Hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản được quy định như thế nào?

Thực tiễn cho thấy ngoài hợp đồng mua bán tài sản hằng ngày mà chúng ta thường gặp, thì còn tồn tại thêm hợp đồng trao đổi tài sản cũng có những ưu điểm nhất định cho hai bên tham gia vào hợp đồng trao đổi tài sản.

Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Dưới đây công ty Luật Tuệ Anh tư vấn một số quy định pháp luật về trao đổi hợp đồng tài sản.

1. Khái niệm

Tại Điều 455 BLDS 2015 quy định cụ thể về hợp đồng trao đổi tài sản theo đó:

Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

2. Đặc điểm hợp đồng trao đổi tài sản

–  Là hợp đồng có đền bù.

Hợp đồng trao đổi tài sản mang tính chất của hợp đồng mua bán tài sản nhưng trong đó các bên thực hiện phương thức vật đổi vật. Tính đền bù của hợp đồng này thể hiện ở chỗ, mỗi bên đều nhận được một lợi ích là tài sản và đều phải giao lại cho bên kia một tài sản khác. Nếu tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

–  Luôn là hợp đồng song vụ.

Mỗi bên trong hợp đồng trao đổi tài sản đều có nghĩa vụ giao cho bên kia một tài sản nhất định mà các bên đã thỏa thuận.

–  Có thể là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng thực tế.

Nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trao đổi tài sản thì hợp đồng này có hiệu lực vào thời điểm giao kết và theo đó, hợp đồng trao đổi tài sản sẽ là một hợp đồng ưng thuận. Nếu các bên thỏa thuận hợp đồng chỉ có hiệu lực khi các bên đã chuyển giao tài sản cho nhau thì hợp đồng trao đổi tài sản là một hợp đồng thực tế.

Hợp đồng trao đổi tài sản

3. Hình thức hợp đồng trao đổi tài sản

Hợp đồng trao đổi tài sản lập thành văn bản cần phải có công chứng hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu tài sản trao đổi là tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng nhất thiết phải có chứng nhận, chứng thực hoặc phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, các bên phải tuân theo đúng các quy định về hình thức, thủ tục.

Muốn thực hiện quan hệ trao đổi tài sản thì trước hết, mỗi bên trong hợp đồng phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đem trao đổi hoặc phải là người có quyền định đoạt đối với tài sản đó. Trao đổi tài sản với người khác tức là đã thực hiện việc định đoạt số phận pháp lý đối với tài sản đó mà về nguyên tắc, chỉ có chủ sở hữu hợp pháp của tài sản hay người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người khác theo quy định của pháp luật mới được quyền thực hiện quyền năng định đoạt đó đối với tài sản. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền, thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp dồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu một bên trao đổi tài sản mà không biết và không thể biết [pháp luật không buộc phải biết] tài sản đó không thuộc sở hữu của mình và sau đó, chủ sở hữu hợp pháp của tài sản phát hiện ra nhưng đã chấp thuận để cho bên trao đổi tài sản đó [tức là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình] bồi thường thiệt hại giá trị của tài sản, không kiện đòi lại tài sản đó nữa thì khi đó, quan hệ trao đổi tài sản đã thiết lập vẫn có hiệu lực.

– Hợp đồng trao đổi tài sản có nhiều điểm giống hợp đồng mua bán tài sản. Do đó, khoản 4 Điều 455 BLDS 2015 đã quy định mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các điều từ Điều 430 đến Điều 4339 và từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 554 BLDS 2015 cũng được áp dụng tương tự đối với hợp đồng trao đổi tài sản. Như vậy là, những quy định đặc trưng khác chỉ đúng với hợp đồng mua bán tài sản không được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản trừ trường hợp thanh toán phần chênh lệch về giá trị của tài sản theo quy định  Điều 456 BLDS 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn về hợp đồng trao đổi tài sản. Còn vướng mắc, quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6226 để được tư vấn.

Hợp đồng trao đổi tài sản được quy định cụ thể về về nội dung, đối tượng hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên, hiệu lực của hợp đồng trao đổi tài sản và các vấn đề khác liên quan, nội dung như sau:

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự thì Hợp đồng trao đổi tài sản được định nghĩa và hướng dẫn như sau:

Hợp đồng trao đổi tài sản

1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.

2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.

>> Giải đáp thắc mắc về hợp đồng trao đổi tài sản, gọi: 1900.6169

3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu uỷ quyền thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 428 đến Điều 437 và từ Điều 439 đến Điều 448 của Bộ luật Dân sự cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.

