Hưng Yên tiếp giáp với bao nhiêu tỉnh?

Tỉnh Hưng Yên nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đây là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội. Phía Bắc, Hưng Yên giáp huyện Thuận Thành [Bắc Ninh], địa giới dài 16 km. Phía Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm [Hà Nội], địa giới dài gần 20 km. Phía Đông Hưng Yên giáp tỉnh Hải Dương. Phía Tây giáp Hà Nội và Hà Nam, có sông Hồng làm ranh giới tự nhiên. Phía Nam Hưng Yên giáp tỉnh Thái Bình, ngăn cách bởi sông Luộc. Nhìn chung, ranh giới tự nhiên của Hưng Yên được bao bọc bởi những con sông [trừ khu vực phía Bắc không có địa giới tự nhiên do từ xưa địa giới khu vực này hay biến đổi].

Hưng Yên cũng nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc nên có những thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên do địa hình trong tỉnh có nhiều sông rạch nhưng lại thiếu hệ thống cầu nên việc giao lưu bị hạn chế.

Khí hậu

Cũng như các tỉnh khác thuộc vùng

Đồng bằng sông Hồng, Hưng Yên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, nhiều nắng và có mùa đông lạnh.

Hàng năm có hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Số giờ nắng trung bình

1.730 giờ/năm, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày; nhiệt độ trung bình năm là 23,4oC, nhiệt độ cao nhất là 40,40C [tháng 06/1939]. Tổng nhiệt độ trung bình của năm từ 8.500 - 8.600oC. Giữa hai mùa trong năm, biên độ nhiệt thường là 130C.

Lượng mưa trung bình từ 1.

800 - 2.200 mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình trong năm là 86%, tháng cao nhất  92%, thấp nhất 79%.

Tài nguyên thiên nhiên

Hưng Yên, với đặc trưng của một tỉnh đồng bằng, không có đồi, núi; địa hình tương đối bằng phẳng. Đất nông nghiệp 61.037 ha,

diện tích cây hàng năm là 55.645 ha [chiếm 91%], còn lại là đất trồng cây lâu năm, mặt nước nuôi trồng thủy sản, đất chuyên dùng và đất sử dụng cho các mục đích khác. Đất chưa sử dụng khoảng 7.471 ha,  toàn bộ diện tích trên đều có khả năng khai thác và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Hưng Yên là một tỉnh được bao bọc bởi sông Hồng và sông Luộc nên có nguồn nước ngọt rất dồi dào. Nguồn nước mặt cũng hết sức phong phú [sông Hồng có lưu lượng dòng chảy 6.400m3/s]. Nước ngầm của Hưng Yên cũng rất đa dạng với trữ lượng lớn, ở dọc khu vực quốc lộ 5A từ Như Quỳnh đến Quán Gỏi có những mỏ nước ngầm rất lớn, hàng triệu m3, không chỉ cung cấp nước cho phát triển công nghiệp và đô thị mà còn có thể cung cấp khối lượng lớn cho các khu vực lân cận.

Hưng Yên có nguồn than nâu [thuộc bể than nâu vùng

Đồng bằng sông Hồng] có trữ lượng rất lớn [hơn 30 tỷ tấn] hiện chưa được khai thác, song đây cũng là một tiềm năng lớn cho phát triển ngành công nghiệp này để cung cấp nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Du lịch

Di tích, danh thắng, lễ hội

Di tích: Văn miếu

Xích Đằng, khu di tích Phố Hiến, chùa Hiến, khu di tích Hải Thượng Lãn Ông, đền Dạ Trạch, đầm Dạ Trạch, đền Mẫu, đền Mây, chùa Nễ Châu, chùa Thụy Ứng, đền Phượng Hoàng, chùa Pháp Vân, chùa Phú Thị...

Lễ hội: lễ hội Chử Đồng Tử, lễ hội chùa Tứ Pháp, lễ hội Phù Ủng

Làng nghề: nghề đúc Đại Đồng, nghề chạm bạc Phù Ủng, nghề hương xạ Cao Thôn, dệt lụa Vân Phương,...

Đặc sản

Thiên nhiên, đất đai sông nước đã ban tặng cho người Hưng Yên những sản vật quý giá, phong phú mang đậm bản sắc của địa phương, đó là các loại hoa quả và các món ăn độc đáo

.  
  • Nhãn lồng Phố Hiến

  • Sen

  • Bún thang

  • Tương Bần

  • Ếch om Phượng Tường

  • Bánh dày làng Gầu

  • Chả gà Tiểu Quan

Hành chính

Tỉnh Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thị xã, 09 huyện ; có 07 phường, 09 thị trấn và 145 xã. Thị xã Hưng Yên  là trung tâm chính trị, văn hóa của tỉnh. 9 huyện gồm : Ân Thị, Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. Tỉnh được thành lập từ 01/01/1997 sau gần 30 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương.

