Hướng dẫn platform update for windows 7

Để đảm bảo bạn được bảo vệ với bản cập nhật bảo mật mới nhất, Google Chrome có thể tự động cập nhật khi có phiên bản trình duyệt mới trên thiết bị của bạn. Với những bản cập nhật này, đôi khi, bạn có thể nhận thấy rằng trình duyệt của mình trông khác.

Tải bản cập nhật Chrome khi có

Quá trình cập nhật thường diễn ra trong nền khi bạn đóng và mở lại trình duyệt trên máy tính. Tuy nhiên, nếu chưa đóng trình duyệt ngay thì bạn có thể thấy bản cập nhật đang chờ xử lý:

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhìn vào biểu tượng Thêm
    .
  3. Nếu bản cập nhật ở trạng thái đang chờ xử lý, biểu tượng sẽ có màu:
    • Xanh lục: Bản cập nhật được phát hành cách đây chưa đến 2 ngày.
    • Cam: Bản cập nhật được phát hành cách đây khoảng 4 ngày.
    • Đỏ: Bản cập nhật được phát hành cách đây ít nhất một tuần.

Cách cập nhật Google Chrome:

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm
    .
  3. Nhấp vào Trợ giúp 
     Giới thiệu về Google Chrome.
  4. Nhấp vào Cập nhật Google Chrome.
    • Quan trọng: Nếu không thấy nút này, nghĩa là bạn đang dùng phiên bản mới nhất.
  5. Nhấp vào Chạy lại.

Trình duyệt lưu các tab và cửa sổ đang mở và tự động mở lại chúng khi khởi động lại. Cửa sổ ẩn danh của bạn sẽ không mở lại khi Chrome khởi động lại. Nếu bạn không muốn khởi động lại ngay, hãy nhấp vào Không phải bây giờ. Bản cập nhật sẽ áp dụng vào lần tiếp theo khi bạn khởi động lại trình duyệt.

Thông tin khác về việc cập nhật Chrome

Tìm hiểu thêm về thời điểm cập nhật Chrome, cũng như các mẹo bổ sung dành cho hệ điều hành của bạn.

Kiểm tra bản cập nhật và phiên bản trình duyệt hiện tại

  1. Mở Chrome trên máy tính.
  2. Ở trên cùng bên phải, hãy nhấp vào biểu tượng Thêm 
    .
  3. Nhấp vào Trợ giúp
     Giới thiệu về Google Chrome.

Số phiên bản hiện tại là chuỗi số bên dưới tiêu đề "Google Chrome". Chrome sẽ kiểm tra các bản cập nhật khi bạn vào trang này.

Để áp dụng bất kỳ bản cập nhật nào có sẵn, hãy nhấp vào Chạy lại.

Luôn cập nhật Chrome [1:05]

Tìm hiểu những điều sẽ xảy ra khi Chrome cập nhật lên phiên bản mới.

Thông tin khác dành cho người dùng Mac, Linux và Windows

  • Người dùng Mac: Bạn cũng có thể thiết lập tính năng tự động cập nhật trình duyệt cho tất cả người dùng máy tính nếu Google Chrome được cài đặt trong thư mục Applications [Ứng dụng]. Hãy chuyển đến phần "Giới thiệu về Google Chrome" rồi nhấp vào Tự động cập nhật Chrome cho tất cả người dùng.
  • Người dùng Linux: Để cập nhật Google Chrome, hãy dùng trình quản lý gói.
  • Người dùng Windows: Đóng tất cả cửa sổ và thẻ Chrome trên màn hình, sau đó chạy lại Chrome để áp dụng bản cập nhật.

Sử dụng trước các thay đổi về thiết kế và tính năng mới

Bạn muốn thử nghiệm các tính năng sắp ra mắt? Hãy tải phiên bản thử nghiệm của Chrome xuống, rồi tham gia cộng đồng của chúng tôi và cho chúng tôi biết phiên bản này có hoạt động hiệu quả không.

Nếu máy tính của bạn đang trong tình trạng lỗi, gặp rất nhiều các vấn đề liên quan tới xử lý phần mềm, chắc chắn các bạn sẽ không thể không chú ý tới bảng thông báo đó là Lỗi has stopped working thậm chí còn ám ảnh cả task manager nữa. điều này không chỉ gây cho bạn ức chế đjăc biệt trong trường hợp bạn chưa kịp lưu file save hay sao chép dữ liệu dẫn tới tình trạng bị mất file. Vì vậy trong bài viết này, Hoàng Hà PC sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn bạn những cách để sửa lỗi này trên win 7, 8,10 để bạn tránh gặp trường hợp kể trên.

Lỗi has stopped working là gì?

