Học công nghệ thông tin ra làm những việc gì

Xây dựng website

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân, website đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc tạo dựng sự hiện diện và hoạt động quảng bá trên Internet. Sở hữu một tên miền gắn với thương hiệu là điều không thể thiếu trong việc xây dựng website.

Bảo vệ thương hiệu

Đăng ký tên miền sẽ giúp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân tránh khỏi việc tên thương hiệu của mình bị sử dụng cho mục đích khác. Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối hàng quốc tế, việc đăng ký tên miền cũng giúp loại bỏ nguy cơ tên miền bị sử dụng cho hàng nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Gắn vào tài khoản mạng xã hội/gian hàng trực tuyến

Khi chưa có website, tên miền có thể được sử dụng để chuyển hướng tới các trang mạng xã hội hay gian hàng trực tuyến trên các nền tảng bán hàng có sẵn.

HỌC NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN RA TRƯỜNG CÓ THỂ LÀM GÌ?

Công nghệ thông tin hiện đang là một ngành “hot” trong sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của các bạn trẻ có xu hướng đam mê kỹ thuật, máy tính. Là một trong những ngành “mũi nhọn” hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của đất nước đi lên trong thời đại Công nghệ 4.0, thu hút nhiều nguồn nhân lực, vì thế có rất nhiều những lợi ích hấp dẫn từ công việc khi ra trường cho tới mức thu nhập, và những điều thú vị khám phá trong từng chuyên môn mà bạn có được rất lớn. Nhưng bên cạnh đó, các khó khăn cũng không hề nhỏ cùng với rất nhiều băn khoăn lo lắng về việc lựa chọn hướng đi, công việc cụ thể, chuyên môn cho mình sau khi ra trường là gì thì không ít bạn trẻ rất hay vướng phải.


Thấu hiểu được những tâm tư đó của các bạn sinh viên, ngày 02/10/2020 vừa qua, công ty TNHH SX TM & DV Song Ân đã phối hợp cùng trường cao đẳng Long An đã tạo cho các bạn sinh viên khóa CNTT có một buổi giao lưu trực tiếp trao đổi kinh nghiệm với các anh chị đi trước, đã và đang làm việc trong chính một môi trường CNTT chuyên nghiệp. Là 1 trong những đơn vị hàng đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CNTT, với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển phần mềm phục vụ ngành y tế, Song Ân hiểu và nắm được những vấn đề cần thiết để giúp các em có được những cái nhìn khách quan hơn về ngành mình đang lựa chọn học, cũng như giải đáp được những lo lắng, băn khoăn trong việc lựa chọn công việc thích hợp sau khi ra trường là gì. Đây không chỉ là một chuyến tham quan trải nghiệm cho các bạn trẻ biết môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp, được nhìn và thực hành trực tiếp qua sự hướng dẫn của các anh chị trong công ty về các sản phẩm phần mềm, mà đây còn là cơ hội để các em có thể giao lưu học hỏi kinh nghiệm, cũng như đưa ra hết tất cả những suy nghĩ, băn khoăn lo lắng về ngành nghề mình đang học, từ kiến thức chuyên môn tới định hướng tương lai sau khi ra trường, để các em có cái nhìn bao quát, cụ thể, tự tin hơn cho con đường mình chọn lựa.


Qua buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm, hầu hết các bạn sinh viên trẻ khi chọn lựa và theo học ngành CNTT, đều có sự lo lắng chung cho công việc chọn lựa sau này của mình chưa biết định hướng sẽ làm gì, thế mạnh của mình là gì hay sự lo sợ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn, một mình phải làm tự hoàn thiện hết các mảng từ A tới Z như đã được học để hoàn tất sản phẩm yêu cầu [ 1 website hay 1 phần mềm,...], rồi các kĩ năng cần thiết khi xin việc cần có là gì?...rất nhiều câu hỏi mà chắc chắn 1 điều các bạn không thể học được trên ghế nhà trường trong suốt quá trình học tập kiến thức, mà chỉ có thể tự trau dồi bằng sự tự tìm hiểu hoặc học hỏi từ các anh chị đã đi trước, đã và đang làm việc có đủ kiến thức chuyên môn để giúp các bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn hướng đi và năng lực của chính bản thân mỗi người.