Thanh toán giá trị chênh lệch trong hợp đồng trao đổi tài sản

Trong trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Trân trọng !
P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Trao đổi tài sản là nhu cầu thiết yếu của đời sống, tồn tại bên cạnh các giao dịch dân sự khác như vay, mượn, mua bán,…mà con người tham gia vào nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng. Trao đổi tài sản cho phép chủ thể đổi tài sản thuộc sở hữu của mình mà không còn nhu cầu sử dụng để lấy tài sản của một chủ thể khác. Điều 455 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng trao đổi tài sản như sau:

Điều 455. Hợp đồng trao đổi tài sản 1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. 2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định. 3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản”.

2.Nội dung

2.1.Khái niệm

Hợp đồng chuyển giao tài sản phát sinh khi nhiều chủ thể không còn nhu cầu sử dụng tài sản của mình đang sở hữu mặc dù nó vẫn còn giá trị sử dụng. Mặt khác, họ có nhu cầu sử dụng tài sản khác. Trong trường hợp này, nếu nhu cầu của hai bên chủ thể gặp nhau với những tài sản họ đang mong muốn chiếm hữu thì có thể trao đổi cho nhau những tài sản đó. Việc trao đổi đó gọi là hợp đồng trao đổi tài sản. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng có mục đích là chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng mua bán tài sản. Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán tài sản thông thường là dùng tiền để có vật, thì đây là hợp đồng dùng vật để có vật. 
Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng song vụ và có đền bù. Tính chất song vụ của hợp đồng trao đổi tài sản được thể hiện ở việc cả hai bên đều có nghĩa vụ với nhau. Các bên đều có nghĩa vụ chuyển giao vật của mình cho bên kia theo đúng thỏa thuận. Đồng thời lợi ích vật chất của các bên đều phát sinh từ hợp đồng, theo đó, các bên đều mong muốn được sở hữu tài sản của bên kia, nên hợp đồng trao đổi tài sản chính là hợp đồng có đền bù.

2.2.Hình thức và đối tượng

Hình thức của hợp đồng trao đổi tài sản phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên hoặc do pháp luật quy định đối với trừng trường hợp cụ thể. Theo quy định chung về hình thức của hợp đồng, thì hợp đồng trao đổi tài sản có thể được lập thành văn bản, lời nói hoặc hành vi. Đối với những đối tượng đặc biệt, pháp luật có thể quy định cụ thể về hình thức hợp đồng phù hợp với đặc điểm, tính chất của đối tượng đó. Ví dụ: Đối với hợp đồng trao đổi tài sản có đối tượng là nhà, thì hình thức hợp đồng được xác định theo quy định tại Điều 121 Luật nhà ở năm 2014, cụ thể: “Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản,…”
Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản rất đa dạng, có thể là vật cùng loại hoặc không cùng loại, phụ thuộc vào sự thỏa thuận và nhu cầu của các bên. Có thể là động sản hoặc bất động sản,…Sự phong phú, đa dạng của đối tượng tạo cơ hội, điều kiện cho các chủ thể tự do, thoải mái tham gia trao đổi tài sản nhằm phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của mình. 

2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên

Về nguyên tắc người trao đổi tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản hoặc người có quyền khác được chủ sở hữu ủy quyền thực hiện trao đổi tài sản. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bị xem là vi phạm, bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích cho bên kia khi không biết về việc một bên không có quyền đối với tài sản. Điều đó đồng nghĩa với việc, nếu bên kia đã biết về việc bên trao đổi tài sản với mình không có quyền đối với tài sản đó mà vẫn cố tình giao dịch thì không được pháp luật bảo vệ nếu chủ sở hữu đòi lại tài sản.  Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng kép, mỗi bên đều là bên mua và bên bán. Do đó, quyền và nghĩa vụ mỗi bên được xác định theo hợp đồng mua tài sản. Các bên đều có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng tài sản, chuyển giao tài sản cho bên kia đúng thời hạn, địa điểm như đã cam kết và phải đảm bảo quyền sở hữu cho đối phương. Quyền sở hữu của mỗi bên được xác lập kể từ thời điểm bên kia chuyển giao tài sản hoặc đăng ký quyền sở hữu. Trong trường hợp trao đổi tài sản có chênh lệch về giá thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, cụ thể tài sản của bên nào có giá trị thấp hơn thì phải thanh toán phần giá chênh lệch cho bên kia. Tuy nhiên, trên thực tế các bên có thể thỏa thuận trao đổi với nhau tài sản có giá trị chênh lệch nhưng lại không phải thanh toán phần chênh lệch đó. 

Như đã trình bày ở trên, bản chất của hợp đồng trao đổi hàng hàng hóa là hợp đồng mua bán tài sản nhưng việc thanh toán hợp đồng không được thực hiện bằng tiền mà được thực hiện bằng vật. Vì vậy, nếu có tranh chấp về hợp đồng trao đổi hàng hóa, thì ngoài việc áp dụng quy định của hợp đồng trao đổi tài sản còn phải áp dụng quy định của hợp đồng mua bán tài sản. 

 Xem thêm: Tổng hợp các bài viết hỏi đáp Luật Dân sự

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề