Kế hoạch to chức hoạt động giáo dục môn Sinh học

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

GẮN VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH

MÔN : SINH - THÁNG 5 NĂM 2019

I. MỤC TIÊU:

Với mong muốn học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế liên quan đến những vấn đề: Hình thành kiến thức về nội dung bài học Thực hành tìm hiểu môi trường  địa phương Sinh học 6. Giáo dục cho học sinh ý thức học tập lòng say mê yêu thích bộ môn, nghiêm túc hợp tác tốt linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên quan môn trong việc lĩnh hội kiến thức đối với thực tiễn đời sống. Học sinh biết được môi trường sống của các loài cây khác nhau thì điều kiện chăm sóc và phát triển khác nhau, để canh tác sản xuất con người sử dụng nhiều biện pháp nhân giống như giâm cành, chiết cành, trồng bằng hạt, củ, ...Học sinh biết lợi ích của việc giâm cành, và triết cành trong sản suất.

Một số loài cây có ảnh hưởng đến đời sống sản xuất và học tập có liên quan đến môn Sinh học .

Buổi trải nghiệm dạy học gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn Sinh học, gắn được Sinh học với thực tiễn cuộc sống. Kiến thức thực tiễn sẽ xây dựng tình yêu và niềm tin với khoa học đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo của các em. Hi vọng với những kiến thức thực tế này sẽ là nền tảng để các em đề ra những giải pháp giải khoa học giải quyết vấn đề thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC:

1. Nội dung:

- Đối tượng: hs khối 6 tham gia buổi trải nghiệm.
- Thời gian tổ chức: Một buổi vào chiều ngày 15 tháng 5 năm 2019 .

2. Hình thức tổ chức:

Do Cô Đỗ Thị Nhung Vũ Thị Hiếu phụ trách

Đến khu trồng mía và táo bản Vàng Bó.

          - Chi phí tổ chức: không.
          - Học sinh mang theo sổ sách ghi chép, các dụng cụ phục vụ cho công tác

thực hành tham quan

III. CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm:

+ Tiết 1:tại lớp học 6a1, 6a2, 6a3 .cho học sinh nghiên cứu lý thuyết

+ Tiết 2: Đi tham quan thực tế

2. Thời gian: 13h 45 phút đến hết buổi chiều ngày 15 tháng 5 năm 2019

3. Thành phần:

- Học sinh:  HS lớp 6

- Đại biểu mời:  BGH, ,  ĐTN, GV bộ môn

4. Phân công công việc:

- Nội dung:  Thiết kế Đ/c Đỗ Thị Nhung

- Dẫn chương trình: Đ/c Đỗ Thị Nhung

- Phụ trách âm thanh, máy tính, loa đài: Đ/c Teo Văn Cường

- Mời đại biểu tham dự:  BGH, các GVBM.

IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM:

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức.

MC dẫn chương trình mởì đầu hoạt động trải nghiệm, giới thiệu vai trò môn sinh học đối với đời sống kinh doanh sản xuất.

2. Hoạt động 2: Kiến thức về Sinh học và vấn đề sản xuất kinh doanh HS được phân công nhiệm vụ lên trình bày các câu hỏi chuẩn bị trước ở nhà.

3. Hoạt động 3: Giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh.
4. Hoạt động 4: Dẫn học sinh tham gia trải nghiệm.

5. Hoạt động 5: HS bốc thăm khu vực thực hành.

6. Hoạt động 6: Kết thúc ngoại khóa.
MC kết thúc buổi ngoại khóa, yêu cầu các nhóm được phân công nhiệm vụ viết thu hoạch.

V. ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM:

Mỗi lớp, mỗi nhóm, mỗi học sinh được phân công nhiệm vụ tự đánh giá, rút kinh nghiệm về những điều các bạn hài lòng, chưa hài lòng và muốn thay đổi về hoạt động; nhu cầu, mong muốn của các bạn về những hoạt động trải nghiệm tiếp theo.

Mẫu kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của Tổ chuyên môn được ban hành theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, giúp thầy cô tham khảo, lên kế hoạch theo đúng mẫu. Hãy tham khảo kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngay bên dưới với CNTA nhé.

