Hướng dẫn cách đứng hát trên sân khấu

Để trở thành một người nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp, ngoại trừ việc sở hữu một giọng hát hay, bạn còn cần phải có kỹ năng sử dụng sân khấu một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Ở bài viết này, ADAM Muzic xin được giới thiệu một số mẹo giúp cho bạn làm chủ sân khấu dễ dàng hơn nhé.

Hướng dẫn cách đứng hát trên sân khấu

1. Chú ý đến không gian của buổi biểu diễn:

Sân khấu càng lớn, chúng ta càng cần khuấy động nó nhiều hơn. Trong suốt chương trình, chúng ta nên quan sát phản ứng của khán giả đối với những tiết mục đang trình diễn, từ đó rút ra được điều gì làm cho đám đông hứng thú và ngược lại. Điều này đem lại sự hiệu quả cho phần trình diễn của bạn. Ngoài ra, chúng ta có thể xem và phân tích các phần trình diễn khác thông qua những buổi tổng duyệt chương trình. Tìm xem vị trí nào là đẹp nhất trên sân khấu, nơi mà khán giả có thể nhìn thấy mình ở góc độ đẹp nhận, nơi nhận được nhiều sự chú ý nhất. Và lời khuyên cuối cùng đó chính là bạn nên tận dụng tối đa phạm vi sân khấu. Điều này giúp cho bạn kết nối được với nhiều khán giả hơn. Không chỉ nên đứng yên một chỗ giữa sân khấu, hãy di chuyển và tiếp cận, giao lưu với tất cả khán giả bên dưới

2. Lựa chọn phong cách trình diễn phù hợp với thể loại nhạc:

Nếu bài hát bạn lựa chọn là một bản tình ca lãng mạn thì phong cách biểu diễn của bạn sẽ như thể nào? Có phải bạn sẽ di chuyển thật chậm rãi, cảm nhận tất cả ý nghĩa của từng câu trong bài hát và sau đó, nhìn vào mắt khán giả để truyền tải cảm xúc của bạn? Cách truyền tải cảm xúc là do bạn lựa chọn, nhưng nên nhớ hãy lựa chọn sao cho phù hợp với không gian, thời gian và chủ đề bài hát nhé.

Hướng dẫn cách đứng hát trên sân khấu

3. Khi trình diễn, nên đứng hay nên ngồi?

Cả hai tư thế đứng và ngồi trên sân khấu đều có những ưu điểm riêng. Khi ngồi, chúng ta tạo được cảm giác gần gũi, thân mật hơn với khản giả. Nhưng lưu ý rằng, bạn sẽ phải tăng biểu cảm gương mặt và sự giao tiếp bằng ánh mắt để bù đắp lại việc bạn bị hạn chế cử động tay chân. Khi đứng, bạn sẽ có cảm giác tự do, có thể di chuyển đến nhiều vị trí khác nhau, tiếp cận được số lượng khán giả nhiều hơn so với khi ngồi.

4. Thể hiện cảm xúc qua hình thể:

Cơ thể của bạn là một thứ ngôn ngữ tuyệt vời để giúp bạn miêu tả và truyền tải cảm xúc trên sân khấu. Một số khán giả ngồi xa sẽ bị hạn chế tầm nhìn, họ không nhìn được biểu cảm gương mặt của bạn. Khi đó, những động tác hình thể sẽ đảm nhận chức năng truyền tải cảm xúc ấy. Không những vậy, khi bạn sử dụng những động tác hình thể để bộc lộ cảm xúc, khi đó chính là lúc bạn cảm nhận âm nhạc một cách rõ ràng nhất, bạn đang hòa mình cùng với âm nhạc. Đồng thời, nó cũng thể hiện sự tự tin khi bạn đứng trên sân khấu.

