Hoàng Sa, Trường Sa có bao nhiêu đảo

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ, khí đốt thuộc biển Đông. Trường Sa là quần đảo thuộc chủ quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

Quần đảo trường sa có bao nhiêu đảo

Quần đảo Trường Sa [Spratleys] có hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô nằm rải rác trên một vùng biển khoảng hơn 160.000 km2 [gấp 10 lần quần đảo Hoàng Sa]. Đảo lớn nhất là đảo Ba Bình, kế đó là các đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Nam Yết, Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Sinh Tồn, Vĩnh Viễn, An Bang… Các đảo nhỏ như: Chữ Thập, Châu Viên, Sinh Tồn Đông, Đá Tây, Đá Lớn, Thuyền Chài… Tổng diện tích phần nổi của tất cả các đảo, đá, cồn, bãi ở quần đảo Trường Sa khoảng trên 10 km2, tức tương đương với quần đảo Hoàng Sa.…

Quần đảo trường sa thuộc tỉnh nào

Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Quốc hội khóa VII ra nghị quyết sáp nhập huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh. Ngày 1 tháng 7 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành hai tỉnh là Phú Yên và Khánh Hòa. Huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Quần đảo trường sa cách đất liền bao nhiêu km

Được mệnh danh là “Quần đảo bão tố”, Trường Sa không chỉ khắc nghiệt về thời tiết mà cấu tạo địa hình cũng gây nhiều bất lợi cho trồng trọt. Các đảo được hình thành trên trầm tích san hô và bao bọc xung quanh cũng là một vành đai san hô. Do cách xa đất liền từ 248 đến 445 hải lý nên việc vận chuyển hàng hóa gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn. Tuy vậy, bằng ý chí, các chiến sỹ Trường Sa đã hoàn thành chương trình trồng cây xanh cũng như trồng rau và chăn nuôi trên các đảo. Kết quả sau gần 7 năm triển khai, kể từ năm 1997, các đảo đã trồng được gần 1.400 cây bóng mát, gồm các giống Tra Biển, Bàng Thường, Bàng Vuông và 1.400 cây che chắn có tên gọi “cây bão táp”.

Cây bàng vuông trên đảo Trường Sa lớn

Chính vì vậy, từ chỗ chỉ toàn cát trắng nay độ che phủ bình quân các đảo đạt từ 30 đến 40%, trong đó đảo cao nhất đạt tỷ lệ 60-70%. Bảo vệ thành quả đạt được của suốt thời gian qua, cán bộ và chiến sĩ trên các đảo thuộc huyện Trường Sa đã và đang tích cực chăm sóc diện tích cây xanh đã trồng, cố gắng đưa diện tích trên các đảo ngày càng nhiều thêm, xanh thêm màu xanh cây lá, tạo môi trường sống ổn định hơn nơi đầu sống ngọn gió ở mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Hoa bàng vuông ở đảo Phan Vinh
Quả bàng vuông ở đảo trường sa
Hoa phong ba
Cây bão táp
Ngọn và lá cây nhàu ở đảo Trường Sa

Kinhtenongthon.com.vn là một trang Blog chuyên cung cấp những thông tin bổ ích về lĩnh vực sức khỏe với mong muốn mang những thông tin tốt nhất cho mọi người.

 BẰNG CHỨNG THUYẾT PHỤC " TRƯỜNG SA , HOÀNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM"

Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.

Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 [1894] đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.

Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn [tức đầu thế kỷ XVII], sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn [từ vua Gia Long], Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.

Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.

Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

- Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú [1821] và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí [1833]. Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.

- Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 [soạn năm 1821, khắc in năm 1844] tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

- Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ [khắc in năm 1848]; đệ nhị kỷ [khắc in xong năm 1864]; đệ tam kỷ [khắc in xong năm 1879] có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

- Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn [thế kỷ XIX], hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 [1845] có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.

- Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí [1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in] xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...

Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.

Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:

- Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán [người Trung Quốc] năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.

- Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.

Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là “phát hiện” nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu “Hoàng Sa Tự” ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm [Ile Boisée], lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.

TS NGUYỄN NHÃ

Nguồn: //tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

  • Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Pháp quay lại Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1946, Pháp đưa một phân đội bộ binh đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza trở lại Hoàng Sa. Dựa trên Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Potsdam, 4 tàu chiến của Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên quần đảo với lý do giải giáp quân Nhật trong năm 1946. Ngày 17 tháng 1 năm 1947, pháo hạm Le Tonkinois của Hải quân Pháp đến quần đảo Hoàng Sa để đòi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi đây và đã tiếp quản quần đảo Hoàng Sa sau khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút quân vào tháng 4 năm 1950.
  • Vương triều Nguyễn với những đối sách với thuyền buôn nước ngoài ở Hoàng Sa
  • Hoàng Sa là quần đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong cương giới thống nhất của vương triều Nguyễn. Hầu hết các vua triều Nguyễn đều rất quan tâm đến Hoàng Sa vì đây là quần đảo tiền tiêu che chắn cho phần đất liền. Hơn nữa, Hoàng Sa còn là nơi nhiều thuyền buôn của các nước khác qua lại buôn bán.

