Học cách nói chuyện phiếm

Bạn cần lưu ý đừng bao giờ đề cập đến những vấn đề có đụng chạm đến tật nguyền, khiếm khuyết hay tật của người khác.

Không nói láo, thêm bớt. Người lịch sự giữ chữ tín không chỉ trong hành động mà cả trong lời nói nữa.

Nhưng chúng ta cũng nên biết cách nói trào phúng, hài hước cho câu chuyện bớt tẻ nhạt.

Trước mặt người khác, hai người tuyệt đối không nên nói thầm, to nhỏ.

Đừng bao giờ nói xấu người vắng mặt.

Đừng nhảy từ chuyện này sang chuyện khác một cách liên tục, nhưng cũng đừng đào sâu vào một vấn đề gì, nếu vấn đề đó không phải là vấn đề chuyên môn.

Thông thường trước khi đi vào một vấn đề nhất định phải mở đầu bằng những câu chuyện không quan trọng mà chúng ta gọi là chuyện phiếm. Có khi do chuyện phiếm mà nảy sinh ra vấn đề mới. Đã là chuyện phiếm thì cái gì cũng có thể làm đề tài nói chuyện được. Lúc nói chuyện phiếm chúng ta nên có tâm lý khoáng đạt cởi mở. Không nên bó buộc, suy nghĩ nhiều, miễn làm sao câu chuyện tạo được bầu không khí vui tươi, thoải mái.

Tốt nhất khi nói chuyện phiếm, không nên đề cập tới những vấn đề có liên quan về chính trị, tôn giáo, gia đình riêng tư.

Khi nói chuyện, chúng ta phải tùy đối tượng. Đừng để xảy ra trường hợp như: Nói chuyện toàn là chuyện kỹ thuật vi tính hay công nghệ thông tin với bác nông dân, nói với phụ nữ mà thao thao bất tuyệt về quyền Anh hay chiến trận

Phải biết bắt đầu và kết thúc câu chuyện. Chớ nên bắt chuyện ngang xương. Không đột ngột chấm dứt câu chuyện.

Trong khi mọi người đang nói chuyện, đừng pha trò gượng gạo, dễ thành trơ trẽn, lố bịch.

Có khuyết điểm mà cứ khăng khăng ngụy biện bào chữa là một điều sai lầm dại dột.

* Trên đây chỉ là một vài cách nói chuyện đúng phép xã giao lịch sự. Ở đây chúng ta không luận bàn sâu về vấn đề tâm lý khi nói chuyện. Đôi khi trong các cuộc hội họp, trong các buổi tiệc v.v chúng ta thường gặp trường hợp phải phát biểu ý kiến hoặc để chúc mừng v.v Dưới đây là một vài điều cần lưu ý khi chúng ta phát biểu ý kiến hay đọc diễn văn:

Chỉ nên phát biểu ý kiến khi được mời hoặc đã được chuẩn bị trước.

Khi phát biểu thông thường chúng ta nên đứng để tỏ ý tôn trọng người nghe đồng thời thể hiện tính quan trọng và đúng đắn của lời phát biểu.

Lời phát biểu không nên cường điệu quá, nên chân thật và súc tích ngắn gọn.

Khi muốn nói lên ý kiến riêng của mình bạn đừng quên các cụm từ: Theo ý tôi Tôi nghĩ rằng Nếu như tôi nghĩ không sai, v.v

Trước khi phát biểu nên sắp xếp ý tứ trong đầu, đừng để xảy ra trường hợp đứng lên rồi ê a hoặc nói lạc đề. Thông thường trình tự của lời phát biểu có thể sơ lược như sau:

  1. a] Chào toàn thể những người có mặt. Đặc biệt những nhân vật quan trọng phải chào trước một cách cụ thể.

  2. b] Cảm ơn vì được tham dự và được mời phát biểu.

  3. c] Một vài câu tế nhị ngắn gọn bày tỏ sự đồng tình hay tán thưởng một khía cạnh nào đó của các lời phát biểu trước.

  4. d] Tập trung nói vấn đề chính. Nếu có sự phản đối hay chưa đồng tình, lời biện minh nên nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy tính thuyết phục.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Like this:

Like Loading...

Related

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38

Video liên quan

Chủ Đề