5. Vượt qua nỗi sợ sân khấu:

Sợ sân khấu là một nỗi sợ không của riêng ai. Nhưng nỗi sợ này hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua sự cố gắng và luyện tập thường xuyên. ADAM Muzic xin gợi ý một số phương pháp để giảm bớt nỗi sợ này nha. Đầu tiên, các bạn phải chuẩn bị phần trình diễn của mình trước khi lên sân khấu. Luyện tập kỹ càng sẽ mang đến sự tự tin hơn cho bạn, khi đó: Bạn sẽ không quên lời bài hát, bạn cũng sẽ không phải lúng túng khi không biết nên làm gì,…Tiếp theo, việc hít thở sâu sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn đấy. Khi bạn hít thở sâu, nhịp thở của bạn sẽ chậm lại và kéo theo đó là nhịp tim của bạn sẽ chậm lại. Bạn nên hít vào một hơi dài từ 8-10 giây, sau đó nén hơi lại từ 3-5 giây và thở ra từ 8-10 giây. Thực hiện việc hít thở này giúp cho nhịp tim bạn giảm xuống và bình tĩnh hơn.

4. Học tập từ những người đi trước:

Hãy quan sát và học hỏi, không chỉ ở một người mà là rất nhiều người. Từ đó, rút ra được những hành động, cử chỉ mà bạn nghĩ nó phù hợp với cá tính của bạn cũng như mạch cảm xúc của bài hát. Sau khi đã có đầy đủ những tư liệu cần thiết, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn khi thể hiện phong cách của mình trên sân khấu.

Hướng dẫn cách đứng hát trên sân khấu

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này. ADAM MUZIC chúc bạn đạt được nhiều thành công trên con đường âm nhạc nhé.

Do chúng ta suy nghĩ rằng biểu diễn nét mặt, cơ thể trong lúc hát nó không liên quan đến phần cảm xúc, phần lời nhạc mà chúng ta đang hát. Thực ra là ngược lại, những động tác đó xuất phát từ trong chính những ý nghĩa, những cảm xúc ngay đúng lúc đó của chúng ta mà tạo ra. Khi hát đến câu “tôi đứng giữa đêm đông lạnh lẽo” thì người ca sĩ bất giác phải cảm nhận được một không gian lạnh lẽo, u buồn bao trùm lấy thân mình, rồi tự nhiên họ khép nhẹ hai cánh tay lại, mắt nhắm nghiền và ngước nhìn xa xa. Chính nó !!! Những hành động khép tay lại, nhắm mắt… khi đó mới là thực chất là biểu diễn…

Đã bao giờ bạn lên sân khấu mà không biết phải đứng như thế nào, tay chân phải làm sao để không bị thừa thải ? Bạn có bao giờ tự hỏi mình biểu diễn như vậy có đẹp mắt chưa, khán giả có thích không ? Chủ đề tuần này sẽ nói về giải phóng hình thể, nghĩa là tất cả những động thái, động tác, nét mặt, ánh mắt và cử chỉ, tất cả đều phải được giải phóng và phải sẵn sàng để biểu diễn tất cả cảm xúc của bài hát, đây chính là phần còn yêu của đại đa số giới ca sĩ ở Việt Nam. Vậy làm như thế nào để bạn lên sân khấu, biểu diễn 1 cách tự tin và cuốn hút ?

Mục đích của biểu diễn hình thể trong bài hát: – Theo lý thuyết mà nói, khi 1 ca sĩ trình bày 1 bài hát có nghĩa là họ đang làm một việc rất khó khăn: vừa phải thể hiện bài hát theo đúng giai điệu, nhịp điệu, vừa phải thể hiện cái ý nghĩa và tất cả cảm xúc mà người nhạc sĩ đã đặt vào bài hát, nhưng không chỉ dừng lại ở đó, để tiến xa hơn trong ngành này, họ còn phải đồng thời thể hiện quan điểm, thái độ của cá nhân họ lồng ghép vào mạch cảm xúc có sẵn của bài hát. Và cho dù họ có cảm xúc mãnh liệt mấy đi nữa mà không thể thể hiện điều đó ra ngoài cho khán giả thấy, hoặc khán giả không cảm nhận được thì họ vẫn là kẻ thất bại. – Khúc này có vẻ hơi “căng” nhỉ ?! (_) Nhưng rồi người ta đã nghĩ ra một cách để làm được tất cả những điều đó. Thay vì chỉ hát bình thường và thể hiện cảm xúc thông qua âm thanh đơn thuần, họ đã phải biến mình thành nhân vật chính trong bài hát, họ khóc, họ cười với những tình tiết đó, họ nhảy nhót, họ la hét hay giận dữ, làm lành với nhau ngay trong lúc hát và thể hiện tất cả cho khán giả thấy thông qua nét mặt, ánh mắt, những nụ cười mỉm, những cử chỉ của đôi tay, toàn thân thể như hòa mình vào trong cái giai điệu, cái không gian do chính họ tưởng tượng ra đó, và không chỉ vậy, họ đã có thể cho chính những khán giả đang ngồi dưới khán đài đích thân cảm nhận những cảm xúc đó, khán giả đã cười, đã khóc và nhảy nhót trong chính những cảm nhận của họ không phải sao ?

