Hóa đơn trực tiếp có chuyển khoản được không năm 2024

Hóa đơn trên 20 triệu không bắt buộc phải chuyển khoản vẫn được tính vào chi phí trong trường hợp nào? (Câu hỏi của chị Thanh Thảo - Long An)

Hóa đơn trên 20 triệu không bắt buộc phải chuyển khoản vẫn được tính vào chi phí trong trường hợp nào?

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4, khoản 5 Điều 1 Nghị định 91/2014/NĐ-CP có quy định về hóa đơn trên 20 triệu như sau:

Điều 9. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
1. Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
...
c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng mà thời điểm thanh toán khác với thời điểm ghi nhận chi phí theo quy định và các khoản chi không phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Như vậy, hóa đơn trên 20 triệu không bắt buộc phải chuyển khoản vẫn được tính vào chi phí đối với các khoản chi sau:

- Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.

- Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm:

Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.

- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như:

+ Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị;

+ Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;

+ Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;

+ Chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập;

+ Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính; tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế.

Ngoài ra, hóa đơn trên 20 triệu không cần phải chuyển khoản vẫn được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với khoản chi của doanh nghiệp cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.

Hóa đơn trực tiếp có chuyển khoản được không năm 2024

Hóa đơn trên 20 triệu không bắt buộc phải chuyển khoản vẫn được tính vào chi phí trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Trên hóa đơn điện tử phải có những nội dung cơ bản nào?

Tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định trên hóa đơn điện tử phải có những nội dung cơ bản sau:

- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn

- Tên liên hóa đơn

- Số hóa đơn

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.

- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.

- Thời điểm lập hóa đơn

- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có

- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).

- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.

Lưu ý: Trong một số trường hợp tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có đầy đủ những nội dung nêu trên.

Hóa đơn chứng từ nào sử dụng là bất hợp pháp?

Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định hóa đơn chứng từ sử dụng bất hợp pháp bao gồm:

- Hóa đơn, chứng từ giả;

- Hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;

- Hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;

- Hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;

- Hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.