   


Đối với ngành CNTT, mỗi một bạn sinh viên khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ được trang bị rất nhiều kiến thức đa dạng khác nhau từ cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông...Đi sâu vào các chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ có cơ hội tiếp cận những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về bảo mật hệ thống thông tin.... Mỗi khối kiến thức các bạn được trang bị là một hành trang vững chắc để các bạn khi ra trường có thể chọn hướng đi riêng cho mình theo từng thế mạnh riêng của bản thân, chịu trách nhiệm từng mảng riêng trong một công việc để cùng hoàn thiện một sản phẩm.

Định hướng cơ hội việc làm cơ bản của ngành CNTT rất nhiều lựa chọn hấp dẫn:

- Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin.
- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm [tester]: người trực tiếp kiểm tra chất lượng, tìm kiếm các lỗi chưa hoàn thiện các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra.
- Chuyên viên triển khai phần mềm: người phân tích thiết kế hệ thống, tham gia trực tiếp khảo sát yêu cầu của khách hàng, hỗ trợ triển khai sản phẩm tới khách.
- Giảng dạy và nghiên cứu: về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Học ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc ở đâu?

- Các công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin, phần mềm;
- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng;
- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
- Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như ngân hàng, y tế, giáo dục, giải trí...
- Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, học viên, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin.

CV cho sinh viên mới ra trường:

1 CV [Curriculum vitae] sáng tạo và độc đáó, rõ ràng, súc tích nhưng vẫn đầy đủ thông tin, chuyên nghiệp và thể hiện được cá tính, điểm mạnh riêng của từng người luôn giúp bạn nổi bật hơn hẳn với nhà tuyển dụng. Nêu rõ các kỹ năng, các chứng chỉ đã từng được nhận và những cơ sở giáo dục về lập trình viên mà bạn đã từng học.
Ngành lập trình viên là một ngành đòi hỏi ứng viên cần có khá nhiều kỹ năng, đặc biệt là những kỹ năng mềm. Một số kỹ năng mà bạn có thể đưa vào mẫu CV xin việc lập trình viên chuẩn nhất là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng về quản lý thời gian tốt, kỹ năng ngoại ngữ, tin học, kỹ năng xử lý tình huống...

Trong nhiều năm qua, công nghệ thông tin luôn lọt TOP những ngành nghề được tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Với xu hướng phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ là một trong số lĩnh vực nhất định mà sẽ là một cuộc cách mạng làm thay đổi toàn diện xã hội. Với khía cạnh quan trọng như vậy, lĩnh vực này sẽ cần một lượng lớn nguồn nhân lực “ trẻ”, dồi dào với sứ mệnh phát triển nền công nghệ. Vậy “Học công nghệ thông tin sau này làm nghề gì? Học công nghệ thông tin làm gì? Học Công nghệ Thông tin xong ra làm gì?”

Đọc ngay bài viết để có thêm cho mình thông tin cần thiết nhé!

Học ngành Công nghệ Thông tin sau này làm nghề gì?

Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay ra sao?

Vào cuối năm thường là các nghiên cứu báo cáo về tình hình nhân sự của các lĩnh vực sẽ được công bố. Ngành Công nghệ Thông tin [CNTT] tiếp tục nằm trong “TOP” lĩnh vực có nguồn nhân lực cao nhất Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Trong đó, Công nghệ phần mềm, trí tuệ nhân tạo, big data& machine,… là những lĩnh vực công nghệ 4.0 được “săn đón” nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì nhu cầu theo đuổi ngành công nghệ thông tin quá nhiều dẫn đến tính trạng thiếu hụt nhân sự có chất lượng chuyên môn cao; điều nay khiến lĩnh vực đối diện với nhiều thách thức.

Bên cạnh đó, có thể gây nên tỷ lệ thất nghiệp ngành Công nghệ thông tin đến thị trường lao động, tạo ra nhiều nguy cơ cản đường phát triển của các công ty công nghệ.

