascal làm ngôn ngữ lập trình hệ thống cho các hệ điều hành của nó bắt đầu từ năm 1980.

Các biến thể của Pascal cũng thường được sử dụng cho mọi thứ từ các dự án nghiên cứu tới các trò chơi máy tính cá nhân và các hệ thống nhúng. Các trình biên dịch Pascal mới tồn tại được sử dụng rộng rãi.

Object Pascal?Sửa đổi

Trong quá trình làm việc tại Lisa, Larry Tesler bắt đầu thảo luận với Wirth về ý tưởng thêm các phần mở rộng hướng đối tượng vào ngôn ngữ. Điều này dẫn đến việc Clascal được giới thiệu vào năm 1983. Khi chương trình Lisa đã bị mất dần chỗ đứng và được thay thế bởi Mac, một phiên bản tiếp theo được gọi là Object Pascal đã được tạo ra. Điều này đã được giới thiệu trên Macintosh vào năm 1985 như một phần của khung ứng dụng MacApp, và trở thành ngôn ngữ phát triển chính của Apple vào đầu những năm 1990.

Các phần mở rộng Object Pascal sau đó được bổ sung vào Turbo Pascal, và qua nhiều năm đã trở thành hệ thống Delphi cho Microsoft Windows. Delphi vẫn được sử dụng để phát triển các ứng dụng Windows, nhưng cũng có khả năng biên dịch cùng mã với Mac, iOS, Android và Linux. Một phiên bản đa nền tảng khác được gọi là Free Pascal, với Lazarus IDE, là phổ biến với người dùng Linux vì nó cũng cung cấp viết một lần, biên dịch bất cứ nơi nào. CodeTyphon là một bản phân phối Lazarus với nhiều gói được cài đặt sẵn và các trình biên dịch đa nền tảng.

Video liên quan

Chủ Đề