Vậy bạn đã hiểu được dưới cương vị là một ca sĩ, bạn phải làm gì với cơ thể của mình để truyền đạt sự cảm thông xuống cho khán giả của mình rồi chứ?

Hãy ghi nhớ công thức sau: Bản thân cảm nhận => Tái hiện lại => Khiến khán giả cảm nhận => khán giả tái hiện.

Nghĩa là chính bạn phải là người cảm nhận thật sâu sắc bài hát, bạn đem tái hiện những cảm xúc đó cho mọi người thấy, và phải đánh động vào tâm lý của khán giả, phải thể hiện hết sức có thể để khán giả thấy điều đó, họ sẽ bị bạn thuyết phục, cùng cảm động chung với bạn, rồi đến khi những nỗi niềm đó trong họ nhiều lên đến nỗi họ không chịu được, phải thể hiện nó ra ngoài, nghĩa là họ sẽ đúng lên, vỗ tay cho bạn, hoặc nhảy nhót chung với bạn, hoặc khóc chung với bạn ! Điều đó chính là ý nghĩa của âm nhạc, không phải rất tuyệt vời khi làm được điều đó sao?!

Vậy làm như thế nào để có thể biểu diễn tốt đến như vậy ? Bây giờ chúng tôi sẽ giúp bạn !

Hướng dẫn cách đứng hát trên sân khấu

  1. Nguyên nhân tại sao cơ thể bạn lại chưa có cảm giác thoải mái hoàn toàn, chưa cuốn hút trên sân khấu ? 1. Những tác nhân sinh lý: – Thường ngày chúng ta sử dụng quá ít những biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài, điều đó làm cơ mặt chúng ta căng cứng lại, những cơ khác trên toàn thân cũng như vậy, chúng ít khi đi đôi với những cảm xúc đang hiện hữu trong đầu. Điều đó hợp lý thôi, bạn không thể đến tham gia 1 cuộc thi hát, vừa gặp mặt ban giám khảo đã thốt lên “con mẹ này nhìn quê mùa vãi lúa, dỏng tai lên mà nghe bố mày hát này” hoặc tỏ thái độ khinh khỉnh ra mặt, mặc dù bạn cảm nhận như thế thật !!! – Tôi chỉ khuyên bạn như thế này, bất cứ khi nào có thể, hãy thể hiện tất cả những gì bạn cảm nhận ra nét mặt, ra cử chỉ càng nhiều càng tốt, điều đó không chỉ giúp bạn luyện tập khả năng biểu đạt bằng cơ thể mà còn giúp bạn lấy thiện cảm với người khác bằng sự chân thành của mình, không ai mà không thích 1 người chân thành cả. Và khi nó trở thành 1 thói quen, sự biểu diễn trên sân khấu của bạn sẽ tiến bộ thấy rõ. Những ca sĩ nước ngoài có vẻ nhỉnh hơn chúng ta về mặt này bởi vì họ đã được dạy từ nhỏ rằng càng thể hiện bản thân nhiều, thì sẽ càng được quý mến, càng thành công, hay chí ít cũng không để bản thân bị thiệt thòi. Một đứa bé khi đói nó cũng không biết khóc để đòi ăn thì đứa bé đó đang trong tình trạng rất nguy cấp rồi – theo tôi là như vậy.

