Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Phần mềm khảo sát thực địa Trimble Access được cài đặt sẵn trên bộ điều khiển với các tính năng: Thu thập GPS, định vị điểm, định vị tim cọc, chuyển điểm thiết kế ra hiện trường, giao hội.

Định dạng data

DXF, SHP, RW5, LandXML, TXT, CSV

Hệ điều hành

Windows Embedded Handheld 6.5

Bộ nhớ trong:

512 MB (Sử dụng thẻ SSD Card 16GB, up to 32GB)

Màn hình

Cảm ứng 4.3 in, 480 x 800 pixel, WVGA TFT

Pin

Lithium-ion 3.7 V, 3.3 Ah, 12.2 Wh

Camera

8MP

Độ chính xác

Định vị tuyệt đối: 5m, SBAS: 1-3m

PHẦN MỀM NỘI NGHIỆP TRIMBLE BUSINESS CENTER

Ứng dụng

Phần mềm xử lý nội nghiệp Trimble Business Center với các tính năng:

- Bình sai mạng lưới đo bằng GPS, toàn đạc điện tử, dẫn thủy chuẩn

- Quan sát và hiệu chỉnh các trị đo từ máy toàn đạc điện tử

- Nhập và hiệu chỉnh các trị đo cao từ máy thủy bình điện tử Trimble

- Nhập các data khảo sát địa hình từ phần mềm Trimble Access (bộ điều khiển)

- Xử lý các mã đặc tính và tạo hệ thống ký hiệu tự động;

- Tạo mô hình mặt đất (surfaces, contours) từ các points và breaklines

- Xuất sang file CAD

- Tạo và quản lý các tính năng thư viện trong GIS

- Nhập trực tiếp file thiết kế theo định dạng CAD

- Tạo trực tiếp các points, lines, alignments, surfaces, and corridors để chuyển điểm thiết kế ra hiện trường bằng Trimble Access

- Vẽ mặt cắt dọc, ngang công trình

- Nhập và xử lý data dạng ảnh từ Trimble V10, Trimble Unmanned Aircraft Systems.

Yêu cầu hệ thống

Microsoft Windows 7 (64/32-bit) trở lên

License

Khóa cứng USB cho 1 PC hoặc 1 khóa cho nhiều PC (tùy chọn)

Máy định vị vệ tinh (GPS) RTK Trimble R8s GNSS có độ chính xác cao chuyên dùng trong công tác khảo sát thành lập lưới khống chế tọa độ với độ chính xác cao; Ngoài ra Trimble R8s cũng có thể được dùng trong việc khảo sát, thi công công trình như một chiếc máy đo đạc thông minh, có thể thực hiện được tất cả các công việc trắc địa như giao hội, bố trí đường cong, tính diện tích,…

Máy định vị GPS RTK Trimble R8S GNSS là thế hệ máy đo GPS 2 tần số, đo được cả ở chế độ RTK. Khi đo đạc ngoài thực địa với chế độ RTK, số liệu đo sẽ được lưu trên bộ điều khiển SLATE. Khi đo R8sLT GNSS với chế độ đo lưới, ta không cần sử dụng đến bộ điều khiển. Vì thế trước khi tiến hành tổ chức đo lưới, ta phải chắc chắn đã cài đặt máy định vị GPS RTK Trimble R8S GNSS lưu số liệu trực tiếp trên máy.

Với lần đầu tiên khởi động máy định vị GPS RTK Trimble R8S GNSS, sử dụng bộ điều khiển Slate kết nối và điều khiển máy R8s đo theo chế độ đo lưới (chú ý: lưu số liệu trên máy đo R8s).

Khi kết thúc ca đo ta nhấn nút nguồn trên máy R8s để lưu số liệu. Kể từ lúc này máy sẽ tự động luôn lưu số liệu đo trên bộ nhớ của máy, đo lưới ta không cần mang theo bộ điều khiển nữa.

Lưu ý: Khi đo RTK, máy R8s GNSS có thể chuyển về chế độ lưu dữ liệu trên bộ điều khiển nên tốt nhất ta nên kiểm tra lại công đoạn này trước mỗi lần tổ chức đo lưới.

Cách kiểm tra rất đơn giản, đặt máy R8s ngoài trời, nhấn nút nguồn bật máy, cả 3 đèn đồng loạt sáng, sau đó đèn vệ tinh sẽ nháy chậm lại khi bắt đủ vệ tinh. Đèn nguồn (đèn ngoài cùng bên tay phải nếu ta đứng đối diện với máy) sẽ nháy nếu dữ liệu được ghi trực tiếp trên máy R8s. Nếu đèn nguồn không nháy tức là số liệu không được ghi vào bộ nhớ, ta đo vô ích vì không có dữ liệu đo khi trút.

* Các bước đo:

Máy định vị GPS RTK Trimble R8S GNSS đo tĩnh rất đơn giản. Nhấn phím nguồn để bật máy, đèn nguồn sáng, đèn vệ tinh sáng.

Sau 1 lúc dò tìm đủ số lượng vệ tinh cần thiết, đèn vệ tinh sẽ nháy đỏ chậm lại. Đèn nguồn màu xanh cũng nháy chậm chứng tỏ máy đang ghi dữ liệu vào bộ nhớ. Trạng thái đèn như vậy là máy đang hoạt động hoàn toàn bình thường.

Khi hết thời gian ca đo, ta giữ phím nguồn đến khi đèn vệ tinh tắt thì bỏ tay, sau mấy giây đèn nguồn cũng sẽ tắt. Di chuyển máy đến điểm mới rồi lặp lại quá trình đo tĩnh.

Trong quá trình đo ta nhớ ghi các thông tin cần thiết vào sổ đo như: tên điểm đo, thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc; chiều cao Anten, kiểu đo cao anten.

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

* Trút số liệu đo:

Ở đây, tôi sẽ trình bày trút số liệu đo GPS của máy R8s GNSS bằng phần mềm “Data Transfer”.

Kết nối máy định vị GPS RTK Trimble R8S GNSS với máy tính qua cổng Com. Mở giao diện làm việc của phần mềm “Data Transfer”. Ta phải khởi tạo 1 giao thức kết nối của máy R4GNSS bằng cách. Chọn thiết bị kết nối: nhấn “Devices”

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Tiếp đó, chọn “New”

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Trong hộp “Create New Device”

Chọn tới dòng “GPS Receiver (R/SPS/5000 Series)", nhấp OK

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Bước tiếp theo, chọn cổng Com phù hợp (ở VD của tôi là cổng 6) rồi Next, đánh tên thiết bị kết nối. (VD: R8sLT). Chọn tốc độ truyền lớn nhất (ở đây VD là 115200), xong ấn Next và Finish

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Đóng hộp Device, quay trở lại giao diện chính của “Data Transfer"

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Trong ô Device ta chọn thiết bị R4 mà ta vừa khởi tạo, nhấn kết nối (biểu tượng dấu tích xanh, khoanh tròn trên hình). Khi kết nối thành công sẽ có biểu tượng Connected như trên hình VD. Nhấn “Add…” đề chọn số liệu cần trút.

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Chọn tên File số liệu cần trút, có thể xem và kiểm tra thời gian tạo file khớp với thời gian đo đạc. Chọn đường dẫn đến nơi cần lưu file số liệu, xong nhấp “Open”.

Hướng dẫn sử dụng máy trimble r8s năm 2024

Sau khi chọn tên file cần trút và chọn đường dẫn để lưu file, ta nhấp “Transfer All” là hoàn thành.

2. Đo RTK (Đo động thời gian thực)

Đây có thể nói là chức năng đo tiện ích nhất của dòng máy GPS 2 tần số. Trong khuôn khổ của quyển hướng dẫn này, tôi xin được trình bày 1 bộ đo RTK rất phổ biến và không kém phần tiện lợi hiện nay. Bộ máy GPS R8sLT GNSS với điều khiển Slate sử dụng thêm bộ Radio phát ngoài TDL450H công suất 35W.

Việc đo đạc nói chung là đơn giản nhưng do số lượng thiết bị nhiều, lắp ráp qua nhiều công đoạn, tôi không có điều kiện đưa hình minh họa chi tiết như ở phần đo lưới nên ở đây tôi chỉ nói tổng quát, với những lưu ý mà ta hay vướng phải khiến việc đo đạc không như ý muốn để các bạn tiện tham khảo. Còn hướng dẫn chi tiết chắc phải hẹn các bạn khi thao tác trực tiếp trên máy đo.

*Các thiết bị cấu tạo nên bộ máy đo RTK hoàn chỉnh:

- 01 máy định vị GPS RTK Trimble R8S GNSS đóng vai trò là máy Base (Máy chủ). Máy đặt tại điểm gốc cố định.

- 01 hoặc 2 máy R2GNSS đóng vai trò là máy Rover(Máy di động). Máy đo điểm chi tiết.

- 01 Bộ điều khiển (TSC hoặc Slate) điều khiển máy Base và Rover.

- 01 Bộ phát Radio 35W (Hiện nay phổ biến nhất là TDL450H)

*Các bước tiến hành đo RTK

- Thiết lập Trạm Base: Lắp đặt trạm Base ở điểm gốc cố định. Định tâm chính xác máy R8s GNSS base trên đế máy dọi tâm.

Bật máy đo, kết nối bộ điều khiển với máy R8s GNSS Base qua Bluetooth. Nhập tên điểm đo, độ cao anten, kiểu đo cao anten.

Cắm cáp kết nối giữa bộ phát radio ngoài TDL450 với máy R8s GNSS Base.

Vào phần mềm đo đạc trong bộ điều khiển máy R8s GNSS để kích hoạt trạm Base.

- Thiết lập Trạm Rover: Máy đo R2GNSS Rover được lắp trên sào đo. Tiến hành bật máy đo và kết nối máy đo R2GNSS Rover với SLATE thông qua Bluetooth.

Máy đo R2GNSS được lắp anten UHF (anten đuôi chuột) để thu tín hiệu Radio cải chính phát ra từ trạm Base.

Sau khi kết nối với máy R2GNSS Rover, SLATE sẽ điều khiển máy đo lần lượt đo các điểm chi tiết.

Ngoài thực địa, tọa độ và độ cao của điểm đo chi tiết được xác định ngay tại thời điểm đo và ta có thể xem tọa độ này trực tiếp trên bộ điều khiển. Số liệu của tất cả các điểm chi tiết được lưu trên bộ điều khiển SLATE.

Ta có thể dễ dàng trút số liệu này trên các phần mềm xử lý số liệu của hãng Trimble phục vụ cho công tác tính toán và lưu trữ.

*Các lưu ý khi tiến hành đo RTK.

- Tần số phát Radio UHF cải chính của máy TDL450H đặt tại trạm Base phải trùng với tần số thu UHF của anten thu gắn trên máy R2GNSS Rover. Thông thường trong giải tần quy định của máy ta có thể chọn tần số 450; 460 hay 470MHz phù hợp.

Nguyên nhân trạm Base và trạm Rover không cùng tần số UHF thu phát là trường hợp phổ biến nhất khiến việc đo RTK bị trục trặc.

- Khi máy phát Radio ngoài TDL450H chỉ thu tín hiệu (Rx) mà không phát tín hiệu (Tx), lỗi là ở máy phát Radio ngoài, không phải tại máy Base hay Rover.

Người sử dụng nên liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất. Việc can thiệp vào tần số phát của TDL450H đòi hỏi nhà cung cấp can thiệp, người sử dụng rất khó chữa được lỗi này.