Https tại sao động từ trạng thái không chia ving

Đối với nhiều người học tiếng Anh, động từ đơn giản là những từ chỉ hành động và các động từ đều giống nhau. Thực chất, các động từ trong tiếng Anh được chia làm hai nhóm: dynamic verbs (động từ hành động) – là các động từ chỉ hành động đơn thuần hoặc sự diễn ra các sự việc, và stative verbs. 

Published onNgày 04 tháng 8, 2022

Tuy đều là động từ, nhóm Stative verbs có một số lưu ý mà người học cần ghi nhớ để tránh việc phạm sai lầm khi sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là trong việc kết hợp với thì tiếp diễn. Trong bài viết sau, tác giả sẽ định nghĩa động từ trạng thái, nêu ra các nhóm động từ trạng thái phổ biến cũng như một số lưu ý về dạng động từ này.

Stative verbs (Động từ chỉ trạng thái) là gì

Stative verbs (Động từ chỉ trạng thái) là các động từ biểu hiện hoặc mô tả trạng thái, tính chất – những quá trình thuộc tâm lý hoặc cách một sự vật/sự việc được nhìn nhận và tương đối khó thay đổi, ví dụ như niềm tin, cách nhìn, cảm giác hoặc sở hữu. 

Một điểm đặc trưng của động từ chỉ trạng thái là chúng thường không được sử dụng dưới thì tiếp diễn. 

Ví dụ: 

Đúng:He seems to be a visionary leader. (Dịch: Anh ấy có vẻ là một người lãnh đạo có tầm nhìn.)

Sai:He is seeming to be a visionary employee.

Những động từ này chỉ được sử dụng ở dạng tiếp diễn khi chúng vừa là stative verbs (động từ chỉ trạng thái) và động từ hành động. Một số ví dụ về những động từ đặc biệt này sẽ được phân tích trong phần 3 của bài nghiên cứu.

Các loại stative verbs thông dụng

Việc phân loại stative verbs (động từ chỉ trạng thái) giúp người học có một sự hiểu biết chính xác hơn về chức năng của các từ. Không có một phương thức chính thống nào để phân loại các stative verbs (động từ chỉ trạng thái), và đôi khi một động từ có thể thuộc nhiều nhóm khác nhau tùy vào bối cảnh sử dụng. 

Thông thường các stative verbs (động từ chỉ trạng thái) được chia ra thành các loại sau:

  1. Động từ chỉ suy nghĩ và quan điểm

  2. Động từ chỉ giác quan và nhận thức

  3. Động từ chỉ cảm xúc

  4. Động từ chỉ sự sở hữu và đo lường

Động từ chỉ suy nghĩ và quan điểm

  1. Agree/disagree: đồng tình/không đồng tình

  2. Believe: tin tưởng

  3. Doubt: nghi ngờ

  4. Forget/remember: quên/nhớ

  5. Imagine: tưởng tượng

  6. Know: biết

  7. Wish: ao ước

  8. Suspect: nghi ngờ

  9. Recognize: nhận ra, công nhận

  10. Understand: hiểu

Động từ chỉ giác quan và nhận thức

  1. Be

  2. Seem: dường như

  3. Hear: nghe

  4. See: thấy

  5. Taste: có vị

  6. Look: nhìn

  7. Smell: có mùi

  8. Sound: nghe 

  9. Sense: cảm giác

  10. Feel: cảm thấy

Động từ chỉ cảm xúc

  1. Love: yêu

  2. Hate: ghét

  3. Adore: quý mến, yêu chiều

  4. Appreciate: trân trọng

  5. Like/Dislike: thích/không thích

  6. Care: quan tâm

  7. Prefer: lựa chọn

  8. Want: muốn

  9. Mind: để tâm

  10. Value: trân trọng

Động từ chỉ sự sở hữu và đo lường

  1. Have: có

  2. Belong: thuộc (về)

  3. Possess: sở hữu

  4. Own: sở hữu

  5. Weigh: cân nặng

  6. Involve: bao gồm

  7. Contain: chứa

  8. Measure: đo lường

  9. Consist: bao gồm

  10. Include: bao gồm

Một số động từ vừa chỉ trạng thái vừa chỉ hành động

Như đã đề cập ở trên, stative verbs (động từ chỉ trạng thái) sẽ không được sử dụng ở thì tiếp diễn. Tuy nhiên, có một số từ đã nêu trên mà người học có thể bắt gặp chúng được sử dụng dưới thì tiếp diễn. Đó là bởi vì có những động từ không hoàn toàn là stative verbs (động từ chỉ trạng thái), mà nó còn là động từ chỉ hành động. Mặc dù đều là một từ, tuy nhiên những động từ “lưỡng tính” này khi dùng ở hai trường hợp sẽ đưa ra hai hình thái nghĩa khác nhau.

Have

Ví dụ: 

  1. I have an enormous stamp collection.

  2. Dịch: Tôi có một bộ sưu tập tem khổng lồ.

  3. I am having some steak and french fries.

  4. Dịch: Tôi đang ăn chút thịt bít tết và khoai tây chiên.

Trong ví dụ đầu tiên, động từ “have” đóng vai trò là một stative verbs (động từ chỉ trạng thái), được sử dụng với chức năng thể hiện sự sở hữu.Tuy nhiên trong ví dụ thứ 2, “have” là một động từ chỉ hành động với ý nghĩa là đang ăn một món gì đó, vì vậy ở trường hợp này có thể dùng thì tiếp diễn.

Think

Ví dụ: 

  1. We think you should break up with your dishonest boyfriend.

  2. Dịch: Chúng tớ nghĩ cậu nên chia tay với gã bạn trai giả dối.

  3. We are thinking about moving to another town.

  4. Dịch: Chúng tôi đang nghĩ đến việc chuyển đến một thị trân khác.

Ở ví dụ đầu tiên, động từ “think” thể hiện một quan điểm, là stative verbs chỉ một suy nghĩ về vấn đề nào đó, vì thế chỉ dùng ở thì hiện tại đơn. Trong khi đó, “think” ở ví dụ sau là một động từ chỉ hành động cho thấy quá trình suy nghĩ của não bộ, vì thế có thể sử dụng dưới thì tiếp diễn.

Taste

Ví dụ: 

  1. This broth tastes salty.

  2. Dịch: Nước dùng này có vị mặn.

  3. I’m tasting this restaurant’s signature dish.

  4. Dịch: Tôi đang nếm thử món ăn đặc trưng của nhà hàng này.

Ở ví dụ thứ nhất, “taste” mang ý nghĩa là cảm nhận của vị giác về hương vị của một món ăn nên nó là một stative verbs chỉ giác quan và nhận thức. Trong khi đó ở ví dụ sau, “taste” thể hiện một hành động vật lý là nếm thử một món ăn nào đó, ví thể ở trường hợp sau việc dùng thì tiếp diễn là đúng.

Appear

Ví dụ:

  1. Alex appears to be exhausted.

  2. Dịch: Alex có vẻ như kiệt sức.

  3. She’s appearing on her favourite TV program.

  4. Dịch: Cô ấy đang xuất hiện trên chương trình TV yêu thích của mình.

Động từ “appear” trong ví dụ đầu tiên cho mang nghĩa “có vẻ, dường như” – thể hiện nhận thức về điều gì đó. Còn đối với ví dụ thứ hai, “appear” là một động từ chỉ hành động “xuất hiện”, vì thế có thể được dùng ở thì tiếp diễn.

Trường hợp ngoại lệ nổi tiếng

Mặc dù stative verbs (động từ chỉ trạng thái) không được sử dụng dưới thì tiếp diễn, có một từ thuộc nhóm động từ này lại được sử dụng ở thì tiếp diễn. Và điều đó chỉ xảy ra trong câu slogan quen thuộc của nhãn hàng thức ăn nhanh McDonald’s – i’m lovin it.

Https tại sao động từ trạng thái không chia ving

Xét về mặt ngữ pháp, cách sử dụng động từ “love” trên là không chính xác bởi đây là một stative verbs (động từ chỉ trạng thái), không thể sử dụng ở thì tiếp diễn. Tuy nhiên, việc sử dụng từ như trên có thể là ngụ ý của tác giả, rằng “love” ở đây có thể mang nghĩa như “enjoy”, vì vậy nó hoàn toàn chấp nhận được.

Trịnh Quỳnh Anh