  • Tầm nhìn hướng biển của các chúa Nguyễn
  • Năm 1558, Nguyễn Hoàng nghe theo lời khuyên của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Cũng bắt đầu từ đó trên đất nước chúng ta diễn ra cục diện Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài trên hai trăm năm ở 9 đời chúa. Nguyễn Hoàng băng hà năm 1614, ở ngôi 56 năm, hưởng thọ 89 tuổi.
  • CÁC TƯ LIỆU LỊCH SỬ PHÁP LÝ KHÁC

CÁC BÀI VIẾT KHÁC


Người 13 năm vác đá xây dựng Trường Sa

BienDong.Net: “Cho dù có đi hết cuộc đời, những năm tháng ở Trường Sa vẫn không thể nào quên trong ký ức tôi. Quãng đời đẹp nhất của lính công binh hải quân là thời gian đi Trường Sa xây dựng đảo”.

Đó là tâm sự của ông Phạm Văn Minh, quê ở Nga Thanh [Nga Sơn, Thanh Hóa], người có thâm niên 13 năm liền vác đá xây dựngTrường Sa.

Tổ Quốc ở Trường Sa

BienDong.Net: Từng là người lính giữ Trường Sa, nhà thơ tài hoa Trần Đăng Khoa có những nhận xét rất sâu sắc và độc đáo về vùng biển đảo này. BDN xin trích giới thiệu bài viết mới nhất của ông với nhan đề: “Tổ quốc ở Trường Sa”.

Vừa qua, tại đảo Trường Sa lớn, đã diễn ra một sự kiện đặc biệt: Khánh thành bức tranh bằng gốm ghép hình lá cờ Việt Nam với kích thước kỷ lục [12,4m x 25m]. 


Thư tịch Trung Hoa thừa nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam

Theo chính sử Trung Hoa, trong suốt 22 thế kỷ, từ các đời Tần, Hán đến sau Thế chiến thứ II, không thấy tài liệu nào, hay nói rõ hơn, không có câu chữ nào ghi rằng Biển Đông [Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa] với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa] thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

 Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa, do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

BienDong.Net: Trong lịch sử, Việt Nam đã phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm. Phần lớn thư tịch cổ quốc gia trong các giai đoạn đó đã bị quân xâm lược tiêu hủy với mục tiêu xóa sạch văn hóa Việt để dễ bề đồng hóa. Tuy nhiên, chỉ với những tài liệu chính sử còn lại đến nay cũng đủ để chứng minh người Việt Nam đã có chủ quyền lịch sử từ rất lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoàn toàn phù hợp với tập quán cũng như luật pháp quốc tế về việc xác lập và khẳng định chủ quyền lãnh thổ.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô rất nhỏ ở giữa Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa [Tây Sa và Nam Sa] chưa bao giờ xuất hiện trong chính sử Trung Quốc

Kỳ I:
Mấy chục năm nay, người Trung Quốc đã đưa ra một lượng lớn sách vở, tư liệu và sử liệu để chứng minh rằng từ đời Hán 2000 năm trước, người Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Tây Sa và Nam Sa [quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam] và cho rằng sự phát hiện hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa  của Trung Quốc cổ đại đã đủ chứng minh Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ không thể chối cãi đối với quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Sau khi phát hiện Nam Sa, chậm nhất là đời Đường - Tống tới nay, người Trung Quốc đã luôn tiến hành các hoạt động sản xuất như đánh bắt, trồng trọt trên quần đảo này và vùng biển phụ cận; hàng năm đều nộp thuế cho chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc cũng thực hiện quản lý đối với quần đảo Tây Sa và  Nam Sa thể hiện ở một loạt hành vi chính phủ liên tục và có hiệu lực. Từ đời Đường Trinh Nguyên đến nay, Trung Quốc đã đưa quần đảo Tây Sa và Nam Sa  vào lãnh thổ của mình, đến đời Minh - Thanh thì điều này càng được làm rõ.

Địa lý và phát triển kinh tế Trường Sa

Tọa độ: 8°38′ Bắc 111°55′ Đông
Diện tích [đất liền]: nhỏ hơn 5 km²

Ghi chú
: gồm khoảng 148 đảo nhỏ, đảo san hô và đảo chìm rải rác trên một diện tích gần 410.000
km² ở giữa biển Đông

                         Đường bờ biển: 926 km


Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa [tiếng Anh: Spratly Islands; tiếng Trung Quốc: 南沙群 - Nam Sa quần đảo; tiếng Filipino và tiếng Tagalog: Kalayaan; tiếng Malay và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly] là nhóm gồm hơn 100 đảo nhỏ và đảo đá ngầm đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa

Quần đảo Hoàng Sa 黄沙 có nghĩa là "cát vàng" [tiếng Anh:Paracel Islands;là một nhóm khoảng 30 đảo, bãi san hô và mỏm đá ngầm nhỏ ở Biển Đông [xem Đảo Biển Đông]. Quần đảo nằm cách miền trung Việt Nam khoảng một phần ba khoảng cách đến những đảo phía bắc của Philippines; cách Cù lao Ré [đảo Lý Sơn] của Việt Nam khoảng 200 km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 230 km.



Video liên quan

Chủ Đề