Hướng dẫn thực hiện thông tư 58 2023 tt bgdđt

Hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường trung học (Thông tư 12) và Qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học (Thông tư 58).

Nội dung

v:* {behavior:url(

default

VML);}o:* {behavior:url(

default

VML);}w:* {behavior:url(

default

VML);}.shape {behavior:url(

default

VML);}

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 985 /SGDĐT-TrH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, ngày 10 tháng 7 năm 2012

V/v hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường trung học (Thông tư 12) và Qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học (Thông tư 58).

Kính gửi:

- Trưởng phòng GDĐT các huyện, thị xã, thành phố;

- Hiệu trưởng các trường THPT.

Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT Ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học và Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông;

Sở GDĐT hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường trung học (Thông tư 12) và Qui chế đánh giá xếp loại học sinh trung học (Thông tư 58) như sau:

1. Đối với Điều lệ nhà trường:

Điều 15. Lớp, tổ học sinh

- Mỗi lớp có 2 lớp phó: 1 lớp phó phụ trách học tập và 1 lớp phó phụ trách lao động – sinh hoạt.

- Mỗi lớp chia ra thành 4 tổ.

* Các trường chuyên biệt vận dụng sao cho phù hợp.

2. Đối với Qui chế đánh giá xếp loại học sinh:

2.1. Điều 3. Căn cứ đánh giá, xếp loại hạnh kiểm (Việc xếp loại hạnh kiểm cả năm học chủ yếu căn cứ vào xếp loại hạnh kiểm học kỳ II và sự tiến bộ của học sinh)

Điều chỉnh xếp loại hạnh kiểm cả năm:

  1. Đối với học sinh xếp loại hạnh kiểm học kỳ I thấp hơn học kỳ II

- Một hoặc hai bậc: thì xếp loại cả năm theo học kỳ II;

- Ba bậc: tức là học kỳ I loại yếu, học kỳ II loại tốt thì giáo viên chủ nhiệm xem xét cụ thể để quyết định xếp loại cả năm là tốt hoặc khá.

  1. Đối với học sinh xếp loại hạnh kiểm học kỳ I cao hơn học kỳ II

- Một hoặc hai bậc: thì cả năm xếp loại hạnh kiểm theo học kỳ II;

- Ba bậc: tức là học kỳ I loại tốt, học kỳ II loại yếu thì giáo viên chủ nhiệm xem xét cụ thể để quyết định xếp loại cả năm là yếu hoặc trung bình.

2.2. Điều 4. Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm

- Học sinh học lực kém thì xếp hạnh kiểm cao nhất là khá.

- Học sinh học lực yếu thì xếp hạnh kiểm cao nhất là khá, trừ trường hợp đặc biệt có thể xếp tốt (do hiệu trưởng quyết định).

2.3. Điều 6 (Hình thức đánh giá và kết quả các môn học …) và Điều 19 (Trách nhiệm của giáo viên bộ môn).

Nhà trường phải tạo điều kiện để giáo viên bộ môn, đặc biệt giáo viên dạy môn GDCD tham gia đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.

2.4. Xếp loại hạnh kiểm của học sinh bị kỷ luật:

- Học sinh bị kỷ luật phê bình trước trường ở học kỳ nào thì xếp loại hạnh kiểm cao nhất là khá ở học kỳ đó; trường hợp bị kỷ luật khiển trách thì xếp hạnh cao nhất là trung bình (trường hợp đặc biệt có thể xếp khá - do hiệu trưởng quyết định); nếu kỷ luật từ cảnh cáo trở lên thì xếp hạnh kiểm yếu.

- Học sinh bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên nếu được giảm mức hoặc xoá kỷ luật thì hạnh kiểm được xếp cao nhất là trung bình.

Sở GDĐT yêu cầu các đơn vị nghiên cứu kỹ các Thông tư nêu trên và nội dung công văn này để thực hiện.

1. Khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/08/2014 của Liên Bộ Tài Chính - Bộ GD&ĐT hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên quy định về việc “Chi điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan”: Thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê”.

Do Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 đã được thay thế bởi Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia (Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016), nên nội dung “Chi điều tra, thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập thông tin, minh chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan” quy định tại Khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/08/2014 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016.

2. Cách thức thực hiện các nội dung chi quy định tại Khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/08/2014 theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016: rà soát, đối chiếu các nội dung chi quy định tại Khoản 2 điều 2 Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT để áp dụng các nội dung chi và mức chi tương ứng quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 và sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp được cơ quan có thẩm quyền giao để tổ chức thực hiện.