Huyện tam bình có bao nhiêu xã năm 2024

Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, với sự quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đã đoàn kết, cố gắng vươn lên đạt được kết quả tích cực.

Huyện tam bình có bao nhiêu xã năm 2024

Trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tam Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

TTXVN - Ngày 7/3, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tam Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Huyện Tam Bình có diện tích tự nhiên hơn 290,6 km2, có 17 đơn vị hành chính gồm 16 xã và 1 thị trấn. Huyện có hơn 40.000 hộ với dân số trên 156.000 người. Qua hơn 12 năm triển khai, thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới, huyện có 16/16 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 5 xã nông thôn mới nâng cao (chiếm 31%); trong đó, thị trấn Tam Bình đạt chuẩn đô thị văn minh.

Bộ mặt nông thôn của huyện từng bước đổi mới, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giao thông nông thôn đã đảm bảo ô tô đi đến trung tâm tất cả các xã và thị trấn.

Huyện Tam Bình thực hiện thành công mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung vào 3 loại cây trồng chủ lực gồm lúa, cam sành và rau màu các loại. Từ sự phát triển tích cực của sản xuất nông nghiệp đã từng bước góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân. Thu nhập bình quân đầu người đạt 57,7 triệu đồng/năm, tăng gần 40,5 triệu đồng so năm 2011. Hệ thống giáo dục tiếp tục phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Tất cả các xã và thị trấn đều có trạm y tế đạt chuẩn, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt chuẩn gần 95%...

Biểu dương, chúc mừng thành tích nổi bật của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Tam Bình đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nhấn mạnh, huyện là căn cứ địa cách mạng quan trọng của tỉnh trong 2 cuộc kháng chiến. Từ một vùng đất còn nhiều khó khăn sau chiến tranh, với sự quyết tâm, nỗ lực, sáng tạo, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân đã đoàn kết, cố gắng vươn lên đạt được kết quả tích cực.

Nhấn mạnh "đạt được đã khó, giữ vững thành tích đã đạt được càng khó khăn hơn", Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và huyện Tam Bình cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục hạn chế, khó khăn để tiếp tục nâng chất các tiêu chí huyện nông thôn mới.

Thời gian tới, huyện cần xây dựng kế hoạch, lộ trình và giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, mức độ đạt được tiêu chí theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025. Trong đó, huyện tập trung nâng chất các tiêu chí liên quan trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân như: Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, y tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp; phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao.

Huyện nâng cao hiệu quả thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp; vận động người dân liên kết sản xuất gắn với chuỗi giá trị ngành hàng, có hợp đồng cung ứng và bao tiêu sản phẩm từ khâu sản xuất đến thu mua, đóng gói, chế biến, tiêu thụ qua đó nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm bớt khâu trung gian, tăng thu nhập cho nông dân.

Ngoài ra, huyện tiếp tục phát huy thế mạnh về vi trí địa lý để thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ nhằm phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập; phối hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động. Mặt khác, huyện phát triển đô thị gắn với xây dựng nông thôn mới; bố trí nguồn lực hợp lý để duy tu, sửa chữa các công trình, nhất là đường giao thông nông thôn.

Dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long tặng Cờ thi đua cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tam Bình có thành tích đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023; tặng Bằng khen cho 3 tập thể và 7 cá nhân có thành tích đóng góp cho phong trào xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ công trình phúc lợi trị giá 10 tỷ đồng.

Huyện Tam Bình là địa phương thứ 3 của Vĩnh Long đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay toàn tỉnh có 75/87 (đạt 86,2%) xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 32 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Có 3 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới./.

Mới đây, Mỹ Thạnh Trung là xã cuối cùng trong số 16 xã, thị trấn của huyện Tam Bình được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đây là kết quả của sự tập trung dồn sức từ đầu tư của tỉnh, của huyện và phát huy tốt nội lực địa phương với tổng nguồn vốn hơn 155 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Buôl, xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, phấn khởi cho biết: “Người dân nơi đây rất đồng tình, ủng hộ xây dựng nông thôn mới. Nhiều người đã hiến đất làm đường, dựng chợ, tham gia trồng hoa cảnh để làm đẹp cho làng quê”… Với quan điểm xây dựng nông thôn mới có điểm xuất phát nhưng không có điểm kết thúc, từng địa phương trên địa bàn huyện Tam Bình đã chủ động đề ra giải pháp hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí. Chẳng hạn như xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình là quê hương của Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Năm 2017, Hòa Hiệp đạt chuẩn nông thôn mới, đến năm 2021 tiếp tục đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Hiệp Phan Thành Cảnh cho biết: Với phương châm “dân làm, Nhà nước hỗ trợ, dân hưởng thụ và dân tự quản”, cả hệ thống chính trị và toàn dân trong xã phát huy tinh thần tự nguyện, tự giác cùng giữ tiêu chí nông thôn mới nâng cao và hướng đến xã nông thôn mới kiểu mẫu…

Khi mới bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Tam Bình có xuất phát điểm tương đối thấp. Số tiêu chí đạt được bình quân của huyện là 7-8 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân đầu người khoảng 17,225 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 10,02%; tỷ lệ hộ cận nghèo hơn 5,62%; hạ tầng nông thôn còn thiếu và yếu kém...

Nhờ sự chung sức, đồng lòng, đến nay, huyện đã đạt nhiều kết quả khả quan. Bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới, cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ngày càng phát triển, hệ thống giao thông nông thôn đã bảo đảm xe ô-tô đi đến trung tâm tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Thủy lợi được đầu tư ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 58,2 triệu đồng/năm, tăng bình quân hằng năm 3,41 triệu đồng/người/năm.

Tam Bình hiện có 20 hợp tác xã đang hoạt động, trong đó có 17 hợp tác xã nông nghiệp, hai hợp tác xã thương mại dịch vụ và một hợp tác xã thủ công mỹ nghệ, tăng 15 hợp tác xã so với năm 2011; tổng số thành viên của hợp tác xã là 620 người, tăng 558 thành viên so với năm 2011. Huyện đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình có hiệu quả kinh tế cao, trong đó, tập trung thực hiện các mô hình sản xuất đạt các tiêu chuẩn hữu cơ cho các sản phẩm chủ lực và sản phẩm có tiềm năng, có thị trường tiêu thụ…

Ở Tam Bình, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được chú trọng thực hiện như: Mô hình sản xuất lúa ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng công nghệ tưới tự động; trồng cam đạt tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng hệ thống tưới tự động, bán tự động… Toàn huyện có 23 sản phẩm đặc trưng được chứng nhận tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trong đó có sáu sản phẩm đạt 4 sao; 17 sản phẩm đạt 3 sao.

Hệ thống giáo dục của huyện tiếp tục phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đạt được những kết quả cao trong phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chương trình phổ cập giáo dục phổ thông đạt kết quả tốt. Công tác chăm sóc sức khỏe người dân được quan tâm thường xuyên (tất cả các xã và thị trấn đều có trạm y tế đạt chuẩn); tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt chuẩn đạt 94,6%; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tam Bình Nguyễn Quốc Thái cho biết: Huyện Tam Bình quyết tâm giữ vững và nâng cao các tiêu chí huyện nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2025 có sáu xã nông thôn mới nâng cao và một xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Huyện tập trung thực hiện chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh; chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, phấn đấu bình quân thu nhập đầu người đạt 67 triệu đồng/năm trở lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 2%, tỷ lệ lao động qua đào tạo tại xã nông thôn mới đạt 70%, tại xã nông thôn mới nâng cao đạt 75%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế hơn 95%; phấn đấu đến năm 2025, có 70% số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia…

Huyện Tam Bình đã có cả 16 đơn vị hành chính cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới; ba xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và một thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của huyện ngày càng đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm còn 2,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 58,2 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 40 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.