Tải về kế hoạch dạy học môn học và kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm cả mẫu kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của tổ chuyên môn được ban hành kèm Công văn 5512 này. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây của Cẩm Nang Tiếng Anh:

Xem thêm : biên bản họp phụ huynh học sinh

Dưới đây là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn mới nhất hãy tham khảo nhé các bạn !

Phụ lục II
KHUNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
[Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT]

TRƯỜNG: ………………….
TỔ: …………………………
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
[Năm học 20….. – 20…..]

1. Khối lớp: ………………….; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề[1] Yêu cầu cần đạt[2] Số tiết[3] Thời điểm[4] Địa điểm[5] Chủ trì[6] Phối hợp[7] Điều kiện thực hiện[8]
1
2

2. Khối lớp: ………………….; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề[1] Yêu cầu cần đạt[2] Số tiết[3] Thời điểm[4] Địa điểm[5] Chủ trì[6] Phối hợp[7] Điều kiện thực hiện[8]
1
2

3. Khối lớp: ………………….; Số học sinh:…………….

….

[1] Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

[2] Yêu cầu [mức độ] cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.

[3] Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.

[4] Thời điểm thực hiện hoạt động [tuần/tháng/năm].

[5] Địa điểm tổ chức hoạt động [phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản, tại thực địa…].

[6] Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.

[7] Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.

[8] Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu…

TỔ TRƯỞNG
[Ký và ghi rõ họ tên]
…., ngày tháng năm 20…

HIỆU TRƯỞNG
[Ký và ghi rõ họ tên]

TRƯỜNG THCS …………
TỔ : SINH – HÓA – CÔNG NGHỆ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
[Năm học 2021 – 2022 ]

1. Khối lớp: 6; Số học sinh :…………….

STT Chủ đề [1] Yêu cầu cần đạt [2] Số tiết [3] Thời điểm [4] Địa điểm [5] Chủ trì [6] Phối hợp [7] Điều kiện thực hiện [8]
1 Sinh hoạt tập thể HS tìm hiểu kiến thức về Lí – Hóa – Sinh 3 15 Hội trường Giáo viên bộ môn KHTN 6 GVCN

HS

– Máy chiếu

– Bảng phụ

2 Sinh hoạt tập thể HS tìm hiểu kiến thức về Lí – Hóa – Sinh 3 27 Hội trường Giáo viên bộ môn KHTN 6 GVCN

HS

– Máy chiếu

– Bảng phụ

2. Khối lớp: 7; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề

[1]

Yêu cầu cần đạt

[2]

Số tiết

[3]

Thời điểm

[4]

Địa điểm

[5]

Chủ trì

[6]

Phối hợp

[7]

Điều kiện thực hiện

[8]

1 Sinh hoạt tập thể HS tìm hiểu kiến thức về Lí – Hóa – Sinh 3 15 Hội trường Giáo viên bộ môn KHTN 7 GVCN

HS

– Máy chiếu

– Bảng phụ

2 Sinh hoạt tập thể HS tìm hiểu kiến thức về Lí – Hóa – Sinh 3 26 Hội trường Giáo viên bộ môn KHTN 7 GVCN

HS

– Máy chiếu

– Bảng phụ

3. Khối lớp: 8; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề

[1]

Yêu cầu cần đạt

[2]

Số tiết

[3]

Thời điểm

[4]

Địa điểm

[5]

Chủ trì

[6]

Phối hợp

[7]

Điều kiện thực hiện

[8]

1 Sinh hoạt tập thể HS tìm hiểu kiến thức về Hóa – Sinh 3 15 Hội trường Giáo viên bộ môn Sinh – Hóa 8 GVCN

HS

– Máy chiếu

– Bảng phụ

2 Sinh hoạt tập thể HS tìm hiểu kiến thức về Hóa – Sinh 3 26 Hội trường Giáo viên bộ môn Sinh – Hóa 8 GVCN

HS

– Máy chiếu

– Bảng phụ

4. Khối lớp: 9; Số học sinh:…………….

STT Chủ đề

[1]

Yêu cầu cần đạt

[2]

Số tiết

[3]

Thời điểm

[4]

Địa điểm

[5]

Chủ trì

[6]

Phối hợp

[7]

Điều kiện thực hiện

[8]

1 Bài 14: Thực hành: Quan sát hình thái nhiễm sắc thể. – Học sinh nhận biết dạng NST ở các kì.

– Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi.

