Kể tên các thành phần biệt lập đã học lớp 9

STT

 Thành phần biệt lập

Khái niệm

Công dụng

Dấu hiệu

Ví dụ

1

Thành phần tình thái

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu

Đánh giá sự vật, sự việc của người nói [viết] về nội dung được nói đến trong câu

Những từ chỉ mức độ

Chắc chắn, có lẽ, ắt hẳn,…

2

Thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói[ vui , buồn, mừng, giận…]

Bộc lộ cảm xúc

Các từ ngữ cảm thán

Ồ, trời ơi, ôi,…

3

Thành phần gọi- đáp

Thành phần gọi- đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. Qua đó cũng thể hiện được thái độ của người nói[viết] với người nghe

[người đọc]

+ Duy trì cuộc giao tiếp

+ Thể hiện được thái độ của người nói[người viết] đối với người người nghe [người đọc]

Từ ngữ gọi đáp

Này, ơi, Thưa ông, thưa bà, …

4

Thành phần phụ chú

Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu

Bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu

Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc

đơn, giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy, sau dấu hai chấm.

Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

[Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà]

........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

2. Xác định các thành phần biệt lập [gọi tên] và cho biết công dụng ý nghĩa của chúng trong từng câu sau đây

a.     Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

[Ca dao]

 b.  Cô bé nhà bên[ có ai ngờ]

      Cũng vào du kích

      Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

      Mắt đen tròn [ thương thương quá đi thôi]

[Giang Nam – O du kích]

 c. Móng Cái- quê tôi là nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S Việt Nam

 d. Mày ơi, đi ăn chè với tao đi!

 e. Trời ơi, tôi không thể ngờ được rằng chính anh ta lại là hung thủ gây ra sự việc này.

 f.  Có lẽ tôi đã sai khi không chịu nghe lời ba mẹ

 g. Thi đại học, tôi đã đỗ thủ khoa năm ấy

 h. Với tôi, gia đình là quan trọng nhất

 i. Tôi yêu anh ấy, có lẽ vậy.

 k. Ôi, anh ấy ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ

Mục lục

1. Khái niệm [edit]

2. Tác dụng [edit]

3. Phân loại [edit]

Khái niệm [edit]

Thành phần biệt lập là những thành phần nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu [cấu trúc cú pháp của câu gồm các thành phần như: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ…], không tham gia vào việc diễn đạt sự việc trong câu.

Tác dụng [edit]

Thành phần biệt lập có những tác dụng khác nhau:


  • Thể hiện độ tin cậy đối với sự việc được nói đến


  • Thể hiện quan hệ giữa những người giao tiếp




Phân loại [edit]

1. Thành phần tình thái

Thành phần tình thái là thành phần biệt lập nêu nhận định, các đánh giá của người nói đối với nội dung sự việc được nói đến trong câu hoặc thái độ, cách ứng xử của người nói đối với người nghe.

  • Các ý nghĩa cụ thể của thành phần tình thái:

         - Nêu độ tin cậy đối với sự việc được nói đến trong câu

Hình như đó là bạn Lan.

         - Nêu nguồn ý kiến của sự việc được nói đến trong câu

Theo dự báo của đài, hôm nay trời sẽ mưa vào buổi chiều

         - Nêu thái độ, quan hệ giữa người nói và người nghe

Cháu chào ông

         - Thái độ giữa người nói và người nghe, ngoài thành phần tình thái, còn được thể hiện rất rõ qua các từ xưng hô.

 “Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà”. [Nguyên Hồng]

2. Thành phần cảm thán

  • Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói [vui, buồn, mừng, giận,...].
  • Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

  Chà, cái bánh to quá.

  • Việc bộc lộ cảm xúc của người nói nhiều khi được tách thành một câu riêng. Đó là câu đặc biệt cảm thán.

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” [Thế Lữ]

3. Thành phần gọi – đáp

  • Thành phần gọi – đáp là thành phần biệt lập để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp giữa người nói và người nghe.
  • Thành phần gọi đáp có thể đứng đầu câu hoặc cuối câu. Để gọi – đáp, có thể sử dụng câu riêng biệt.

Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?”. [Nguyên Hồng]

4. Thành phần phụ chú

  • Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
  • Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

  “Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về”. [Nguyên Hồng]

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho học sinh hết lớp 9. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 9 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 9 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 6 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 9, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề