Cho và nhận trong cuộc sống là gì năm 2024

Chắc hẳn mỗi người trong chúng ta đều rất quen thuộc với những câu hát thân thương này- một sản phẩm tinh thần mang tên “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Câu hát nhắc cho chúng ta nhớ, tình cảm là yếu tố vô cùng cần thiết và tồn tại mãi mãi trên cuộc đời này. Người ta thường hay nói, nếu có một vị thần xinh đẹp nhất, đó chính là nữ thần mặt trời. Và nếu có một gia vị làm gia tăng vị ngọt của cuộc sống, đó là tình yêu thương. Có một hành động có thể kết nối hàng triệu con tim với nhau, đó là sẻ chia, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Sống không chỉ đơn giản là tồn tại, có mặt mà còn là sự khẳng định giá trị và ý nghĩa của bản thân. “Cho” và “nhận” là hai quá trình quen thuộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người. Vậy “cho” và “nhận” là gì? Nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? “Cho” ở đây chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương, xuất phát từ nơi con tim, trao tặng đi những giá trị vật chất hay tinh thần mà bản thân có để đem lại cho mọi người. “Nhận” là đón nhận những món quà mà người khác đem đến cho mình. “Đâu chỉ nhận riêng mình” là hành động giúp đỡ, biết san sẻ những khó khăn của những người xung quanh, làm mà không toan tính vụ lợi và xuất phát từ tấm lòng. Hay nói cách khác, đó là lối sống sẻ chia, yêu thương và sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời. Như vậy, “cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng như trái ngược mà luôn song hành với nhau, bổ sung cho nhau.

Vậy cho đi thì cho đi những gì? Bằng cách nào và hành động ấy có ý nghĩa như thế nào? Trong cuộc sống thường ngày, lối sống sẻ chia luôn hiển hiện rất nhiều. Cuộc đời này là những mảnh ghép không hoàn hảo, còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, họ cần lắm một ánh lửa sẻ chia từ chúng ta, đôi khi chỉ cần là một cái nắm tay thật chặt để xua đi cái lạnh giá trong đêm như một lời động viên, an ủi. Có những con người vẫn luôn khao khát bình yên ; những đứa trẻ mong được cắp sách đến trường. Một giọt nước khi tách ra không mất đi mà được nhân đôi. Một ngọn lửa sẻ chia là một ngọn lửa lan tỏa. Bạn có đôi tay không chỉ để cầm nắm đồ mà còn để làm điểm tựa cho người khác. Bạn có một trái tim không chỉ để duy trì sự sống mà còn để sẵn sàng rung cảm trước những số phận bất hạnh và thiếu may mắn. Tình yêu thương, đó là một thứ tình cảm kì diệu. Nó không thể dùng khoa học hay tính toán để chứng minh, bởi khi cho đi, nó không mất đi mà chỉ nhân lên. Đó không nhất thiết phải là vật chất, của cải, bởi nhiều khi chỉ sự cứu rỗi về mặt tâm hồn cũng có thể giúp cả một kiếp người. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân hoàn hiện hơn, và có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc đời. Người biết cho đi mà không màng nhận lại cũng sẽ được mọi người yêu quý, nể phục và tôn trọng.

ĐỌC THÊM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI | NHỮNG NGƯỜI HÙNG THẦM LẶNG GIỮA TÂM BÃO CORONA

Cuộc sống này của chúng ta, từ lúc sinh ra đã nhận quá nhiều. Sự sống của ta là do cha mẹ ban tặng. Ta nhận bao nhiêu sự săn sóc, yêu thương, che chở của bố mẹ, gia đình từ khi còn chưa nên hình hài trong bụng, những tháng ngày chập chững tập đi, tập nói và suốt những năm tháng trưởng thành sau này nữa. Rồi cuộc sống bình yên hiện tại cũng là sự đánh đổi bởi bao xương máu của cha ông. Mỗi hạt gạo, mỗi đồ dùng và phát minh đang dùng trong cuộc sống hiện đại này cũng là những giọt mồ hôi thầm lặng của biết bao nhiêu người xa lạ đã cống hiến ngày đêm. Sự sống này, cuộc đời này hoàn toàn là những gì chúng ta nhận được một cách miễn phí.

Nhưng thật ích kỉ và hẹp hòi nếu chúng ta chỉ biết nhận, nhận vô điều kiện mà không mảy may suy nghĩ và trân trọng. Như những con sông nhận nước từ suối, từ thượng nguồn rồi lại chảy ra bể. Sống còn là sẻ chia, là cho đi. Ta thấy thật ấm lòng khi ở những con hẻm nhỏ tại Hồ Chí Minh mang tên “Hẻm yêu thương” với những thùng nước miễn phí để người đi đường giải tỏa cơn khát giữa trời nắng nóng, những tủ bánh mì từ thiện, những khu vui chơi không người canh giữ, những con người vẫn hằng ngày thầm lặng đổ đầy nước, cấp bánh mì, họ chưa một lần than vãn; thậm chí chưa một lần được kể tên hay vinh danh, bởi họ muốn mọi người đón nhận món quà ấy một cách tự nhiên nhất. Học cách cho đi những gì mình quý trọng chứ không phải làm nhẹ bớt đi những gì mình dư thừa! Đáng quý hơn, có những người không dư nhưng vẫn cho đi. Nơi góc đường Điện Biên Phủ - Hà Huy Tập - TP Đà Nẵng, có những người như ông Hùng vẫn đang ngày ngày sửa xe miễn phí cho những người lao động nghèo và học sinh. Nhà thuộc diện nghèo, nhưng ông chia sẻ rằng: có lấy thêm hai ba ngàn của mấy đứa nhỏ hay người nghèo cũng chẳng thể khiến ông giàu lên được. Ở đó, ông lại tìm thấy niềm vui và sự an nhàn trong cuộc sống đang bận rộn ganh đua từng miếng cơm manh áo. Và những người nghèo như ông sẽ lại gần nhau hơn trong cái nghĩa cái tình. Hay cô bé Nguyễn Hải An, em qua đời vì căn bệnh u thần kinh đệm cầu não lan tỏa - một căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em và điều trị vô cùng khó khăn. Sau hơn một tháng điều trị tại bệnh viện nhưng không qua khỏi, mẹ bé và gia đình đã quyết định hiến tặng giác mạc của em để trao ánh sáng cho những người khác. Trong lời nhắn nhủ cho mẹ trước khi mất, em đã nói: "Nếu con được hiến đôi mắt, hiến trái tim của mình cho người khác, mẹ sẽ được gặp lại con sau một hình hài khác, nhưng con vẫn là con, theo một cách đặc biệt nhất!". Tất cả, họ đều là những thiên thần, những tấm gương đáng cảm phục trong cuộc sống này!

Sống là cho đi. Nhưng có những người lại không hiểu được điều đó. Những người không biết cảm thông cho người xung quanh, nhận càng nhiều mà không chịu cho đi. Họ sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Cũng có những người dẫu có lòng tốt nhưng đặt không đúng chỗ, suy nghĩ chưa thấu đáo. Những số tiền từ thiện được gửi mà không cần biết họ thấy thế nào hay hành động cho những người nghèo những bộ áo đắt tiền, xa xỉ mà cả đời họ cũng không dám mặc.... Yêu thương là tốt nhưng yêu thương cần đặt đúng chỗ. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có, cho đi nhiều hơn. Không cần là vật chất, chỉ cần một cái nắm tay, một lời an ủi, động viên đôi khi cũng có sức mạnh hơn ngàn con số. Hay như William Arthur Ward đã từng nói: “Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn - và với người khác - nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối và để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh.”

Dù ở đâu cũng đừng quên rằng, tấm thân này thuộc về đất trời, một ngày nào đó buộc phải trả lại. Nên là, hãy cho đi khi còn có thể. Hãy chia sẻ để biết đời sống thật phong phú, hãy đón nhận để biết cuộc sống này đáng yêu đến nhường nào, bởi “tình yêu thương là thứ ngôn ngữ mà người mù có thế nhìn thấy và người điếc có thể nghe được” và “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Tại sao trọng cuộc sống con người cần cho đi?

Việc cho đi khiến người ta cảm thấy biết ơn và nâng cao nhận thức về những phước lành trong cuộc sống của chính mình. Nó có thể dẫn đến phát triển lòng biết ơn và cảm giác trân trọng.

Cho đi sẽ nhận lại được gì?

Quả thực, cho đi không bao giờ là thiệt thòi. Đặc biệt, sau khi cho đi, bạn sẽ cảm nhận được một nguồn hạnh phúc lớn lao, một điều gì đó ý nghĩa, một cảm giác nhẹ nhàng và thanh thản trong tâm hồn. Hiểu được ý nghĩa của cho đi là gì thực sự là một bài học quý giá, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân hơn mỗi ngày.

Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình là gì?

Tố Hữu đã từng sáng tạo một bài thơ nổi tiếng với câu: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình." Câu này thể hiện lời khuyên của Tố Hữu về cách sống của con người. Chúng ta cần có tấm lòng nhân ái, bởi mọi người đều trải qua khó khăn và khốn cùng trong cuộc đời.

Người biết cho đi là người như thế nào?

Cho đi là sự giúp đỡ, làm việc gì cũng nghĩ đến những người xung quanh mà không toan tính, không xuất phát từ ham muốn của bản thân chỉ nghĩ rằng sẽ giúp được họ một phần trong cuộc sống khó khăn này. Sự cho đi đó có thể là tấm lòng quan tâm người khác hay giúp nhau về đời sống vật chất hoặc tinh thần.