Hóa chất trong xưởng in có độc hả không năm 2024

Ngành công nghiệp in ấn đóng một vai trò vô cùng to lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ quảng cáo, đóng gói sản phẩm đến sản xuất các vật dụng văn phòng phẩm đều cần sử dụng đến các dịch vụ in ấn. Tuy nhiên, cũng giống như những ngành công nghiệp khác, những chất thải nguy hại từ ngành in ấn cũng là mối nguy hại tiềm tàng đối với sức khoẻ và môi trường.

.jpg)

Giải pháp xử lý chất thải nguy hại ngành in ấn

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tác động của chất thải nguy hại trong ngành in ấn này nhé!

1. Chất thải nguy hại trong ngành in ấn

Ngành in ấn sử dụng nhiều loại hóa chất, mực in, bảng mạch, và vật liệu khác để tạo ra các sản phẩm in ấn đa dạng. Tuy nhiên, quá trình sản xuất và loại bỏ các sản phẩm này có thể dẫn đến tạo ra một lượng lớn chất thải nguy hại.

Các loại chất thải này bao gồm:

Mực in độc hại: Các mực in chứa hóa chất độc hại như hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs), chì và các kim loại nặng. Việc xử lý và loại bỏ mực in không đúng cách có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Bảng mạch và thiết bị điện tử: Ngành in ấn thường sử dụng bảng mạch và thiết bị điện tử để tạo ra các sản phẩm kỹ thuật số. Những thiết bị này thường chứa các chất thải nguy hại như thủy ngân, chì và bromua. Sự loại bỏ sai lầm của chúng có thể gây ra ô nhiễm đất và nước.

Vật liệu in không thân thiện với môi trường: Ngành in ấn sử dụng nhiều vật liệu như giấy, nhựa, và vải. Tuy nhiên, việc sử dụng các vật liệu không thân thiện với môi trường có thể gây ra lượng lớn chất thải không thể phân hủy.

2. Tác động của chất thải nguy hại trong ngành in ấn không thể bị xem nhẹ. Tuy nhiên, với sự nhận thức và nỗ lực của cả ngành và cộng đồng, chúng ta có thể thực hiện những biện pháp bền vững để giảm thiểu tác động tiêu cực này. Việc sử dụng mực in thân thiện với môi trường, tái chế và tái sử dụng vật liệu, xử lý chất thải đúng cách, và đầu tư vào công nghệ xử lý thông minh là những bước quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành in ấn và bảo vệ môi trường. In Lụa là một ngành phổ biến trong in ấn công nghiệp. Trong ngành in lụa thì các thao tác thủ công tức là dùng chân tay là không thể thiếu và người làm in lụa thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất rất độc hại

In Lụa là một ngành phổ biến trong in ấn công nghiệp. Trong ngành in lụa thì các thao tác thủ công tức là dùng chân tay là không thể thiếu và người làm in lụa thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất rất độc hại, nhiều hóa chất được điều chế từ gốc Benzen (C6H6) là nguyên nhân của chứng bệnh máu trắng, Toluen (C7H8) là chất sẽ

gây bệnh ung thư, và Cyclohexanone là một chất rất độc gây ung thư có mùi cực độc có tên gọi là Dầu Ông Già.

Công ty in ấn V&L Hà Nội xin giới thiệu những mẹo giúp bạn giảm tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại:

Hóa chất trong xưởng in có độc hả không năm 2024

1. Tránh pha bột trực tiếp mà nên dùng keo chụp bản bắt sáng có pha sẵn

Keo chụp bản còn gọi là keo cảm quang luôn bao gồm 2 thành phần cơ bản: Nhũ tương và chất bắt sáng. Chất bắt sáng là chất rất độc với thành phần là Crome, Diazo,... có thể ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hiện nay đã có các loại keo chụp bản có pha sẵn như: Ulano QTX, Ulano QX1, Ulano QX3, QX5, Unimix T33, Unimix ON, Unimix HD, Unimix OS, ISP HD,... Khi dùng các loại keo này bạn không cần phải pha bắt sáng. Bạn cũng có thể chọn các loại keo pha nước hoặc dung môi thay vì các loại keo chụp bản pha bột trực tiếp.

2. Dùng cây khuấy và dao khuấy loại tốt

Khi pha mực nhiều người vẫn có thói quen dùng các loại đũa, cây bằng gỗ khuấy mực, keo, hóa chất . Các loại cây khuấy tự chế sẽ tiết kiệm nhưng đổi lại sẽ không vệ sinh và hay bôi ra các vật liệu khác và đặc biệt cây khuấy tự chế không tách biệt phần tay cầm và phần thân quấy dễ gây nhầm lẫn. Công ty in ấn ANCOkhuyên bạn nên mua các loại dao khuấy và cây khuấy đúng loại bằng inox hoặc thép chuyên dụng. Các loại dao khuấy này sẽ giúp bạn sử dụng sạch sẽ vì nó dễ lau chùi và phân biệt phần thân khuấy và phần tay cầm.

3. Đừng quên khẩu trang

Để phòng chống độc hại qua đường hô hấp người dùng phải lưu ý luôn sử dụng khẩu trang. Ý thức này mà thay đổi thì sẽ bảo vệ bản thân vì các chất dung môi trong ngành in lụa rất độc hại.

4. Dùng chổi tẩy bản bôi dung môi và chà keo thay vì dùng khăn và bàn chà.

Việc tẩy keo chụp bản thường sử dụng kem tẩy hoặc chất tẩy độc hại như sút, javen, remover độc hại. Hãy dùng chổi tẩy bản như: Ulano brush, ISP brush để việc chà keo thuận tiện mà không độc hại.

5. Đậy kín hóa chất khi dùng xong

Các hóa chất, dung môi trong mực in rất dễ bay hơi.hãy tập thói quen luôn đậy kín nắp các loại hóa chất sau khi lấy ra dùng. thói quen này giúp bạn vừa tiết kiệm tránh sự bốc hơi của hóa chất mà còn giảm độc hại cho những người hoạt động trong xưởng in.

6. Dùng các loại mực ít độc hại

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại mực điều chế gốc nước thay thế được các loại mực gốc dầu. Gốc dầu là các loại mực có tính độc hại cao nhất trong đó các chất Chì, Phthalates, PVC... là các chất gây ung thư.Các loại mực điều chế từ gốc nước cũng ít độc hại hơn các loại mực gốc dầu, vì vậy nếu bạn có thể dùng các loại mực gốc nước trong ngành vải như bóng dẻo Furukawa, ColorLab, Dai-i-chi, Matsui... thì là bạn đã góp phần giảm độc hại cho bản thân và cho người sử dụng sản phẩm quần áo có in hình.