2. Ngại ngùng và lo sợ:

– Đây là thói quen và cũng là trở ngại lớn nhất của chúng ta, nếu bạn đang muốn truyền cảm hứng đến người khác, bạn không thể cứ đúng mãi một chỗ mà hy vọng người ta hiểu tâm tư của mình, hiểu bài hát mình đang hát được, phải mạnh dạn cho mọi người thấy tất cả những gì mình có, mở lòng ra rồi trái tìm mới đi đến trái tim được, sự đồng cảm từ đó mới hình thành được. – Giải pháp thì tôi sẽ dời xuống cuối bài để tổng hợp lại 1 lần cho các bạn dễ nhớ.

3. Sự giả tạo trong lúc biểu diễn: – Có nghĩa là ai đó đã bắt đầu nhận thức được vấn đề “hình như khúc này có gì nó cấn cấn, mình thấy người ta lên sân khấu múa máy, quay cuồng dữ lắm mà ta, mình mà đứng không thì ai mà xem, phải kiếm cái động tác gì đó để làm trên sân khấu mới được” thế là hàng loạt các “siêu cấp vô địch động tác” ra đời, sau đó họ đem lên sân khấu mà sử dụng, tiếc một nỗi là những động tác đó rời rạc, lộn xộn và theo kiểu “hát vọng cổ mà lên nhảy hiphop” => thảm họa âm nhạc ra đời. – Nguyên nhân chính là do chúng ta suy nghĩ rằng biểu diễn nét mặt, cơ thể trong lúc hát nó rời rạc và không liên quan đến phần cảm xúc, phần lời nhạc mà chúng ta đang hát. Thực ra là ngược lại, những động tác đó xuất phát từ trong chính những ý nghĩa, những cảm xúc ngay đúng lúc đó của chúng ta mà tạo ra. Khi hát đến câu “tôi đứng giữa đêm đông lạnh lẽo” thì người ca sĩ bất giác phải cảm nhận được một không gian lạnh lẽo, u buồn bao trùm lấy thân mình, rồi tự nhiên họ khép nhẹ hai cánh tay lại, mắt nhắm nghiền và ngước nhìn xa xa. Chính nó !!! Những hành động khép tay lại, nhắm mắt… khi đó mới là thực chất và những hành động đó khi khán giả nhìn thấy, họ sẽ biết rằng bạn đang thấy cô đơn, và cái tâm lý đó lan truyền ngay tới họ, họ cũng thấy cô đơn như vậy, họ chăm chú quan sát từng nét mặt, cử chỉ của bạn. Đó mới chính là biểu diễn.!

4. Thiếu động tác: – Phần này quá rõ ràng rồi nên chúng ta lướt qua

Cùng xem phần hát live của “Ông hoàng nhạc Pop” nhưng với Nuto thì đây còn là “Ông hoàng biểu diễn” nữa vì khả năng biểu diễn đỉnh cao của Ông nhé:

Nếu để ý kỹ, trong clip vừa rồi, bạn sẽ nhận thấy nhiều chỗ nhạc lặp lại khá nhiều, kể cả đoạn intro, đoạn nhạc dạo. Và thêm nữa là cấu trúc bài hát này khá đơn giản và nhiều đoạn lặp lại nên nếu bạn không biểu diễn cuốn hút, khán giả sẽ ngay lập tức mất tập trung, phần trình diễn như vậy là thất bại. Nên để làm được điều này theo Nuto cho đến nay rõ ràng chỉ có Michael.

  1. Vậy giải pháp là gì? Làm sao để chúng ta tập được khả năng biểu diễn?
  1. Lập một “ngân hàng động tác” riêng cho bản thân bạn (tự bạn nghĩ ra hoặc sưu tầm và nhớ đừng “sao y bản gốc”)

Hãy lưu giữ lại bằng hình ảnh hay tốt hơn là bằng video những động tác bạn cho là hay và đẹp mà bạn thích. Nhớ là chia ra làm 4 nhóm; – Nhóm động tác thực hiện bằng cơ mặt, là những cách cười, cách nhếch mép, gương mặt thể hiện sự vui vẻ như thế nào, giận dữ như thế nào… – Nhóm động tác thực hiện bằng ánh mắt như là cái liếc, cái nháy mắt… – Nhóm động tác thực hiện bằng tay: nhạc mạnh thì làm thế nào, nhẹ thì sao, diễn tả quang cảnh đồng lúa bạt ngàn thì thế nào, núi cao trập trùng thì diễn tả ra sao, đau khổ thì thế nào… – Nhóm động tác thực hiện bằng thế đứng…

Hoặc cũng có thể phân thêm 1 nhóm khác là những động tác tổng hợp thường hay xài ví dụ như để diễn tả sự hưng phấn thì tay chân làm thế nào, kèm theo cả khuôn mặt , ánh mắt nữa….

