Hướng dẫn viết công văn đề nghị năm 2024

Sau đây MISA chia sẻ đến Anh/Chị mẫu công văn đề nghị Cơ quan thuế hướng dẫn thủ tục, vướng mắc pháp lý, trong quá trình làm việc có thể Anh/Chị sẽ cần dùng tới nhé !

Tải mẫu tại đây

Tên cơ quan thuế mà doanh nghiệp dự định gửi công văn đến.

Trích yếu nội dung công văn: Xác định và ghi ngắn gọn vấn đề vướng mắc cần được cơ quan thuế giải đáp.

Trường hợp là người đại diện theo ủy quyền thì ghi thông tin về: Họ tên, số giấy ủy quyền (văn bản ủy quyền), số CMND/CCCD/Hộ chiếu cùng với ngày cấp và nơi cấp, chổ ở hiện tại.

Trình bày cụ thể tình hình của doanh nghiệp, những vấn đề, thắc mắc mà doanh nghiệp đang vướng phải.

Tên cơ quan thuế tiếp nhận công văn.

Trình bày vắn tắt lại câu hỏi chính và các câu hỏi có liên quan cần được cơ quan thuế giải đáp, hướng dẫn.

Tên cơ quan thuế tiếp nhận công văn.

1. Công văn đề nghị hướng dẫn thủ tục, vướng mắc pháp lý về thuế được gửi đến cơ quan nào? Tại khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau: “Điều 2. Đối tượng áp dụng ... 2. Cơ quan quản lý thuế bao gồm:

  1. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;
  2. Cơ quan hải quan bao gồm Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.” Như vậy, cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế và Chi cục Thuế khu vực. Tùy thuộc vào vấn đề mà doanh nghiệp vướng phải, công văn đề nghị hướng dẫn thủ tục, vướng mắc pháp lý sẽ được gửi đến Cơ quan thuế có thẩm quyền tương ứng theo quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế Căn cứ Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế; cơ quan thuế có trách nhiệm công khai mức thuế phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên địa bàn xã, phường, thị trấn. - Bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật. - Thực hiện việc miễn thuế; giảm thuế; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ; khoanh tiền thuế nợ, không thu thuế; xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa; hoàn thuế theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thực hiện pháp luật về thuế theo thẩm quyền. - Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra thuế, thanh tra thuế cho người nộp thuế và giải thích khi có yêu cầu. - Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. - Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp của người nộp thuế theo trưng cầu, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Lưu ý: - Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo - Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc.

Nguồn : Pháp Lý Khởi Nghiệp

Nếu có vướng mắc trong quá trình sử dụng MISA, bạn sẽ được giải đáp miễn phí bởi MISA qua kênh này BẤM VÀO ĐÂY

Trên thực tế hiện nay, một số doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan hay một tổ chức bất kỳ đều gặp vướng mắc trong quá trình soạn thảo các công văn gửi đến đối tác, khách hàng, hoặc công văn giải trình, đôn đốc, nhắc nhở. Lạc Việt cung cấp một số công văn thông dụng sau:

1. Mẫu công văn đề nghị soạn như thế nào ?

1.1 Mẫu công văn đề nghị mới nhất

Công văn đề nghị được hiểu như một sự thúc ép mang tính thực thi một yêu cầu cụ thể nào đó căn cứ theo quy định pháp luật hoặc thỏa thuận giữa các bên với hàm ý nhắc nhở, đôn đốc thực hiện.

TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ/CƠ QUAN

—————

Số: ………./CV-….

V/v: ……………(1)……………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa danh, ngày …. tháng …….. năm …….

Kính gửi:…………………

– Về nội dung:

+ Cần nêu rõ nội dung kiến nghị vấn đề gì;

+ Nguyên nhân hoặc lý do gửi công văn;

+ Đề nghị thời hạn trả lời công văn (phúc đáp).

– Kết thúc công văn: Mong quý cơ quan … ; hoặc ông, bà …… sớm trả lời cho chúng tôi được biết.

Xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận: – Như trên ..(3)……..; – …………………….; – Lưu: VT, ..(4)……..

ĐẠI DIỆN CƠ QUAN/ TỔ CHỨC (5)

(Ký, đóng dấu)

Địa chỉ: Số ……… đường….., huyện/quận/thành phố:……., tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ...

Điện thoại: ….………………….……., Fax: …….……

Email: …………..………….; Website: ………………….

1.2 Hướng dẫn cách viết Công văn đề nghị:

(1) Trích yếu nội dung công văn. Xác định vấn đề cơ bản cần nêu trong công văn;

(2) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân dự định gửi công văn đến/ nơi nhận công văn;

(3) Tên đơn vị, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc hoặc trong nội dung công văn;

(4) Địa chỉ cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để tiếp nhận đơn; số điện thoại đơn vị/cá nhân nhận công văn, số Telex, số Fax; địa chỉ email; Website. Nếu nơi nhận trong phần kính gửi của Công văn là những chức danh, chức vụ cao cấp của Nhà nước, thì phần nơi nhận không ghi “như trên” mà ghi trực tiếp những chức danh/chức vụ đó vào;

(5) Trong trường hợp đại diện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không thể ký thì có thể để người có thẩm quyền khác ký thay hoặc thừa lệnh ký theo đúng quy định của pháp luật và phải có giấy tờ kèm theo chứng minh đủ điều kiện ký thay.