1 7 Phòng học bộ môn GVBM Học sinh – Tranh H 8.5 Sgk, tiêu bản NST, kính hiển vi

– Bảng phụ

2 Bài 20: Thực hành: Quan sát và lắp mô hình ADN – Củng cố cho HS kiến thức về cấu trúc phân tử ADN.

– Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN.

– Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN.

1 12 Phòng học bộ môn GVBM Học sinh – Tranh hoặc mô hình AND, màn hình, máy chiếu…

– Bảng phụ

Bài 26: Thực hành: Nhận biết vài dạng đột biến – Học sinh nhận biết 1 số đột biến hình thái ở thực vật và phân biệt sự sai khác về hình thái của thân, lá, hoa, quả, hạt giữa thể lưỡng bội và thể đa bội trên tranh, ảnh.

– Nhận biết được một số hiện tượng mất đoạn NST trên ảnh chụp hoặc trên tiêu bản hiển vi.

1 15 Phòng máy chiếu GVBM Học sinh – Tranh ảnh về các dạng đột biến gen hoặc đột biến NST, máy chiếu…

– Bảng phụ

Bài 27: Thực hành: quan sát thường biến – Học sinh nhận biết một số thường biến phát sinh ở một số đối tượng thường gặp qua tranh, ảnh và mẫu vật sống.

– Qua tranh, ảnh HS phân biệt sự khác nhau giữa thường biến và đột biến.

– Qua tranh ảnh và mẫu vật sống rút ra được:

+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc rất ít chịu tác động của môi trường.

+ Tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

1 15 Phòng máy chiếu GVBM Học sinh – Tranh ảnh thường biến ở ĐV và TV

– Mẩu vật, máy chiếu ….

Bài 45-46. Thực hành: Tìm hiểu môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật + HS tìm được dẫn chứng và trình bày về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát. 1 23 Vườn trường GVBM Học sinh – Kẹp ép cây, giấy báo, kéo

– Giấy kẻ li, bút chì, vợt bắt côn trùng

– Băng hình về môi trường sống của SV

Bài 51-52. Thực hành: Hệ sinh thái + HS nêu được các thành phần của Hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn 1 26 Thực địa GVBM Học sinh – Dao con, dụng cụ đào đất, vợt bắt côn trùng, túi nilon. Kính lúp, giấy, bút

– Băng hình về các hệ sinh thái

Bài 56, 57. Thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường địa phương – HS chỉ ra được nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.

– Nâng cao nhận thức của HS đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường

1 30 Thực địa GVBM Học sinh – Giấy bút

– Bảng phụ 56.1, 56.2, 56.3 [sgk trang 170,171, 172]

Bài 62. Thực hành: Vận dụng Luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương – Vận dụng được những nội dung cơ bản của Luật bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể của địa phương và nâng cao ý thức trong việc môi trường ở địa phương. 1 33 Phòng học bộ môn GVBM Học sinh – Giấy, bút

– Nội dung Luật bảo vệ môi trường

TỔ TRƯỞNG ….., ngày ….. tháng….. năm 2021

HIỆU TRƯỞNG

[1] Tên chủ đề tham quan, cắm trại, sinh hoạt tập thể, câu lạc bộ, hoạt động phục vụ cộng đồng.

[2] Yêu cầu [mức độ] cần đạt của hoạt động giáo dục đối với các đối tượng tham gia.

[3] Số tiết được sử dụng để thực hiện hoạt động.

[4] Thời điểm thực hiện hoạt động [tuần/tháng/năm].

[5] Địa điểm tổ chức hoạt động [phòng thí nghiệm, thực hành, phòng đa năng, sân chơi, bãi tập, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản, tại thực địa…].

[6] Đơn vị, cá nhân chủ trì tổ chức hoạt động.

[7] Đơn vị, cá nhân phối hợp tổ chức hoạt động.

[8] Cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, học liệu…

Video liên quan

Chủ Đề