Lưu ý quan trọng; Chống chỉ định cho ai vừa mới lập xong liền đem ráp một cách miễn cưỡng vào bài hát. Nhìn nó sẽ lủng củng, vô duyên và giả tạo đấy. Những động tác đó phải chờ luyện tập một thời gian cho thành thục, cho nó ăn sâu vào tiềm thức, mỗi khi ta cảm nhận thế nào, nó liền thể hiện ra ngoài những động tác như vậy, thì mới thực sự là hay và lôi cuốn. Cho nên các bạn trong thời gian đầu luyện tập nên chọn ít động tác thôi, và phải thực sự thích nó, htif tập mới nhanh và hiệu quả được.

  1. Tập thói quen thể hiện cảm xúc nhiều hơn trong cuộc sống thường ngày và nhất là trong khi nghe nhạc.

Bật video dưới đây và giật lắc với các chú mèo nhé

  1. Sau khi tập được vài động tác “tủ” thì bạn hãy nâng cao nó lên, làm cho nó đẹp mắt hơn và cường điệu hóa nó lên để dễ dàng lôi cuốn khán giả.

Bây giờ, để kiểm chứng lại những gì các bạn vừa tiếp thu, hãy xem lại Video thứ hai của Michael Jackson, tập trung chú ý vào đoạn biểu diễn của Michael và đưa ra nhận định cho riêng mình, điều này sẽ làm bạn nhớ dai hơn đấy. Chúc các bạn thành công !!!

Nên ăn gì để có giọng hát hay?

Top những thực phẩm cho bạn giọng hát tốt.

Nước chanh và mật ong. Nước chanh và mật ong có công dụng cực tốt, hỗ trợ cho giọng hát hay. ... .

Quả dứa. ... .

Quả trám trắng. ... .

Quả sung. ... .

Giá đỗ làm từ đậu xanh, đậu đen hoặc đậu nành. ... .

Bí đỏ nấu đậu xanh. ... .

Gừng rán trứng gà.

Làm thế nào để biết mình có giọng hát hay?

2 cách nhận biết bạn có hát tốt hay không.

Tìm quãng giọng..

Tìm một bài hát trong quãng giọng của bạn thu âm lại..

Thu âm giọng hát..

Lắng nghe giọng hát bằng trực giác..

Nhận xét về tông và âm sắc tổng thể trong bản thu âm..

Kiểm tra khả năng cảm âm..

Luyện tập quãng giọng và kỹ thuật hát mỗi ngày..

Học thanh nhạc..

Làm sao để không bị hụt hơi khi hát?

1 - Luôn mở rộng khẩu hình. Khẩu hình có vai trò rất quan trọng nhất là đối với quá trình điều tiết hơi. ... .

2 - Giữ cho thanh quản luôn thoải mái. ... .

3 - Phân bổ hơi thở và sử dụng kỹ thuật hợp lý ... .

4 - Tham gia 1 khóa học luyện thanh..

Làm sao để có giọng hát ngọt ngào?

Cách luyện giọng hát trong trẻo.

Kiểm soát hơi thở Để có được giọng hát trong trẻo như ý muốn, bạn hãy kiểm soát hơi thở của mình bằng cách lấy hơi cả mũi và miệng. ... .

Độ mạnh và yếu khi hát. ... .

Giữ nhịp và tông. ... .

Kết hợp lưỡi và nhịp thở ... .

Luyện tập cộng hưởng âm. ... .

Rung động răng, môi. ... .

Luyện tập và ăn uống hợp lý ... .

Uống nhiều nước lọc..