Học Công nghệ thông tin xong ra làm gì? TOP công việc ngành CNTT có thu nhập cao

Lĩnh vực Công nghệ thông tin có rất nhiều mảng khác nhau nên không phải tất cả đều xảy ra tình trạng như trên. Dưới đây là một số ngành nghề nằm trong “TOP” giúp bạn có triển vọng nghề nghiệp trong tương lai và mang lại cho bạn mức thu nhập cao:

Lập trình viên [ Developer/Programmer ]

Nhắc tới lĩnh vực công nghệ thông tin không ai không nghĩ đến nghề Lập trình viên máy tính  Vậy lập trình viên là những người chuyên xây dựng và phát triển các phần mềm khác nhau trên máy tính. Họ làm việc cùng với nhau để lập kế hoạch cho ứng dụng hoặc phần mềm; sau đó lập trình viết mã bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Python, Java, CSS,…

Người kiểm duyệt chất lượng phần mềm [ Software Tester ]

Là những người đánh giá, kiểm tra các sản phẩm công nghệ phần mềm do các lập trình viên tạo ra để tìm kiếm lỗi, sai sót hay bất kì vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm.

Quản trị cơ sở dữ liệu

Hầu hết các doanh nghiệp hay tổ chức lớn, nhỏ đều ghi chép những dữ liệu quan trọng bằng cách lưu trữ trên máy tính. Vì vậy, điều này thúc đẩy cần phải có các chuyên gia với nhiệm vụ đảm bảo an toàn của các cơ sở dữ liệu khỏi người dùng trái phép, truy cập hay kết nối không an toàn. này tránh để kẻ xấu tấn công.

Công việc ngành Công nghệ Thông tin luôn có mức thu nhập cao, hấp dẫn các bạn trẻ theo học hiện nay

Chuyên gia phân tích hệ thống

Chuyên gia phân tích hệ thống có nhiệm vụ giúp cho doanh nghiệp, tổ chức hay công ty phân tích chỉ số, dữ liệu trên hệ thống máy tính. Từ đó, đưa ra đánh giá và báo cáo kịp thời để nâng cấp hệ thống. Điều này giúp cho các công ty, doanh nghiệp sử dụng công nghệ máy tính dễ dàng và hiệu quả.

Chuyên gia an ninh thông tin, chuyên gia bảo mật thông tin

Đây là ngành nghề cho các chuyên gia về bảo mật, ngăn chặn sự tấn công của các hacker và tìm ra các lỗ hỏng của phần mềm để sửa chửa; giúp các ứng dụng  phần mềm bất khả xâm pháp với  các hacker nhằm mục đích xấu đến các doanh nghiệp, tổ chức.

Thiết kế game video

Ngày nay, ngành thiết kể game video càng được nhiều bạn trẻ hiện nay ưa chuộng bởi sự thú vị và độc đáo của nghề này; bạn có thể nảy ra những ý tưởng sáng tạo về việc thiết kế các loại hình game video. Đây cũng là ngành nghề mang lại cho bạn mức thu nhập cao nếu bạn muốn theo đuổi nó.

Nên học Công nghệ Thông tin ở trường nào tốt nhất khu vực miền Trung?

Trong những năm gần đây, chất lượng đào tạo luôn là một trong những vấn đề then chốt trong nền giáo dục Việt Nam. Chính vì vậy mà môi trường đào tạo các cử nhân chất lượng luôn được các trường đại học chú trọng hiện nay. Đơn cử có thể kể đến trường Đại học Duy Tân – TOP 400 Đại học Tốt nhất châu Á năm 2021 theo QS Rankings.

Học ngành Công nghệ Thông tin ở trường nào tốt nhất khu vực miền Trung

Năm 2008- 2009, Đại học [ĐH] Duy Tân chính thức hợp tác chương trình chuyển giao công nghệ của Carnegie Mellon University [CMU] – Đại học danh tiếng bậc nhất Mỹ về Đào tạo Công nghệ Thông tin chuẩn CMU.

Theo học Công nghệ Thông tin chuẩn CMU tại ĐH Duy Tân, sinh viên được giảng dạy bởi giảng viên, các giáo sư nổi tiếng tại CMU đến giảng dạy cho sinh viên ở một số chuyên ngành.

Hi vọng bài viết ” Học Công nghệ Thông tin sau này làm nghề gì?” ở trên sẽ là những thông tin hữu ích cho các bạn. Cảm ơn bạn đã đọc website của mình chia sẻ. Chúc bạn sớm tìm được hướng đi đúng đắn cho mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề