Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện nhiệt đới

Như đã thông tin, ngày 23/8/2018, Sở Y tế TP.HCM đã chính thức giới thiệu tài liệu đào tạo liên tục “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” dùng cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố. Đây là một trong những hoạt động thực hiện chương trình hành động phòng chống kháng thuốc của Ngành Y tế Thành phố.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện nhiệt đới

Tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện” năm 2018

Đây là tài liệu quan trọng dùng trong đào tạo liên tục giúp định hướng việc chọn lựa và sử dụng kháng sinh hợp lý vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn phù hợp với tình hình đề kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn gây bệnh trên địa bàn thành phố hướng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả điều trị và chi phí hợp lý.

Và đây cũng là lần đầu tiên, các dữ liệu về độ nhạy cảm kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được từ các khoa vi sinh của các bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn thành phố như BV Chợ Rẫy, BV Nhân Dân Gia Định, BV Bệnh nhiệt đới, BV Từ Dũ, BV Nhi Đồng 1,… được tổng hợp lại và làm cơ sở khoa học để hướng dẫn chọn lựa kháng sinh theo các nhóm nguy cơ, bao gồm: nhóm 1A – nhiễm khuẩn mắc phải từ cộng đồng, nguy cơ thấp; nhóm 1B – nhiễm khuẩn mắc phải từ cộng đồng, nguy cơ cao; nhóm 2 – nhiễm khuẩn mắc phải ở bệnh viện. Tương ứng với mỗi nhóm là những kháng sinh được chọn lựa phù hợp với độ nhạy cảm của vi khuẩn.

Ngoài ra, tài liệu cũng hướng dẫn vận dụng chiến lược xuống thang, sau khi lựa chọn kháng sinh điều trị theo mức độ nhạy kháng sinh của các vi khuẩn phân lập được từ các bệnh viện (khi chưa có kết quả kháng sinh đồ) đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, và khi có kết quả kháng sinh đồ cần xét đến khả năng xuống thang phù hợp, tránh dùng kéo dài những kháng sinh “mạnh” làm tăng nguy cơ đề kháng thuốc..

Tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh bao gồm 4 chương và phụ lục:

- Chương 1: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn, bao gồm: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn ổ bụng, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn da – mô mềm.

- Chương 2: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong ngoại khoa, bao gồm: kháng sinh dự phòng trong một số phẫu thuật cụ thể

- Chương 3: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong sản, phụ khoa

- Chương 4: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong nhi khoa

- Phụ lục: liều lượng kháng sinh ở người lớn, trẻ em, người bị suy thận, suy gan, khi chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống.

Theo kế hoạch, dự kiến trong tháng 9/2018, Sở Y tế sẽ tổ chức các khoá đào tạo liên tục với chuyên đề hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện cho tất cả các bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện công lập và tư nhân trên địa bàn thành phố, lớp huấn luyện sẽ do các chuyên gia của các bệnh viện đầu ngành hướng dẫn.

Sở Y tế trân trọng cám ơn sự tham gia tích cực và hiệu quả của các chuyên gia của các bệnh viện đầu ngành của thành phố, các thành viên của Hội đồng Khoa học công nghệ Sở Y tế trong thời gian qua.

Nhằm cập nhật kiến thức, trong đó có sử dụng kháng sinh, chiều ngày 7/12/2023 Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Chia sẻ, hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong Bệnh viện”.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện nhiệt đới

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Bí thư đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện nhấn mạnh: Hiện nay, tình trạng kháng kháng sinh diễn ra khá phổ biến, đặc biệt Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh cao trong khu vực Châu Á. Các báo cáo viên là các chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực: Dược lâm sàng, Hồi sức tích cực, Bệnh truyền nhiễm, Vi sinh, Gây mê hồi sức…của Bệnh viện Bạch Mai và ngành y tế nói chung, hi vọng buổi Hội thảo sẽ giúp các bác sĩ, dược sĩ có thêm kiến thức bổ ích trong việc sử dụng kháng sinh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện nhiệt đới

Chia sẻ về “Nguyên tắc sử dụng kháng sinh”, PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Theo Quyết định 708 của Bộ y tế ban hành năm 2015 có 7 nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh gồm: Lựa chọn kháng sinh và liều lượng; Sử dụng kháng sinh dự phòng; Sử dụng kháng sinh điều trị theo kinh nghiệm; Sử dụng kháng sinh khi có bằng chứng vi khuẩn học; Lựa chọn đường dùng thuốc; Nguyên tắc độ dài đợt điều trị kháng sinh và lưu ý tác dụng phụ, độc tính khi sử dụng thuốc kháng sinh. Bài chia sẻ của PGS. Đỗ Duy Cường đã cho thấy, khi điều trị nhiễm khuẩn, muốn việc điều trị thành công còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn cũng như sức đề kháng của người bệnh và đặc biệt là các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách. Vì vậy, vấn đề về phân loại kháng sinh, về dược lược học và dược động học sẽ hỗ trợ bác sĩ lựa chọn đúng loại thuốc kháng sinh cũng như xác định đúng liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh để thực hiện nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý, từ đó bảo đảm hiệu quả điều trị, an toàn cho người bệnh và giảm tỷ lệ kháng lại kháng sinh.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện nhiệt đới

TS.BS Bùi Thị Hương Giang là bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai đồng thời là giảng viên Bộ môn Hồi sức cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội đã chia sẻ nội dung: “Cập nhật hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi bệnh viện và viêm phổi liên quan đến thở máy”. Theo Bác sĩ Giang, khuyến cáo của IDSA/ATS cho thấy kinh nghiệm điều trị các ca viêm phỏi bệnh viện và viêm phổi liên quan đến thở máy cần được đánh giá mức độ nặng của bệnh, các yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn đa kháng, theo dõi xu hướng kháng thuốc của vi khuẩn tại đơn vị để có lựa chọn điều trị kháng sinh thích hợp. Cũng theo BS Giang: Khuyến cáo Hội Hô hấp, Hội Hồi sức cấp cứu chống độc VIệt Nam và IDSA năm 2023 đã đưa ra hướng dẫn lựa chọn kháng sinh và phối hợp kháng sinh điều trị vi khuẩn Gram âm đa kháng. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp của bác sĩ lâm sàng, vi sinh và dược lâm sàng.

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh bệnh viện nhiệt đới

Báo cáo “Sử dụng kháng sinh dự phòng trong ngoại khoa” TS.BS Nguyễn Toàn Thắng - Giám đốc Trung tâm Gây mê hồi sức, Bệnh viện Bạch Mai chỉ ra rằng: Nhiễm khuẩn vết mổ có tỉ lệ từ 1 - 5%, có xu hướng tăng và mắc vi khuẩn đa kháng thuốc. Nhiễm khuẩn vết mổ gây tăng thời gian nằm viện, chi phí và tử vong. Một nghiên cứu chỉ ra rằng: Khoảng 60% nhiễm khuẩn vết mổ có thể ngăn ngừa. Do đó kháng sinh dự phòng là một can thiệp dự phòng quan trọng, cần thực hiện một cách hệ thống, có kiểm tra, giám sát và tổng kết.

Với nội dung vô cùng thiết thực và hữu ích, Hội thảo đã thu hút sự tham gia của 100 đại biểu trực tiếp tại Hội tường và 800 đại biểu theo dõi qua nền tảng zoom. Hội thảo đã giúp các bác sĩ, dược sĩ có thêm kiến thức bổ ích trong việc sử dụng kháng sinh, góp phần nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế.