Hướng dẫn trò chơi nốt nhạc vui

Trò chơi nốt nhạc vui là một trò chơi vận động tập thể thường được các bé mầm non vô cùng yêu thích vì đa số các bé nhỏ thường hứng thú với các âm thanh nhiều. Thông qua trò chơi, trẻ không những được chơi vui mà còn giúp chúng rèn luyện khả năng phản xạ, phát triển tai nghe, biết phân biệt được rất nhiều âm thanh như tiếng mưa, tiếng gió, tiếng gõ cửa hay đơn giản chỉ là tiếng hát của những bạn trong lớp mà các bé đã từng rất quen thân. Chi tiết trò chơi như thế nào, hãy cùng Thủ thuật chơi tìm hiểu nhé!

Người chơi

Trò chơi thường được rất nhiều bé thích thú tham gia, thông thường có khoảng từ 10-30 bạn cùng chơi

Không gian chơi

Thường với những hoạt động tập thể như thế này thì sẽ chọn những địa điểm như lớp học, sân trường để tổ chức bởi chúng có không gian rộng rãi, sạch sẽ, thoáng và an toàn cho người chơi
 

Dụng cụ chơi

- Các nốt nhạc (mười nốt)
- Các loại nhạc cụ: phách tre, gáo dừa, trống lắc, đàn t'rưng...
- Băng cát xét, đàn organ.
- Mười câu hỏi hoặc yêu cầu dán sau mỗi nốt nhạc.
- Phấn, bảng
- Nón dùng để che mắt
- Một số phần thưởng cho các bé

Hướng dẫn trò chơi nốt nhạc vui

Luật chơi

Trên bảng có tất cả 8 nốt nhạc, đằng sau mỗi nốt nhạc tương ứng với 1 câu hỏi hoặc yêu cầu. Lần lượt từng bạn hoặc một nhóm bạn sẽ tham gia chọn nốt nhạc và làm đúng theo yêu cầu sau nốt nhạc. Nếu trả lời đúng thì sẽ được thưởng 1 phần quà thật hấp dẫn. Nếu trả lời sai thì đội khác sẽ có cơ hội trả lời

Cách chơi

Nốt nhạc 1: Lắng nghe xem đó là tiếng gõ của nhạc cụ nào? Được gõ theo tiết tấu gì?
Nốt nhạc 2: Lắng nghe một giai điệu của một bài hát và đoán xem tên của bài hát đó là gì? Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?
Nốt nhạc 3: Đoán xem đó là giọng hát của bạn nào ở trong lớp.Tất cả trẻ cùng hát bài "Cùng chơi trốn tìm", đến câu "Bạn ở đâu" cô sẽ dùng nón che mắt trẻ đó lại. Sau đó chỉ vào một trẻ khác, trẻ đó phải hát to: "Tôi sẽ ra ngay đây mà". Vừa hát vừa chạy ra khỏi lớp. Trẻ bị che mắt phải đoán xem bạn nào vừa hát vừa đi ra khỏi lớp.
Nốt nhạc 4: Hát với ca sĩ bài:" những lá thuyền ước mơ"( cô hoặc một trẻ khác là ca sĩ)
Nốt nhạc 5: Hãy lắng nghe và đoán xem đó là âm thanh gì?
Nốt nhạc 6: Đoán xem âm thanh của ly nào?

Cô rót 2 ly nước: 2 ly có mức nước bằng nhau nhưng khác nhau về độ dày, mỏng. Cho trẻ nghe âm thanh ở 2 ly nước, sau đó bịt mắt trẻ lại, cô gõ vào mỗi ly và cho trẻ đoán xem đó là âm thanh phát ra từ ly nước nào?
Ngoài ra để tăng thêm độ khó thì cô thêm 1 ly nước nữa để cho trẻ nghe âm thanh cả 3 ly.

Nốt nhạc 7: Tạo dáng các con vật có tên trong bài hát.
Nốt nhạc 8: Hãy lắng nghe và vẽ mô phỏng theo giai điệu.

Nếu giai điệu bằng sẽ vẽ đường ngang , nếu giai điệu tăng dần thì vẽ lên cao dần và giai điệu xuống thấp sẽ vẽ thấp dần.

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 05/03/2021, 17:29

- Trò chuyện với bác bảo vệ: hướng dẫn trẻ hỏi thăm công việc của bác bảo vệ. * Hoạt động5: Trò chơi trúc xanh.[r] (1)NỐT NHẠC VUI I/ Mục tiêu cần đạt: - Rèn kỹ ca hát - Nhớ tên hát học - Biểu diễn vận động minh họa cho hát - Phản ứng nhanh nhẹn tham gia trò chơi II/ Hoạt động ngày: * Hoạt động1: Mình lắc lư - Nghe hát trẻ thích: hỏi trẻ giai điệu hát trẻ nhún nhảy, lắc lư theo giai điệu * Hoạt động 2: Hát với + Chúng ta hát: tổ chức cho trẻ hát “ Bác đưa thư vui tính ” - Cơ đàn giai điệu đoạn hát, hỏi trẻ giai điệu hát nào? - Chúng ta hát ( cô đàn cho trẻ hát ) - Vận động minh họa cho hát: Trẻ chia nhóm vận động minh họa hát +Thi hát với nhau: - Kết nhóm bạn - Trẻ tự thảo luận chọn động tác nhóm để hát nhóm bạn + Trò chơi: Nốt nhạc vui - Chia trẻ nhóm - Nghe nhạc hịa tấu đóan tên hát - Nhóm hoa thưởng thắng * Hoạt động3: Bé làm ca sĩ - Thiết kế sân khấu: trang trí sân khấu: chuẩn bị giấy màu, ống hút, dây kim tuyến,….cho trẻ trang trí - Bé làm ca sĩ: trẻ lên sân khấu biểu diễn hát trẻ thích * Hoạt động4: Nghe hát em chơi - Trò chuyện với bác bảo vệ: hướng dẫn trẻ hỏi thăm công việc bác bảo vệ (2)- Trẻ lật cặp hình giống

- Xem thêm -

Xem thêm: nốt nhạc vui giáo án nguyễn bích thuận thư viện tài nguyên giáo dục long an,

Đề tài : CÁC TRÒ CHƠI ÂM NHẠC LUYỆN TAI NGHE

I. MĐYC:
A/ Giáo dưỡng
1, KIẾN THỨC:

• Trẻ hiểu các luật chơi của trò chơi "Nốt nhạc vui".
• Đoán được giai điệu của bài nhạc: gió hư rồi đấy nhé
• Hiểu được nội dung, giai điệu của bài: "Chỉ có một trên đời" và biết vận động minh họa cho bài hát trên.
2, KỸ NĂNG
• Phân biệt được các âm thanh: tiếng mưa, tiếng gió, tiếng gõ cửa, âm thanh phát ra từ 2 ly nước,giai điệu cao thấp...
• Tạo dáng và bắt chước một số động tác của các con vật.
• Phân biệt và đốn được giọng hát của bạn trong lớp
3, PHÁT TRIỂN
• Phát triển tai nghe, khả năng phản ứng nhanh nhạy.
B/ Giáo dục
• Biết phối hợp tốt với bạn trong các hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

-Các nốt nhạc bằng bitits (mười nốt)
-Các loại nhạc cụ: phách tre, gáo dừa, trống lắc, đàn tơrưng...
-Các bông hoa thưởng cho trẻ.
-Băng catset, đàn organ.
-Mười câu hỏi dán sau mỗi nốt nhạc.
-Phấn, bảng
-Nón bịt mắt.
- Sao, mây, mặt trời..., khăn voan, quạt..., để trẻ cùng cô múa minh họa theo bài: "Chỉ có một trên đời".
- Thẻ chữ cái l, m, n.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:

1/ HOẠT ĐỘNG 1: ổn định lớp và giới thiệu
- trò chơi ổn định: "chị gió"
- Cô giới thiệu: Hôm nay lớp lá 1 sẽ tổ chức một trò chơi thật hấp dẫn, đó là trò chơi: "Nốt nhạc vui".
- Các bạn tham gia trò chơi phải hiểu và nắm rõ luật chơi như sau: trên bảng có tất cả 8 nốt nhạc,sau mỗi nốt nhạc là 1 câu hỏi. Lần lượt từng bạn hoặc một nhóm bạn sẽ tham gia chọn nốt nhạc và làm đúng theo yêu cầu sau nốt nhạc. nếu trả lời đúng thì sẽ được thưởng 1 phần quà thật hấp dẫn.
- Cô gọi từng trẻ hoặc từng nhóm trẻ lên tham dự trò chơi
2/ HOẠT ĐỘNG 2: Trẻ tham gia trò chơi
* Nốt nhạc 1:
- "Hãy lắng nghe và đoán xem đó là tiếng gì?".
* Nốt nhạc 2:
- Lắng nghe giai điệu và đốn xem đó là bài hát gì? Của nhạc sĩ nào sáng tác?
* Nốt nhạc 3:
- Đốn xem đó là giọng hát của bạn nào (Cả lớp cùng hát bài "Cùng chơi trốn tìm", đến câu "Bạn ở đâu" cô sẽ dùng nón che mắt trẻ đó lại. Sau đó chỉ vào một trẻ khác, trẻ đó phải hát to: "Tôi sẽ ra ngay đây mà"ø. và vừa hát vừa chạy ra khỏi lớp .Trẻ bị che mắt phải đốn xem bạn nào vừa hát vừa đi ra khỏi lớp.
* Nốt nhạc 4:
- "Lắng nghe xem đó là tiếng gõ của nhạc cụ nào? Được gõ theo tiết tấu gì?"
* Nốt nhạc 5:
- Hát với ca sĩ bài:" những lá thuyền ước mơ"( cô là ca sĩ)
* Nốt nhạc 6:
- "Đốn xem âm thanh của ly nào?"
- Cô rót 2 ly nước: (2 ly bằng nhau nhưng mức nước khác nhau). Cho trẻ nghe âm thanh ở 2 ly nước, sau đó bịt mắt trẻ lại, cô gõ vào mỗi ly và cho trẻ đốn xem đó là âm thanh phát ra từ ly nước nào?
Có thể nâng cao luật chơi bằng cách cô thêm 1 ly nước nữa để cho trẻ nghe âm thanh cả 3 ly.
* Nốt nhạc 7:
- Tạo dáng các con vật có tên trong bài hát.
* Nốt nhạc 8:
- Hãy lắng nghe và vẽ theo giai điệu.
Nếu giai điệu thấp sẽ vẽ đường ngang __ , nếu giai điệu tăng dần thì vẽ lên cao dần và giai điệu xuống thấp sẽ vẽ thấp dần
- Cô nhận xét, tuyên dương buổi chơi và giới thiệu cho trẻ nghe bài hát: Chỉ có một trên đời

3/ HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát: "Chỉ có một trên đời".
- Lần 1: Cô hát cho trẻ nghe.
- Lần 2: Cô hát và trẻ cùng vận động minh họa theo bài hát (bằng nhạc cụ, khăn voan, quạt...)