Lịch sử hình thành và phát triển

Vào thời Hùng Vương

, nước ta được chia làm 15 bộ, Hưng Yên thuộc bộ Giao Chỉ. Đến thời kỳ phong kiến phương Bắc đô hộ [207 TCN đến 939 SCN], vào thời nhà Tần từ năm 214 TCN đến 204 TCN, nước ta chia làm 2 quận, Hưng Yên thuộc Tượng quận. Đến đời nhà Triệu từ năm 207 TCN đến 111 TCN trong nước được chia làm 2 quận, Hưng Yên thuộc quân Giao Chỉ.

Từ năm 111 TCN đến 39 SCN: nhà Đông Hán nước ta gồm 9 quận, Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Năm 226 đến 265: thuộc Đông Ngô, nhà Ngô tách Giao Châu làm Quảng Châu và Giao Châu, Hưng Yên thuộc quận Giao Châu.

Năm 603 đến 939: nhà Tuỳ, Đường. Nhà Tuỳ chia đất Giao Châu thành 3 quận. Hưng Yên thuộc quận Giao Chỉ. Đến nhà  Đường lại chia cắt Giao Châu thành 12 châu, 59 huyện và gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ. Hưng Yên thuộc huyện Vũ Bình, châu Giao Châu.

Bắt đầu từ nhà Ngô [939 – 965

], nước ta đã thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, Hưng Yên được gọi là Đằng Châu. Vào thời nhà Đinh, trong nước được chia làm 10 đạo, Hưng Yên thuộc Đằng đạo. Năm 1002, đổi 10 đạo trong nước làm lộ, phủ và châu, Hưng Yên thuộc Đằng Châu. Năm 1005, đổi Đằng Châu thành phủ Thái Bình.  Vào thời nhà Lý, năm 1010, đổi 10 đạo thành 24 lộ, đến năm 1222, chia trong nước làm 24 lộ, Hưng Yên thuộc lộ Khoái Châu hay còn gọi là Khoái lộ.

Vào thời nhà Trần, năm 1249

, trong nước gồm 12 lộ, Hưng Yên thuộc Khoái lộ. Đến tháng 4 năm 1397, đổi tên gọi các lộ, phủ thành trấn, Hưng Yên thuộc Thiên Trường phủ lộ. Tháng 6 năm 1407, nhà Minh đổi An Nam thành Giao Chỉ, lập phủ huyện, có 17 phủ. Hưng Yên, thuộc phủ Kiến Xương và Trấn Nam nay thuộc Thái Bình.

Năm 1426

, Lê Lợi chia Đông Đô làm 4 đạo, Hưng Yên thuộc Nam đạo. Vào đời Lê Thái Tổ niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất 1428, lại chia làm 5 đạo. Hưng Yên, thuộc Nam đạo.  Tháng 6 năm 1466, đời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 7, chia nước ta làm 12 đạo thừa tuyên, Hưng Yên, thuộc thừa tuyên Thiên Trường. Đến tháng 3 năm 1469, đời Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 10, đây là năm đầu tiên nước nhà định bản đồ. Thừa tuyên Thiên Trường, đổi tên là Sơn Nam, quản lĩnh 11 phủ 42 huyện. Phủ Khoái Châu quản lĩnh 5 huyện: Đông Yên, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Dung, Thiên Thi. Phủ Tiên Hưng quản lĩnh 4 huyện: Ngự Thiên, Duyên Hà, Trần Khê và Thanh Lan. Bắc Giang đổi làm Kinh Bắc, quản lĩnh 4 phủ, 19 huyện. Huyện Văn Giang thuộc phủ Thuận An. Nam Sách đổi làm Hải Dương, quản lĩnh 4 phủ, 18 huyện. Huyện Đường Hào, sau đổi tên thành huyện Mỹ Hào, thuộc phủ Thượng Hồng.

Tháng 4 năm 1490, đời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 21, trong nước gồm 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.  Năm 1527, tháng 6, nhà Mạc, Mạc Đăng Dung đặt Hải Dương làm Dương Kinh, đem các lộ Thái Bình, Kiến Xương, Long Hưng, Khoái Châu lệ thuộc vào Hải Dương.  Đầu niên hiệu Quang Hưng [1578-1599]

, đời vua Lê Thế Tông: Đổi lại như cũ. Hưng Yên, lại thuộc xứ Sơn Nam. Năm Cảnh Hưng thứ 2 [1741], đời Lê Hiển Tông, tháng Giêng, chia Sơn Nam thành 2 lộ: Thượng và Hạ. Phủ Khoái Châu thuộc về lộ Sơn Nam Thượng, phủ Tiên Hưng thuộc về Sơn Nam Hạ.  Đến đời Tây Sơn, đổi lại làm 2 trấn: Sơn Nam Thượng, Sơn Nam Hạ.

Năm 1802

, niên hiệu Gia Long thứ nhất: Lấy 2 trấn Thượng và Hạ lệ thuộc vào Bắc Thành [Sơn Nam Thượng, Hạ, Kinh Bắc, Sơn Tây, Hải Dương là 5 nội trấn của Bắc Thành]. Năm 1822 Minh Mệnh thứ 3: Trấn Sơn Nam Thượng đổi gọi là trấn Sơn Nam Định. Tháng 10 năm 1831 Minh Mệnh thứ 12: Chia đặt địa hạt các tỉnh, tất cả có 18 tỉnh. Hưng Yên thống trị 2 phủ gồm 8 huyện. Tỉnh Hưng Yên, lấy phủ Khoái Châu [gồm 5 huyện: Đông An, Kim Động, Thiên Thi, Phù Dung, Tiên Lữ] trước thuộc Sơn Nam và phủ Tiên Hưng [gồm 3 huyện: Hưng Nhân, Thần Khê, Duyên Hà] trước thuộc Nam Định đặt riêng làm tỉnh.

Tháng 2 năm 1890, thành lập đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Văn Lâm, Cẩm Lương, Yên Mỹ, Mỹ Hào. Tháng 3 năm 1890, cắt huyện Thần Khê về tỉnh Thái Bình. Tháng 4 năm 1891, bãi bỏ đạo Bãi Sậy, đưa các huyện Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào nhập vào tỉnh Hưng Yên. Ngày 28 tháng 11 năm 1894, cắt 2 huyện Hưng Nhân và Duyên Hà về tỉnh Thái Bình.

Đến năm 1945: Tỉnh Hưng Yên gồm có các phủ, huyện: Khoái Châu, Mỹ Hào, Tiên Lữ, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Đầu năm 1946: Chính quyền cách mạng bỏ phủ, tống, thành lập xã, thôn. Tỉnh Hưng Yên có 8 huyện gồm 116 xã [Ân Thi: 16 xã, Tiên Lữ: 12 xã, Phù Cừ: 12 xã, Yên Mỹ: 15 xã, Khoái Châu: 22 xã, Kim Động: 14 xã, Văn Lâm: 11 xã, Mỹ Hào: 14 xã].

Tháng 8 năm 1946: Thành lập thị xã Hưng Yên gồm 2 khu phố Đẩu Lĩnh và Đằng Giang. Năm 1947: Sau khi nhập huyện Văn Giang về thì Hưng Yên có 10 huyện, thị như ngày nay.  Ngày 26/1/1968

, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn việc hợp nhất hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, thành tỉnh Hải Hưng. Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX, đã phê chuẩn việc chia tỉnh Hải Hưng thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Ngày 1/1/1997, Tỉnh Hưng Yên được tái lập, gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện: thị xã Hưng Yên, huyện Mỹ Văn, Châu Giang, Ân Thi, Kim Động, Phù Tiên, với 160 xã, phường, thị trấn.  Ngày 24/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 17/CP chia huyện Phù Tiên thành huyện Phù Cừ và Tiên Lữ. Ngày 24/7/1999: Chính phủ phê duyệt cho 2 huyện Châu Giang và Mỹ Văn chia tách thành 5 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.  Ngày nay tỉnh Hưng Yên gồm: thị xã Hưng Yên và 10 huyện là: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Mỹ Hào, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ.

Kinh tế

Vùng đất Hưng Yên

, đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép, nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy, dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".Ngày nay, Hưng Yên tiếp tục đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hình thành các cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo ra vùng chuyên canh, thâm canh, sản xuất hàng hoá chất lượng cao. Công nghiệp phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, sản phẩm, vùng và thành phần kinh tế, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực, như điện tử, cơ khí, luyện thép, ô tô, xe máy, dệt may, chế biến....

Phát triển, khai thác thế mạnh của các ngành dịch vụ còn nhiều tiềm năng, có giá trị gia tăng cao như: vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, tín dụng, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, vui chơi giải trí..., gắn phát triển du lịch với các di tích lịch sử văn hoá như: cụm di tích Phố Hiến, Đa Hoà

tỉnh Hưng Yên có diện tích là bao nhiêu?

930,2 km²Hưng Yên / Diện tíchnull

Hưng Yên giáp bao nhiêu tỉnh?

Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc châu thổ đồng bằng sông Bắc Bộ, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp Thái Bình, phía tây nam giáp Hà Đông [Hà Nội], tây bắc và bắc giáp thủ đô Hà Nội và Bắc Ninh.

tỉnh Hưng Yên được thành lập từ bao giờ?

Năm Minh Mệnh thứ 12 [1831], tỉnh Hưng Yên được thành lập, gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Thiên Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ của phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam; và các huyện Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của phủ Tiên Hưng, trấn Nam Định.

Hưng Yên gần đâu nhất?

Phía đông giáp tỉnh Hải Dương. Phía tây giáp thủ đô Hà Nội và tỉnh Hà Nam. Phía nam giáp tỉnh Thái Bình. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.

Chủ Đề