Lỗi has stopped working trên máy tính của bạn là lỗi mà khi bạn đang khởi động hay sử dụng một phần mềm hay chương trình nào đó thì bị ngừng. Thường thì bạn sẽ được thông báo với một cửa sổ như thế này:

Nguyên nhân gây ra lỗi has stopped working là gì?

Đối với lỗi has stopped working thì có nhiều nguyên nhân gây ra và cần khắc phục sớm để tránh làm hư hỏng các bộ phần có liên quan. Một số nguyên nhân chính thường gặp ở lỗi này như:

- Bị tấn công bởi virus, malware…

- Lỗi RAM.

- Tình trạng phân mảnh ổ cứng.

- Các phần mềm trên hệ điều hành xảy ra xung đột.

- Lỗi cài đặt card màn hình hoặc driver quá cũ...

Cách sửa lỗi has stopped working trong win 7,8,10

Để khắc phục lỗi has stopped working cho máy tính của mình, các bạn hãy thử thực hiện theo những cách sau:

Chỉnh sửa trong Registry

Với cách sửa này, bạn thực hiện theo 4 bước:

Bước 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập vào lệnh “regedit” => nhấn Enter.

Bước 2: Tại cửa sổ Registry Editor, chọn HKEY_CURRENT_USER => Software => Microsoft => Windows => Windows Error Reporting.

Bước 3: Nháy chọn value DontShowUI => tại phần Value data thực hiện thay giá trị 0 thành giá trị 1 => chọn OK.

Bước 4: Sau khi hoàn thành bạn khởi động lại máy tính và sử dụng bình thường.

Vô hiệu hóa các ứng dụng chạy ngầm

Cách thứ hai để chữa lỗi has stopped working cho máy là vô hiệu hóa những ứng dụng chạy ngầm để tránh xung đột phần mềm, gồm 3 bước:

Bước 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập vào lệnh “msconfig” => nhấn Enter.

Bước 2: Tại cửa sổ System Configuration bạn chuyển sang tab Services => Tích chọn Hide all Microsoft services => tiếp tục chọn Disable all để thực hiện vô hiệu hóa tất cả các Services ngoài MS.

Lưu ý: Hãy chắc chắn rằng các bạn đã tích vào Hide all Microsoft services trước khi Disable all. Nếu không bạn sẽ không thể vào lại Windows sau khi khởi động lại.

Bước 3: Khởi động lại máy tính để kết thúc công việc.

Chống phân mảnh ổ cứng

Ổ cứng bị phân mảnh là một trong số những nguyên nhân có thể gây ra lỗi has stopped working trên máy của bạn. Bạn có thể sử dụng Disk Defragmenter - một công cụ có sẵn trên Windows để chống phân mảnh ổ cứng.

Bước 1: Vào My Computer => nhấn chuột phải vào khoảng trống bất kỳ trong ổ cứng => chọn Properties.

Bước 2: Chọn Tool => Optimize => chọn phân vùng cần chống phân mảnh

Bước 3: chọn Analyze để kiểm tra xem phân vùng đã bị phân mảnh bao nhiêu % [có thể bỏ qua bước này]. Cuối cùng chọn Optimize để thực hiện chống phân mảnh.

Lưu ý: Ưu tiên thực hiện chống phân mảnh đối với các vùng chứa hệ điều hành Windows, ví dụ như ổ C.

Sử dụng Disk Cleanup kết hợp với Ccleaner

2 cách đơn giản để khởi động Disk Cleanup là:

Cách 1: Dùng tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => nhập vào lệnh “cleanmgr” => nhấn Enter.

Cách 2: Nhấn chuột phải chọn phân vùng cần sử dụng công cụ Disk Cleanup => chọn Properties.

Tại cửa sổ mới, chọn Disk Cleanup => chọn tập tin/file cần xóa rồi chọn Clean up system files.

Sử dụng kết hợp với Ccleaner để hoàn thành:

Chạy Cleaner [Run Ccleaner]=> nên để mặc định để chương trình tự động liệt kê các file rác, lịch sử truy cập trình duyệt…

Sau đó, nhấn Chạy Ccleaner [Run Ccleaner] một lần nữa là xong.

Sử dụng phần mềm diệt virus

Để diệt virus, bạn có thể sử dụng một số phần mềm có bản quyền như Kaspersky, Avast, Bitdefender…., đồng thời bảo vệ máy khỏi bị nhiễm virus.

Sử dụng: Quét virus => xóa các file bị nhiễm virus => khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi.

Và đó là các nguyên nhân dẫn cũng như cách khắc phục lỗi has stopped working trong windows 7, 8, 10 dễ hiểu và tiện lợi nhất. Hy vọng bạn sẽ khắc phục được vấn đề này.

Chủ Đề